Sau khi người đàn ông này qua đời, dân chúng vô cùng khổ sở. Không có một người nào gần như thánh thiện hoặc chăm chỉ cầu nguyện. Không có ai đạo đức trong làng. Cho nên họ rất đau khổ, không còn biết cách nào để liên lạc với Thượng Ðế. Phiền não càng ngày càng nhiều, không gì giúp được. Cho nên họ suy nghĩ thật nhiều, tụ họp lại với nhau, rồi quyết định chọn đại một người. Vô tình họ chọn một thương gia.

Ông này rất giàu có, không phải làm việc cực nhọc nên có thời giờ cầu nguyện cho dân. Ðó là họ nghĩ như vậy. Thế cũng được. Có tiền còn hơn là không có gì cả. Nếu không có đạo đức thì có tiền bạc, như vậy cũng không đến nỗi nào. Thế là người này trở thành cha đạo bất đắc dĩ; vậy thôi.

Bây giờ, mọi người giao cho ông ta công việc liên lạc Thượng Ðế và cầu nguyện giùm họ. Nhưng ông thương gia này biết gì về cầu nguyện? Ông chỉ biết ngân hàng, tiền, thuế má, sổ sách nầy nọ. Nhưng mọi người năn nỉ và cuối cùng ông bằng lòng. Vì lúc nào ông cũng thích tiền hơn là Thượng Ðế nên ông không có chuyện vớ vẩn. Ông nói thẳng. Ông ngồi ngay trong nhà, trước máy tính của ông, nhìn lên Thiên Ðàng hay có lẽ nhìn vào máy điện toán, nói rằng: "Ông là Thượng Ðế thứ gì mà biết giải tất cả mọi vấn đề trong thế giới do chính ông đã gây ra? Ông có khả năng giải quyết, nhưng không chịu làm gì cả. Ông là Thượng Ðế sao từ chối thi hành bổn phận của ông. Ông đợi gì nữa chứ? Ông muốn đợi chúng tôi quỳ xuống năn nỉ ông hay sao? Thượng Ðế gì kỳ vậy? Làm việc của ông đi chứ?!" Thượng Ðế cảm thấy xấu hổ, nhưng dù sao Ngài cũng nghe lời và giúp đỡ người dân. Thành thử có nhiều cách cầu nguyện cho những người khác nhau.

Bây giờ quý vị chọn lối cầu nguyện nào để áp dụng cho mình. Ðối với tôi, không cần biết. Tôi không nghĩ rằng chúng ta cần phải bảo Thượng Ðế làm gì, nhưng đôi khi Ngài thích như vậy. Có lẽ vì Ngài làm những cái chúng ta muốn Ngài làm. Ðối với người thánh thiện kia, ông ta kỳ vọng Thượng Ðế khó khăn như vậy và Ngài là một chúng sinh rất thánh thiện và trong sạch. Nên chúng ta phải rất trong sạch và thánh thiện, đi tới một nơi riêng biệt, rất đặc biệt để mà cầu Thượng Ðế. Lúc bấy giờ, có lẽ Thượng Ðế sẽ cảm động bởi sự thánh thiện, sự trong sạch của chúng ta, thời giờ, sức lực và lòng kính trọng của chúng ta đối với Ngài. Và do đó Thượng Ðế sẽ đáp lời cầu nguyện.

Nhưng người thứ hai kỳ vọng khác. Ông ta không thánh thiện, thành ra ông kỳ vọng Thượng Ðế đừng để ý ông có thánh thiện hay không, nhưng vẫn giúp dân, và chuyện đó không liên quan gì tới sự thánh thiện của ông. Thành thử Thượng Ðế cũng thỏa mãn lòng mơ ước của ông bởi vì ông kỳ vọng Ngài sẽ như vậy. Cho nên Ngài đã đợi cho người này đến địa điểm đặc biệt kia. Nhưng ít nhất người đàn ông này, dù không thánh thiện, có biết về người thánh thiện kia, và biết rằng người thánh thiện đó luôn luôn đi tới một nơi rất đặc biệt và nói một lời cầu xin đặc biệt. Thành thử người này nghĩ rằng sự trả lời của Thượng Ðế có liên quan tới chỗ linh thiêng ấy sao đó, tới chỗ đặc biệt đó trong khu rừng xa cách đó. Cho nên ông bám vào ý niệm đó và tin. Bởi vậy nếu ông cầu nguyện ở nhà, chắc là không công hiệu. Vì trong đầu ông kỳ vọng như vậy, dù không phải là người thánh thiện, nhưng ít ra ông cũng có liên quan tới người thánh thiện kia qua nơi chốn đặc biệt đó. Cho nên, Thượng Ðế đợi ông thỏa mãn tất cả những thứ này rồi mới ban phước báu.

Rồi tới người thứ ba không biết gì về những điều này, thành thử ông không thể đòi hỏi chính mình đi tới chỗ đặc biệt ấy trong một khu rừng đặc biệt, hoặc nói lời cầu nguyện đặc biệt. Bởi vì trong ông không có tư tưởng đó, nên ông chỉ làm những gì ông nghĩ. Ông cầu Thượng Ðế: "Xin hãy giúp người dân." Và bởi vì ông cầu thẳng, từ tấm lòng thành tâm, nên Thượng Ðế cũng ban cho lời ước. Sao lại không? Thượng Ðế không có gì khác để làm. Phải vậy không? Nếu một việc nhỏ như thế mà không giúp thì đó là Thượng Ðế gì?

Sau ba người này, rất thành tâm và khiêm tốn, dân làng không còn ai thánh thiện, khiêm tốn nữa. Nên họ phải chọn bất kỳ ai mà họ nghĩ rằng có thời giờ cầu nguyện cho họ, và lần này họ chọn người thương gia. Thương gia không có vớ vẩn lộn xộn; họ để ý tới tiền bạc và công việc làm ăn của họ. Nên nếu phải làm một việc gì, họ làm như trong thương mại. Nếu biết làm việc gì là cứ làm việc đó thôi. Sao phải đợi người ta năn nỉ?

Tôi cũng sẽ nói như vậy. Ðôi khi tôi nói: "Làm ơn làm việc đó. Nhưng nếu quý vị không làm cũng không sao." Vì quý vị biết làm gì mà, đâu cần sự cầu nguyện của tôi. Quý vị phải làm những gì trong trái tim của quý vị. Chúng ta không thể bắt chước một, hai, hay ba lời cầu nguyện này và nói rằng: "Sư Phụ Thanh Hải đọc câu truyện này cho mình nghe và Sư Phụ nói ‘làm vậy được’." Bởi vì dù tôi bảo quý vị cầu giống vậy đi nữa, quý vị cũng không cầu được. Quý vị không thể cầu cách tôi cầu, bởi vì quý vị không nghĩ như tôi nghĩ. Và khi cầu, thái độ của quý vị không như thái độ của tôi. Tôi như thế đó, nên mới cầu như thế đó. Nhưng nếu quý vị như vầy thì quý vị cầu như vầy. Thành ra, mọi lời cầu nguyện đều được cả; không sao hết. Theo ý tôi thì lực lượng Thượng Ðế hay Minh Sư sẽ làm việc ngay cả trước khi chúng ta cầu nguyện -- nhất là trong trường hợp khẩn cấp. Chúng ta chỉ cần cố hết sức mình mỗi khi nào làm được trong mọi hoàn cảnh. Lúc đó lực lượng Thượng Ðế hay Minh Sư sẽ giúp tùy theo. Nhưng làm hết sức mình là điều phải có.

Tại sao dân làng không tự cầu cho họ, dù họ không tệ hại hơn người thương gia kia, tại sao họ phải lệ thuộc vào một trung gian như vậy? Bởi vì sự chấp nhặt, thói quen, thành kiến. Bởi vậy cho nên nhiều người mỗi lần bị vấn đề khó khăn, họ đi gặp linh mục hay thầy chùa. Tôi không biết giữa linh mục, thầy tu, hay bất kỳ ai khác nhau ở điểm nào.

Thí dụ, trong truyền thống Phật giáo, các thầy tu Mahayana tối thiểu ăn chay và không lấy vợ. Rồi đầu óc người thường có lẽ nghĩ rằng: "ồ, người đó thánh thiện. Ông ta ăn chay, không lấy vợ. Ông ta rất thanh bạch." Như vậy có lẽ có lý do. Nên mỗi lần gặp vấn đề gì họ nghĩ rằng bởi vì người kia thanh bạch nên có thể tới nhờ người đó liên lạc với Thượng Ðế, như một cái cầu tốt. Ðiều đó có thể tha thứ được, nhưng trong một số tôn giáo khác, linh mục hay tu sĩ cũng lấy vợ. Họ ăn thịt, uống rượu, rất là tự do phóng khoáng. Họ làm những việc mà quý vị làm ở nhà. Họ ăn những thứ quý vị ăn hằng ngày. Và họ cầu nguyện qua sách vở mà chính quý vị cũng cầu và đọc. Cho nên, khác nhau chỗ nào giữa quý vị và ông linh mục đó mà quý vị phải đến với họ? Hoặc ông thầy chùa kia, mà quý vị phải tới nhờ họ cầu nguyện cho quý vị? Thử nghĩ coi. Quý vị thấy đó: không có gì khác nhau, hay không khác là bao, ngoại trừ người đó sống trong một ngôi chùa rất đẹp, trong khi quý vị sống trong một căn nhà xập xệ hay sao đó. Có lẽ ngôi chùa, nơi họ sống có khác, nhưng tôi không biết người có khác hay không. Thành thử quý vị thấy đó, đời sống một số chúng ta thật là nực cười!

Thật là thói quen vô nghĩa lý mà nhiều người trên hành tinh chúng ta giữ và vẫn còn tin tưởng, kiếp này qua kiếp kia, đời này truyền sang đời khác. Con người không bao giờ dừng lại để nghĩ coi nó vô lý như thế nào. Bởi vậy tôi dạy quý vị con đường trực tiếp -- tự mình cầu nguyện. Nếu tôi có phương pháp nào thì tôi cho quý vị biết, và quý vị sẽ làm lấy một mình. Tại sao tôi phải giữ mọi thứ đặc biệt cho riêng mình? Như vậy quý vị nghĩ rằng tôi là một người đặc biệt. Không có ai đặc biệt cả. Quý vị phải tin tưởng chính mình và làm mọi việc theo tiêu chuẩn, đức tin, và ý kiến của bản thân về Thượng Ðế nên như thế nào, Thượng Ðế nên đáp lại quý vị ra sao, hoặc Thượng Ðế nên làm việc của Ngài như thế nào. Tôi nghĩ như vậy là tốt nhất.

Trang trước Mục Lục