Sư Phụ Khai Thị


Tuy nhiên, chúng ta cũng không nên lo lắng chuyện này -- dù người đó thế nào -- tốt hay xấu, có ngã hay vô ngã, tất cả đều sẽ được giải thoát sau khi tu pháp Quán Âm. Ðó là tin vui nhất. Trong kinh điển có nói rằng hạt giống trí huệ bên trong được gieo lần đầu tiên khi quý vị được đánh thức bởi dòng Âm Lưu bên trong. Nhưng đa số mọi người không biết Âm Thanh đó là gì, hoặc "thiền quán tự tánh" nghĩa là như thế nào. Quý vị sẽ hiểu điều này càng ngày càng nhiều sau khi tin tưởng và tu pháp môn này. Gánh nặng trên vai sẽ nhẹ hơn, và quý vị sẽ cảm thấy ngày càng thanh thản. Như vậy có nghĩa là hạt giống trí huệ của quý vị đang dần dần lớn dậy, rồi một ngày nào đó quý vị sẽ trở thành một Thánh Nhân Bồ Tát.

Pháp Môn Quán Âm quá đơn sơ giản dị để được coi là một pháp môn tối hậu đạt được khai ngộ. Con người sẽ quý chuộng Pháp Môn này nếu nó phức tạp hơn. Thành ra, mặc dầu tụng kinh Phật, đi hành hương mất rất nhiều công lao, sức lực (một số các nghi lễ bên Tây Tạng cần phải có 1008 dụng cụ để làm lễ cúng vị Thần của họ, rất là nhiều nhu cầu đòi hỏi), vậy mà nhiều người vẫn thích, vẫn ngoan đạo thờ tượng gỗ.

Quý vị tuyên bố tôi là Phật sống, nhưng tôi không tin chuyện đó! Thật ra quý vị không biết tôi là ai. Bởi vì nếu biết, quý vị đã không lêu lỏng khi tới đây. Quý vị sẽ khác. Nhưng vì chấn động của tôi không mạnh lắm, nên quý vị không cảm thấy một vị Phật sống đang ở nơi này. Cho nên mới có bà tới đây xắn quần lên cao, rồi ngồi nghỉ một cách vô lịch sự. Trong một ngôi chùa trang nghiêm, quý vị có làm vậy không? (Khán giả: Không.) Vừa trông thấy tượng Phật là họ liền niệm: "A Di Ðà Phật, A Di Ðà Phật, A Di Ðà Phật..." rồi lạy suốt từ bên ngoài vào tới trong chùa.

Ở những quốc gia như Thái Lan, Burma, Âu Lạc, Tích Lan, cổng vào ở cách xa thiền tự. Người ta phải cởi giày ra trước khi vào rồi chân không bước vô trong; nhiều khi còn phải lạy tuốt từ cổng lạy vào. Lạy Phật gỗ thôi mà đã như vậy rồi. Một số người hành động một cách thô bỉ vì muốn "ngon", ngay cả trước mặt tôi. Tôi đề nghị quý vị mặc quần dài để coi trang trọng hơn một chút. Nếu quý vị mặc quần dài, lại xắn lên nữa thì nghĩa lý gì đâu? Vậy mặc để làm gì?


Cho nên, chúng sanh thật là vô minh. Họ kính trọng không đúng nơi, đúng cách; thờ phụng những cái không đáng được thờ phụng thay vì những cái đáng được thờ phụng. Thử dùng trí huệ của quý vị nghĩ xem. Những gì tôi nói có đúng không? Thế giới này cái gì cũng ngược ngạo. Bởi vậy cho nên Phật Thích Ca Mâu Ni bị hại, bị tấn công, bị vu oan; Chúa Giê Su bị đóng đinh; Khổng Tử bị phỉ báng, đuổi ra khỏi tới sáu quốc gia.

Tuy vậy, trong mỗi ngôi chùa, họ đều cúng dường hương, hoa, rau quả không ngừng, thời đại nào cũng vậy. Có chùa chỉ có một bức tượng họ vẫn làm lễ nghi long trọng. Thậm chí tượng thần thổ địa cũng được vinh dự đặc biệt, ngày nào cũng thấy người người tới mang bông hoa, nước sạch, nhang đèn thơm tho. Họ tình nguyện lau chùi; nhiều khi còn tắm cho bức tượng, tắm rất kỹ. Nhiều chùa thờ thổ địa rất lớn, không ai than phí của gì cả, nhưng chuyện đó lại xảy đến cho tôi, mà tôi chỉ ở có một căn phòng.

Thần thổ địa không bao giờ sống trong chòi giống như tôi. Nó phải được đặt ở một chỗ rất cứng, tô điểm với nhiều màu sắc, được dọn dẹp cẩn thận, có bông hoa tươi này nọ. Còn phòng của tôi, nhiều khi thị giả hồi đó lau dọn rồi để nước lau ở đó ba ngày. Lúc bấy giờ không có đèn điện, tôi dùng nước đó súc miệng buổi tối bởi tôi tưởng đó là nước sạch! Chuyện này có thật, là kinh nghiệm của tôi. Nhưng quý vị thấy trong mỗi ngôi chùa, lúc nào trước tượng Phật cũng có nước sạch, tội "Ông" không cần đến nó. Quý vị không thấy thế giới này đảo lộn hay sao?