Bài Phỏng Vấn Họa Sĩ Kiêm Thi Sĩ Tài Danh --
Anne Despretz

(Nguyên văn tiếng Pháp)

Lời Mở Ðầu:
Nói đến nghệ thuật, người ta thường nghĩ tới nước Pháp -- một xứ sở đẹp đẽ đã từng đào tạo vô số các nhân tài nghệ thuật. Trong tiến trình huấn nghệ tại học đường hay hơn cả là trong những năm tháng hành nghề, nhiều nghệ sĩ cũng đã ít nhiều đi vào con đường triết học, tâm lý học và ngay cả tâm linh, nhằm mục đích tìm hiểu Bản Lai của chính họ, và vượt ra khỏi khả năng giới hạn sẵn có hầu thực hiện được những tác phẩm tuyệt vời hơn, đầy xúc cảm hơn.

Sư tỷ đồng tu, Anne Despretz cũng là một trong những nghệ sĩ với bản tính đặc thù đó. Sau khi tốt nghiệp trường đại học quốc gia nổi danh về nghệ thuật, Arts Bessieres, tại Ba Lê, cô hành nghề giáo sư. Sau đó, vì nhận thấy tầm quan trọng trong việc họa tranh cho người, cô đổi sang nghề hội họa. Cô thường tự triển lãm tranh hoặc làm chung với những nhóm khác. Với thành quả đáng kể về phương diện nghệ thuật, cô nhận được nhiều giải thưởng và trở nên có tên tuổi trong làng nghệ thuật Pháp quốc. Trong bài phỏng vấn dưới đây, Anne cho chúng ta thấy một phần nào thế giới sáng tác của cô, công cuộc tìm kiếm Chân Lý, và đời sống gia đình từ khi cô bắt đầu theo Pháp Quán Âm.

V: Cô Anne, xin cho biết nguyên nhân nào cô theo nghề hội họa?

Ð: Tôi vẫn thích vẽ từ hồi còn nhỏ xíu, và tôi cũng thích đọc đủ mọi loại sách. Tới khi lớn lên, tôi dần dần nhận thấy rằng qua việc sáng tác, chúng ta có thể truyền giao được rất nhiều thông điệp, giống như mình đi ngõ tắt, không qua trí óc nữa mà đi thẳng vào hạ ý thức, thẳng vào trái tim của con người. Do đó hội họa càng trở nên quan trọng trong cuộc đời tôi.

Tranh 1
Tranh 2

V: Tranh của cô gồm có hai loại, những bức phác họa trắng đen và những bức màu nước trìu tượng, thật là rực rỡ. Xin cô nói về khía cạnh này được không? (Tranh 1)

Ð: Tôi dùng trắng đen tương phản để nhấn mạnh tới ánh sáng phát ra từ bên trong của mỗi người. Giống như viết mực đen trên giấy trắng, rất rõ ràng, giản dị, và như vậy là đủ. Lấy ví dụ, bà cụ này trong bức khắc bằng đồng tên là "...Cười Trong Nắng...". Chúng ta có thể thấy bà rất vui trong lòng, tới nỗi như đang say đắm trong ánh nắng mặt trời. Tôi nhận thấy rằng người nào nhìn vào bức họa này cũng có thể cảm thấy được ánh sáng và niềm vui phát ra từ đó. (Tranh 1)

Mặt khác, tôi cũng dùng những bức tranh màu nước sáng và có tính cách trìu tượng để diễn tả năng lực, từ trường chung quanh chúng ta mà không chắc gì nhiều người cảm thấy. Tại sao tôi đi vào hai kiểu hội họa hoàn toàn khác hẳn này? Tại vì não bộ bên trái của con người chuyên về khái niệm và sự suy nghĩ có tính cách hợp lý, thuộc về phạm vi lý trí, tương ứng với những bức họa trắng đen. Tuy nhiên, não bộ bên phải của con người chỉ huy phần trực giác, bày tỏ những tình cảm tự nhiên không gò bó, và do đó tương ứng với các bức hình màu sắc. Cân bằng cả hai bên não bộ thì tốt hơn. Mặc dầu hai kiểu vẽ này hoàn toàn tương phản, nhưng cả hai đều có liên quan tới ánh sáng. Tôi hy vọng bằng cách này con người sẽ cảm thấy và hiểu được sự thúc đẩy của Chân Ngã và của Thiên Nhiên.

Lấy ví dụ bức tranh trìu tượng này. (Tranh 2) Những đường kẻ trong bức tranh này thấy giống như là chúng đang nhảy múa. Luồng ánh sáng này tượng trưng cho năng lực, tiêu biểu cho sự sống trong thiên nhiên không bao giờ ngừng nghỉ. Dưới bức tranh là bài thơ tôi viết, nói lên vạn vật đều được nuôi dưỡng, ấp ủ trong ánh quang, tiếng nhạc. Thêm vào đó, tôi thường phổ nhạc cho những bài thơ. Âm nhạc rất quan trọng trong bộ môn hội họa của tôi, nhất là những bài ca.

Bài thơ mang tựa đề "Miền Xanh Tươi Rực Rỡ"như sau:

Miền xanh tươi rực rỡ,
Ngàn tia sáng long lanh,
Nhạc vàng vang thánh thót,
Gió thì thầm nhẹ ru,
 

Miền xanh tươi rực rỡ,
Ngàn tia sáng long lanh,
Nhạc vàng vang thánh thót,
Gió thì thầm nhẹ ru,
Dòng âm thanh êm dịu,
Luân chuyển cõi vô bờ,
Du hành qua Quả Ðất,
Sống trong lòng trẻ thơ.
Từng cung điệu nhịp nhàng,
Tươi mát và vĩnh hằng,
Vượt bến bờ thời gian.

... Trang Kế