Thanh Hải Vô Thượng Sư khai thị
tại Trung Tâm Florida, Hoa Kỳ, ngày 9 tháng 6 năm 2001
(Nguyên văn tiếng Anh) - Băng thâu hình số 719

V: Một trong những bài thuyết giảng Sư Phụ có đề cập tới bài thơ "Biển Tình Thương" của Kabir, có đúng không?/p>

SP: Ðúng, tôi đã nhiều lần nói đến thơ của Kabir, nhưng bài Biển Tình Thương thì sao, có chuyện gì?

V: Bài đó nói về Thượng Ðế tối cao mà họ gọi là Sat Purush; Ngài xuống trần đầu thai làm những nhân vật khác nhau trong mỗi một thời đại (Yuga). Và trong thời Kali Yuga (mạt pháp), Sat Purush giao ước với Kal (Giáo Chủ của Tam Giới hay Ma Vương) để đem rất nhiều linh hồn trở về Nhà.

SP: Phải, đây là thời Kali Yuga, thời mạt pháp. Cần một người mạnh xuống đây để mang mọi người lên! Xe to! Mạnh! (Sư Phụ cười)

V: Có phải vì vậy mà nhiều linh hồn được giải thoát dễ dàng không?

SP: Phải, đúng vậy; quý vị biết rồi. Ðương nhiên nó là như vậy, là thời đại cuối của chu kỳ này. Cho nên những người còn lại hãy mau mau! Ngài sẽ mang mọi người lên; bởi vậy mà rất là đại lượng. Nhưng cũng cần phải có rất nhiều quyền năng, tựa như một trận bão lớn mang đến vô số nước. Cuồng phong bão tố lớn mới có thể đem được nhiều nước vào đất liền; một cơn mưa bình thường đâu làm nổi.

Thành thử, thời bây giờ cũng giống như "bán sỉ", vì chúng ta có rất nhiều chỗ, nhiều ân điển để bao được tất cả mọi người. Không thành vấn đề. Quý vị may lắm! (Khán giả cười) Thượng Ðế rất đại lượng, nhưng chưa bao giờ đại lượng tới cỡ này. Hồi xưa, có giỏi lắm cũng chỉ được một ít người, có thể một ngàn người. Không thể nào nhiều như vầy, không thể nào được tụ họp công khai như vầy dù thế nào đi nữa. Quý vị thật là may mắn.

Hồi xưa, nếu muốn cộng tu người nào cũng phải trốn, chạy khắp mọi nơi, dùng mật hiệu, bắt tay lén, đưa tay ra làm dấu, hoặc cách chào của quý vị, ngay cả cách này -- (Sư Phụ làm dấu) -- nhớ mắt trí huệ, niệm Phật danh, làm Quán Âm, là đúng chúng ta cùng nhóm với nhau. Ðó là dấu hiệu bí mật mà người Thiên Chúa Giáo thường làm để nhận ra họ là anh em đồng tu với nhau. Tại vì thời bấy giờ Chúa Giê Su phải trốn, tất cả đệ tử cũng phải trốn. Thậm chí họ cũng không dám ra mặt nhận Thầy nơi công cộng, mà nói: "Tôi không biết người đó." Ngay cả đệ tử giỏi nhất là Peter cũng từ chối Ngài ba lần.

Ðó là do lực âm quá ngột ngạt nặng nề tới nỗi một người vĩ đại như Chúa và một đệ tử hết lòng, tận tình như Peter cũng không sao mở miệng nổi. Hồi đó bị đàn áp dữ dội. Nhưng thời nay chúng ta may mắn lắm.

V: Con xin hỏi Sư Phụ trong kiếp này ta phải tu cao tới mức nào để không phải trở lại đây sau khi chết.

SP: Càng cao càng tốt. Nếu không thì Minh Sư sẽ đẩy lên; Minh Sư sẽ ở đó đưa quý vị lên bất cứ cảnh giới nào, rồi tiếp tục hướng dẫn quý vị lên. Bằng không, quý vị phải vượt qua tam giới. Với những minh sư khác, quý vị phải vượt qua khỏi đẳng cấp thứ ba mới không phải trở lại. Nhưng đối với Pháp Môn Tối Thượng này thì không sao, quý vị không phải trở lại. Bởi vì nhiều khi không lên được đẳng cấp cao đâu phải là lỗi của quý vị.

Thí dụ như, giả sử quý vị thọ Tâm Ấn ngày hôm nay, rồi ngày mai chết. Minh Sư có trách nhiệm mang quý vị lên từ chỗ mà quý vị đang ở bất kỳ đẳng cấp nào trước khi lìa khỏi thân thể, hoặc trước khi Minh Sư lìa khỏi thân thể. Chúng ta không sao cả. Kỳ này, chúng ta mở toang cửa giúp tất cả mọi người. Người nào thành tâm thì lực lượng Minh Sư lần này sẽ giúp, rất là đại lượng. Thế kỷ này, rộng lượng vô cùng.

V: Tại sao thế kỷ này lại đặc biệt mà không phải là một ngàn năm trước?

SP: Bởi vì lâu lâu một lần, Thiên Ðàng lại mở cửa hàng "bán đại hạ giá". (Sư Phụ và mọi người cười) Giống như bán trong nhà để xe: mỗi thứ một đồng. Còn tùy Minh Sư nào xuống. Quý vị biết đó, chúng ta ai cũng là Minh Sư. Nhưng có Minh Sư vừa mới nhớ lại, vừa mới khai ngộ lại trong kiếp này. Có Minh Sư luôn luôn khai ngộ. Có Minh Sư không bao giờ rời Thiên Ðàng, và lần này mới xuống. Có Minh Sư tới rồi đi, tới đi hoài hoài và có tiền duyên với rất nhiều chúng sinh trên tinh cầu này. Khi vị đó trở lại nữa thì chỉ trở lại với những người bạn cũ: "Các bạn muốn gì cũng được, không sao hết. Mình quen nhau mà." (Vỗ tay) Có lẽ chúng ta là bạn cũ nên mới như vầy.

Nếu là Minh Sư mới xuống thì vị đó không có nhiều tiền duyên với nhiều chúng sanh, cho nên chỉ bắt đầu nhận vài đệ tử, rồi kỳ sau tiếp tục nữa, tiếp tục nữa. Nếu Minh Sư vừa mới nhớ lại lần này mình là Phật thì đương nhiên vị đó cũng phải phát triển thêm kinh nghiệm. Không phải vì Minh Sư ấy không biết, nhưng cũng giống như tất cả những chuyện khác, quý vị phải tập. Tập đối phó với đầu óc con người, đối phó với bộ máy hành chánh của thế gian, làm thế nào để bảo vệ mình khỏi những phiền nhiễu trên tinh cầu này và làm sao giữ mình nguyên vẹn để âm thầm giúp đỡ kẻ khác mà không mang phiền phức đến cho mình.

Nhưng Minh Sư mới không biết chuyện này. Minh Sư mới đi ra ngoài với đầy màu sắc, trống kèn đủ thứ. Rồi có thể sau ba năm rưỡi là đi, hay hai năm rưỡi hay ba tháng rưỡi. Lực lượng tâm linh thì giống nhau, cùng đến từ vũ trụ. Nhưng cách đối với đệ tử, cách đương đầu với chính quyền trong thế giới này, họ phải học, tại vì những cái này thuộc về đầu óc, những cái này là tài năng khéo léo, đâu ăn nhằm gì tới khai ngộ và linh hồn. Dĩ nhiên cũng có ăn nhằm, vì càng khai ngộ bao nhiêu thì quý vị càng học lẹ bấy nhiêu. Nhưng nếu vị đó đã có kinh nghiệm rồi, từ kiếp này sang kiếp khác thì không cần phải học nhiều.

Tại vì làm sao mà một người trong một kiếp có thể học được nhiều như vậy? Dù khai ngộ nhưng quý vị cũng không thể học sửa xe, lái máy bay, lái tàu, kế toán, nhu liệu điện tử, máy móc điện tử, và đủ mọi thứ khác nữa. Học cũng được, nhưng cuộc đời quá ngắn. Mấy cái này đâu có thuộc về tâm linh. Nó là những khả năng cần phải dùng đầu óc, trí não, tay chân và thân thể phàm phu để hiểu và thành thạo. Cho nên, nếu vị Minh Sư đó đã học tất cả những chuyện này rồi, cách làm Minh Sư như thế nào -- không phải là "cách", nhưng ý nói rằng nếu là Minh Sư, vị đó phải đối diện, phải có khả năng làm nhiều chuyện khác nhau.

Thành thử là Minh Sư loại này dễ hơn, lẹ hơn, giản dị hơn, chỉ biết cách thức của trần gian. Pháp môn giống nhau, giáo lý giống nhau, lực lượng cùng một thứ, Chân Lý cùng một thứ, nhưng Minh Sư có khả năng hay không có khả năng là đối với quần chúng, đối với việc dạy dỗ đệ tử cách tốt nhất, nhanh nhất để cho họ tiến bộ. Minh Sư có thể dạy cùng pháp môn cho cùng một người. Nhưng hai Minh Sư khác nhau có thể dạy cùng pháp môn cho hai đệ tử khác nhau. Nhưng đệ tử của Minh Sư này sẽ tiến bộ khác hay tiến bộ lẹ hơn đệ tử của Minh Sư kia. Nó là như vậy. Cũng còn tùy vào cách truyền đạt giáo lý vào đầu óc của đệ tử nữa. Bởi vì nếu đầu óc không hiểu, nó sẽ không chấp nhận, quý vị không thể tiến bộ mau, không cảm thấy dễ chịu lắm, không cảm thấy được thuyết phục, hay không cảm thấy tự tin chắc chắn. (Vỗ tay)    ... Trang Kế