Trong cơ thể những kẻ lạc quan hay hướng về tư tưởng khẳng định, những giây thần kinh thường tiết ra một hóa chất giữ cho những tế bào trong thân thể được khỏe mạnh và khiến họ ít nhiễm bệnh. Ngược lại, trong thân thể những người bi quan hay chất chứa sự oán hận và tức giận, đầu óc hay thiên về những tư tưởng phủ định, vì vậy càng gia tăng thêm sự bi quan của họ. Hằng ngày cho vào sự tức giận và ác cảm sẽ làm tiết ra một thứ hóa chất trong thần kinh giết hại những tế bào cơ thể. Vì vậy, những người hay bi quan và giận dữ thì cũng giống như là đang dần dần tự sát mà không biết.

Khi còn nhỏ, cha mẹ thường nhắc nhở chúng ta: "Trong bất cứ việc gì, hãy giữ tâm hướng thiện và nhân ái, vì những lòng nhân từ sẽ đem đến những kết quả tốt và sự ác sẽ đem đến quả báo xấu." Chỉ khi vào cao học tôi mới biết rằng sự nhắc nhở này có một căn bản khoa học. Tuy nhiên may mắn thay, "giữ tâm nhân ái" luôn luôn là nguyên tắc tối thượng trong tư tưởng và đời sống tôi.


Tư Tưởng và Phản Ứng Hóa Học của Hệ Thần Kinh

Trong chương trình cao học, tôi đã lấy một khóa về phản ứng hóa học của hệ thần kinh. Ðiều tạo ấn tượng mãnh liệt nhất là sự khám phá khoa học rằng cả hai loại tư tưởng khẳng định và phủ định đều tận dụng những bộ phận đàn áp lẫn nhau của hệ thống thần kinh. Có nghĩa là, khi tư tưởng của một người có sự lạc quan, dịu dàng, biết ơn, và hạnh phúc, phần "tư tưởng khẳng định" của hệ thống thần kinh sẽ làm việc, trong khi phần "tư tưởng phủ định" sẽ bị đàn áp. Ngược lại, khi trong tâm một người chan chứa hận thù, buồn bã, thất vọng và khiếp sợ, thì phần phủ định của hệ thống thần kinh sẽ được kích thích làm việc, trong khi phần khẳng định hoàn toàn bị khống chế.

Từ lâu, những nhà nghiên cứu khoa học cũng khám phá một đặc điểm của thần kinh hệ, đó là những tế bào thần kinh làm việc qua sự truyền dẫn điện lực và hay thích tìm những con đường tắt. Do đó, những tế bào thần kinh thường xuyên làm việc sẽ dễ được kích động hơn là những tế bào ít được dùng đến. Ðiều này là trường hợp "sự xử dụng thường xuyên dẫn đến sự phát triển, và sự xử dụng không thường xuyên dẫn đến sự thoái hóa."
Một người lạc quan luôn luôn nhìn sự vật chung quanh với một thái độ khẳng định, trong tâm họ luôn luôn biết ơn, không dễ bị tổn thương do sự đả kích cá nhân, và tin tưởng vào sự giúp đỡ đến từ Thượng Ðế. Phần tư tưởng khẳng định của hệ thống thần kinh họ vì vậy có nhiều cơ hội được kích thích làm việc, trong khi phần tư tưởng phủ định có khuynh hướng thoái hóa vì không được xử dụng. Trái lại, nếu một người chỉ nhìn vào khía cạnh đen tối của sự việc, và đối diện mọi chuyện với một thái độ đòi hỏi và phán xét, đa nghi hoặc lo sợ về môi trường chung quanh, thì phần tư tưởng phủ định trong hệ thống thần kinh của họ sẽ trở nên phát triển cao độ. Và với thời gian, sẽ khó mà kích động được phần tư tưởng khẳng định.

Chất Dẫn Thần Kinh và Sức Khỏe

Thêm vào đó, những khoa học gia đã tìm thấy rằng tin tức được dẫn truyền giữa những tế bào riêng trong hệ thống thần kinh bằng những hóa chất gọi là Neurotransmitter (chất dẫn thần kinh). Ðiều đáng chú ý là những thí nghiệm dã cho thấy những chất dẫn thần kinh tiết ra từ bộ phận tư tưởng khẳng định của hệ thần kinh sẽ kích thích các tế bào sinh trưởng và phát triển. Vì vậy, một người lạc quan hay xử dụng phần tư tưởng khẳng định của hệ thần kinh sẽ thường tiết ra những hóa chất thần kinh có lợi cho sức khỏe. Chẳng trách gì các nhà nghiên cứu kết luận rằng những người lạc quan ít bị nhiễm bệnh!

Những khảo cứu khoa học gần đây cũng tìm thấy rằng hệ thần kinh và hệ miễn nhiễm của cơ thể có sự tương quan với nhau. Khi phần tư tưởng khẳng định của hệ thần kinh tiết ra những hóa chất giúp cho những tế bào cơ thể phát triển tốt đẹp, hệ miễn nhiễm sẽ trở nên năng động hơn và sinh ra nhiều tế bào khỏe mạnh có tính đề kháng mạnh. Tự nhiên cơ thể sẽ có tính đề kháng mạnh hơn để chống lại những vi trùng và siêu vi khuẩn bên ngoài, và người ta sẽ không dễ dàng nhiễm bệnh. Chúng ta từng nghe rằng, khi một bệnh nhân ung thư có thái độ lạc quan, tình trạng của họ thường tiến triển tốt đẹp hơn bình thường. Trái lại, một bệnh nhân bi quan sẽ mất đi sự lợi ích này bởi vì hệ thống miễn nhiễm của họ đã hoàn toàn bị đàn áp bởi phần tư tưởng phủ định của hệ thần kinh. Do đó nhiều tế bào miễn nhiễm của họ đã chết, không còn công năng bảo vệ cơ thể được nữa.


Kích Thích Phần Tư Tưởng Khẳng Ðịnh của Hệ Thần Kinh

Dĩ nhiên là những người bình thường không thể luôn luôn hoàn toàn lạc quan hoặc bi quan một trăm phần trăm. Tuy nhiên, nếu chúng ta có thể thường xuyên giữ một tâm trạng sung sướng, bình an, hạnh phúc và vui vẻ, tránh những cảm giác hận thù, bất mãn, ganh ghét, khó chịu và nghi ngờ, phần tư tưởng khẳng định của hệ thần kinh chúng ta sẽ luôn luôn được kích động làm việc. Và với thời gian, hệ thống miễn nhiễm của chúng ta do đó sẽ trở nên mạnh hơn và chúng ta sẽ ít nhiễm bệnh hơn. Thêm vào đó, phần tư tưởng khẳng định của hệ thần kinh chúng ta sẽ phát triển hơn, và tâm tánh chúng ta ngày càng trở nên lạc quan hơn, tạo thành những chu kỳ tốt đẹp cho sự phát triển.

Trong những năm gần đây, nhiều chứng bệnh bất thường đã xảy ra trên khắp thế giới; và nhiều chứng bệnh truyền nhiễm được dập tắt từ lâu đã bộc phát trở lại. Ðiều này có thể là vì con người ngày nay không còn giữ tâm thật thà và nhân ái như thời xưa; nhiều chứng bệnh đã trở nên khó trị bởi vì tế bào cơ thể của nhiều người không còn được khỏe mạnh.

Phụ lục của Ban Biên Tập:

Cách hay nhất để trung hòa khuynh hướng dễ nhiễm bệnh là giữ một thái độ khẳng định và để cho cơ thể làm tròn nhiệm vụ của nó như là một bộ phận kháng bệnh tự nhiên. Như Thanh Hải Vô Thượng Sư đã dạy chúng ta: "Nhất thiết vi tâm tạo. Tâm của mình, mình phải tạo, phải nói những điều tốt, nghĩ những điều tốt, thì mình sẽ biến những sự phủ định thành khẳng định, mình dạy dỗ cho chính những tế bào trong thân thể của mình, cho nó nghĩ tốt. Cái gì mình nghĩ tốt, mình nói tốt, là đầu óc mình, thân thể mình, tất cả hàng triệu, hàng tỷ tế bào trong thân thể mình đều nghe lời mình răm rắp hết. Cho nên mới nói làm thầy chính mình là vậy đó. "
(Nguyên văn tiếng Âu Lạc trong Kỳ Thiền Ngũ Giáng Sinh, Florida, USA, ngày 25 tháng 12, 2002).