Thanh Hải Vô Thượng Sư khai thị, Colorado, USA, ngày 10 tháng 4, 1993
(Nguyên văn tiếng Anh) Băng thâu hình số 350

V: Có phải sự đau khổ và bệnh hoạn luôn luôn là hậu quả của nghiệp chướng hiện kiếp? Nếu vậy làm sao chúng ta rửa sạch chúng?

SP: Chúng ta có thể rửa sạch chúng bằng cách chịu đựng, vì đã quá trễ để đảo ngược bánh xe nghiệp chướng. Nhưng chúng ta có thể biến nghiệp chướng thành nhỏ hơn, êm ái hơn bằng sự khai ngộ, bằng cách thiền định trầm tưởng về sự Toàn Mỹ của Ðức Cha mỗi ngày qua sự hướng dẫn của một vị thầy, qua Tâm Ấn. Rồi chúng ta có thể giảm thiểu được rất nhiều điều.

Thanh Hải Vô Thượng Sư khai thị tại Viện Ðại học Georgetown, Washington D.C., U.S.A., ngày 14 tháng 4, 1993
(Nguyên văn tiếng Anh) Băng thâu hình số 352

V: Mục đích của những bệnh dịch như là sốt rét, AIDS, v.v... là gì? Có phải là con người đang xen vào tiến trình của thiên nhiên qua việc tìm cách chữa trị những bệnh này?

SP:: Cho dù quý vị tìm được cách chữa trị, những chứng bệnh khác sẽ tự phát sinh. Chỉ khi nào con người nhận ra rằng họ cần phải đầu hàng Thượng Ðế, giao phó mình cho lực lượng Toàn Năng bên trong chúng ta, chỉ khi nào con người nhận ra rằng bên trong họ có một lực lượng vĩ đại để chữa trị tất cả các chứng bệnh và họ chỉ nên nương tựa vào lực lượng này, thì tất cả mọi chứng bệnh mới chấm dứt. Tất cả những điều này là sự cảnh cáo cho biết chúng ta nên trở về với Thượng Ðế.

Thanh Hải Vô Thượng Sư khai thị, Edinburgh, Tô Cách Lan, ngày 5 tháng 6, 1999
(Nguyên văn tiếng Anh) Băng thâu hình số 648

V: Ngài có nghĩ rằng sẽ có biến đổi xảy ra trong thời chúng ta, đặc biệt là từ năm 1985 cho đến năm 2010, sẽ mở đầu cho một biến đổi lớn hơn trên khắp vũ trụ?

SP: Phải! Ðây là một sự nâng cao tâm thức. Bởi vì khi một lượng năng lực tâm linh lớn tích tụ hay cô đọng lại vào một thời điểm, sự thôi thúc sẽ mạnh hơn lúc bình thường. Ðặc biệt là lúc tinh cầu bị rối loạn hơn, bất an hơn, náo động hơn, nhiều chiến tranh và thiên tai hơn, thì ân sủng của Thượng Ðế sẽ cấp bách hơn. Bởi vì sẽ có nhiều người cầu xin ân sủng Thượng Ðế gia hộ trong những lúc cần thiết này. Người ta càng thành tâm cầu nguyện bao nhiêu, ân sủng của Thượng Ðế sẽ truyền xuống nhiều bấy nhiêu trên hành tinh này.

Thanh Hải Vô Thượng Sư khai thị tại viện Ðại Học Columbia,
New York, U.S.A., ngày 4 tháng 11, 1989 (Nguyên văn tiếng Anh) Băng thâu hình số 102b

V: Xin giải thích thêm về sự đau khổ của số đông. Có phải là người ta có tội từ trước và đó là tại sao họ phải chịu khổ?

SP:Không ai là vô tội. Tôi không kết tội bất cứ ai cả. Tất cả đều là một tiến trình học hỏi. Sự học hỏi phải trải qua nhiều đau đớn. Tuy nhiên, một khi quý vị đã thức dậy, quý vị sẽ nhìn thấy sự việc từ một ánh sáng khác, và quý vị biết rằng tất cả đều là bài học.

Hãy xem những sự giết chóc tập thể mà chúng ta làm mỗi ngày để giữ thân thể này được một trăm năm. Bao nhiêu mạng sống phải bị hy sinh Ố tất cả những con cá, tất cả những con tôm, tất cả những con gà, heo và trâu bò? Quý vị nghĩ rằng tất cả những năng lực này sẽ tự tan biến đi mà không có chiến tranh, không có đau khổ, không có bệnh tật thể xác sao? Tất cả những việc chúng ta làm đều được ghi chép lại trong không gian. Không điều gì mất đi; nó chỉ bị pha loãng đi với một năng lực khác. Nó chỉ được quân bình bằng những hành động khác, nó không mất đi. Thí dụ, nếu không khí đã trở thành nước đá sau khi trở thành nước, và nếu quý vị muốn nó tan biến đi, quý vị phải đặt tia nắng mặt trời, ngọn đèn, ánh sáng hay sức nóng lên trên, để có thể đưa nó trở về dạng không khí trở lại. Cho nên nếu chúng ta đã từng sát sinh, luôn luôn tàn sát hàng loạt, tất cả những thú vật này chịu đau khổ, và chúng cũng có ý thức, tư tưởng và năng lực thù hận. Tất cả những sự oán hận và sợ hãi tự cô đọng lại thành một nguồn năng lực mạnh mẽ lưu lại trong không khí. Khi có quá nhiều từ trường này sẽ đưa đến hậu quả thành sự đau khổ của số đông.

Chúng ta phải trả giá cho tất cả những thứ chúng ta dùng trong vũ trụ vật chất này. Do đó, tất cả những vị Minh sư đều nhấn mạnh đến việc ăn chay, là cái giá ít nhất trong những dạng sinh vật khác nhau. Thú vật có sự sống, thực vật cũng có sự sống nhưng cái giá phải trả là ít nhất. Giống như là quý vị chỉ làm có một trăm Mỹ kim và muốn xài hai trăm, dĩ nhiên quí vị sẽ mang nợ và sẽ có vấn đề. Nếu quý vị cố gắng mua những món rẻ và tự mãn nguyện với cái giá tối thiểu để sinh tồn, thì sẽ không lo gì về nợ nần. Ðó là tại sao chúng ta chọn phép ăn chay -- trái cây, đậu, sữa hay là phô mai. Tất cả những thứ này ít tội lỗi hơn, có ý thức ít hơn bên trong chúng. Bây giờ nếu quý vị lấy sữa của con bò, nó có chết không? Nếu quý vị hái một ít đậu từ cây, những cây này vẫn còn nhiều đậu để mọc lên hàng ngàn cây đậu khác. Chúng không mất đi. Nếu quý vị cắt một bông hoa hay một ngọn rau, nó sẽ mọc thêm nhiều hơn từ nhánh bị cắt đó, thậm chí nhiều rau hơn sẽ sinh ra từ đó. Vì vậy theo cách này, chúng ta biết rằng phép ăn chay ít có hại hơn và trả giá ít hơn.



Lời Pháp Cam Lồ Giáo Lý Chọn Lọc Sư Phụ Khai Thị
Vấn Ðáp Chọn Lọc Thời Ðại Ăn Chay