"Dân tộc miền núi -- Con Dân Thượng Ðế" là biệt hiệu thương mến của Thanh Hải Vô Thượng Sư tặng cho những nhóm dân tộc thiểu số bản xứ của Formosa. Ðể trả lời câu hỏi của một phụ nữ Zulu trong chuyến hành trình hoằng pháp năm 1999 tại Nam Phi Châu về những sắc tộc khác nhau trên thế giới, Sư Phụ đã nói: "Vì Thượng Ðế mang nhiều sắc thái và tài năng khác nhau, giống như là Ngài đã tạo ra nhiều loại hoa để cho chúng ta vui, Ngài cũng tạo nên nhiều sắc dân với nhiều màu da khác nhau, và chúng ta nên cảm thấy vui về điều này".

Từ ngày 3 đến ngày 28 tháng 5, 2003, cuộc triển lãm đầu tiên về Lễ Cưới Dân tộc Bản xứ Formosa đã được tổ chức tại Phòng Triển lãm Tưởng Giới Thạch, tọa lạc trong Hội trường Kỷ niệm Quốc gia Tưởng Giới Thạch thuộc thành phố Ðài Bắc. Trung tâm Ðài Bắc của Hội Quốc Tế Thanh Hải Vô Thượng Sư đã tham dự cuộc triển lãm. Tại đây những sáng tác nghệ thuật của Sư Phụ và hơn 60 họa phẩm tinh khiết nhiều màu sắc của những trẻ em thuộc nhiều sắc tộc và văn hóa bản xứ đã được trưng bày.

Vào ngày 2 tháng 5, trong buổi họp báo trước giờ khai mạc cuộc Triển lãm, một quan khách cho biết bà nghe được tiếng hát nhẹ nhàng êm dịu trổi lên tại hiện trường. Khi được biết vào lúc đó không có mở nhạc, bà cảm nhận rằng đã được nghe tiếng hát của Thanh Hải Vô Thượng Sư, vì bà đã từng nghe qua giọng của Sư Phụ vào những dịp trước kia. Các đồng tu tin rằng hóa thân Sư Phụ từ bi của chúng ta đã đến để gia trì cho tất cả mọi người tại hiện trường.

Trong cuộc Triển lãm, một giáo sư nghệ thuật đã cho biết sau khi xem những họa phẩm của Sư Phụ, ông nhận thấy rằng những sáng tác này rất tự nhiên, không có những kiểu cách hào nhoáng bên ngoài; thể điệu và ý nghĩa của các họa phẩm được trình bày một cách đơn giản và thuần khiết. Ông cho biết vì trước đây ông chỉ biết Sư Phụ qua báo chí và vì vậy đã có những tin tức thiếu sót về Ngài, nên đây quả là điều vinh hạnh để ông có thể biết đến Ngài rõ hơn qua việc thưởng thức trực tiếp những sáng tác của Ngài. Một quan khách khác, cô Tan, một Hoa kiều, đã đặc biệt đến để học hỏi về giáo lý của Sư Phụ, vì cô rất ngưỡng mộ tình thương không phân biệt chủng tộc, màu da hoặc tôn giáo của Ngài. Sau khi bàn luận sâu xa với một sư tỷ làm việc tiếp tân, cô rất đồng ý với giáo lý Sư Phụ, và đã xin nhiều sách biếu cũng như những tờ quảng cáo trước khi ra về.

Năm nay, ngày 25 tháng 4 rơi vào dịp cuối tuần, và cũng trong ngày này, một buổi Lễ phát thưởng và Trình diễn y phục dân tộc bản xứ đã được tổ chức tại Hội trường. Buổi trình diễn rất tươi mát với những người mẫu trình bày những kiểu y phục đặc sắc với những đường may khéo léo, cùng với giọng hát du dương của ba nghệ sĩ dân tộc. Thêm vào đó, các học sinh sắc tộc thiểu số đã được tặng học bổng, và những người làm việc lâu năm trong những hoạt động văn hóa và nghệ thuật dân tộc đã được trao giải thưởng.

Hội Quốc Tế Thanh Hải Vô Thượng Sư không những đã tham dự cuộc Triển lãm mà còn cung cấp nhiều phục vụ khác như trang trí hội trường, đỡ đầu những khảo cứu về nghệ thuật dân tộc, đóng góp quỹ học bổng cho các trẻ em sắc tộc, cung cấp dụng cụ và phương tiện âm thanh cũng như là thức ăn chay thơm ngon. Những nỗ lực này nhận được sự tán thưởng của các quan khách tại Phòng Triển lãm Tưởng Giới Thạch, nơi tỏa rạng ánh sáng yêu thương vì hoạt động đã biểu lộ mối quan tâm về phương diện xã hội cũng như là sự ủng hộ đối với những sắc tộc bản xứ, đã làm tan biến bầu không khí nặng nề của bệnh dịch SARS tại Ðài Bắc.

 

Bình Cam Lồ

 

Bà Wang Guangyu, tổng giám đốc của một trường đại học cộng đồng địa phương, không cầm được nước mắt khi chiêm ngưỡng đèn Vạn Thọ của Sư Phụ mang tên "Quạt Chữa Lửa". Khi bước về phía chiếc đèn "Lực Bảo Hộ", nước mắt bà càng tuôn trào. Bà Wang xuất thân từ một gia đình nổi tiếng ở Formosa, có một sự nghiệp vừa ý và một gia đình hạnh phúc, nhưng chưa bao giờ bà có một cảm giác rung động tâm hồn nhiều như lúc xem triển lãm này. Sau khi nghe một đồng tu ở đây giải thích thì bà liễu ngộ rằng thể nghiệm đó chính là kết quả của lực gia trì tối cao phát ra từ tác phẩm Sư Phụ.

Trong khi chiêm ngưỡng từng sáng tác của Sư Phụ, Bà Wang cho biết nhiều cảm tưởng. Ví dụ, bà nói rằng những vật trong bức họa "Hoa Thiên Ðàng" là những thực vật có thật, rất cao quý và rất đẹp, biểu lộ cho bà thấy khía cạnh đẹp đẽ nhất của cuộc đời, và lực lượng phát ra từ bức họa thật không thể nào hiểu thấu. Ngoài ra, bức họa "Hoa Tâm Không Tàn" diễn tả một trạng thái mê say cùng cực. Cũng giống vậy, bức họa "Khát Khao" gây trong lòng bà một cảm giác nâng cao tâm hồn như thể Sư Phụ đang đưa bà lên cảnh giới cao nhất của cuộc đời, cùng với một thể nghiệm sâu kín bên trong vượt ngoài vòng ngôn ngữ. Bức họa "Sơn Ðộng" cho Bà Wang thấy cửa sổ linh hồn làm tan đi tất cả những mù quáng, hoang mang của con người. Thêm vào đó, đèn trúc của Sư Phụ mang tên "Bình Cam Lồ" là một tuyệt tác vô cùng nguyên thủy, muốn nói lên Ðất Mẹ sinh ra muôn loài, cho bà cảm giác được một vẻ đẹp tâm linh, một sự hợp nhất của vạn vật.

Sơn Ðộng

Bà Wang tỏ lòng biết ơn đối với Sư Phụ đã thương yêu, giúp cho bà khai ngộ và nâng cao linh hồn bà trong giây phút ngắn ngủi nhận thức được ý nghĩa của những tác phẩm nghệ thuật của Ngài. Người bạn đi theo bà cho biết, là một linh hồn không để cho trần gian tiêm nhiễm, Bà Wang từ trước đến nay luôn luôn là một người rất thành tâm và nhiệt tình, cho nên rất dễ cho bà hòa với Sư Phụ và cảm nhận được tình thương cũng như từ trường mạnh mẽ của Ngài.