Ð ối với những người tu pháp Quán Âm thì thiền là một chuyện rất tự nhiên giống như ngủ nghê, ăn uống, và đối với dân á Ðông và nhiều giống dân khác ngoại trừ Tây phương thì thiền còn là một truyền thống liên quan tới sự cống hiến và nâng cao về tâm thức và cũng được coi trọng từ cổ chí kim. Tuy nhiên, tại các quốc gia Tây phương, thiền định đã từ lâu được coi như là việc "ngoại lai", thậm chí là một sinh hoạt nhất thời chỉ dành cho những người theo các tôn giáo Ðông phương hay những trường phái theo triết lý Thời đại Mới.

Nhưng theo bài tường trình đăng trên tạp chí Time, phát hành ngày 4 tháng 8, 2003, mang tựa đề "Khoa học Thiền định", thì "mười triệu người Mỹ trưởng thành cho biết giờ đây họ thường xuyên tập một hình thức thiền định nào đó. Con số này đã tăng lên gấp đôi so với mười năm về trước." Mục tường trình này bao gồm các bài ngắn, trung điểm nói về những khía cạnh khác nhau của việc hành thiền. Một bài ghi lại lịch sử thiền định trong văn hóa Tây phương, được gọi là một sự luyện tập về chú tâm đã biến mất qua bao nhiêu thế kỷ, nhưng mới sống lại trong thời gian gần đây. Một bài khác được viết bởi một ký giả, tả lại việc ông thử tập thiền, đại biểu lời nói của những người còn nghi ngờ nhưng cũng không phủ nhận giá trị rõ rệt của việc ngồi thiền. Còn một bài khác thì tường thuật kết quả những cuộc nghiên cứu xác minh lợi điểm của việc ngồi thiền về phương diện thể xác và tình cảm.

Mặc dầu mục tường trình này không cho thấy sự quan hệ mật thiết giữa thiền và Thượng Ðế, nhưng những khía cạnh tâm linh trong sự thiền định đã được nêu lên rất thường xuyên. Thí dụ như, trong khi bàn về lịch sử của việc thiền trong văn hóa Tây phương, một bài cho biết "những kỷ luật (thiền) rất tương tự và đã trở thành một phần trong văn hóa Tây phương qua nhiều thế kỷ". Thêm vào đó, hầu như tất cả các cuộc khảo cứu cho bản tường trình này đã được thực hiện qua những người tu tập thiền định theo một truyền thống tâm linh nhất định, như những vị đạo sĩ ở Ấn Ðộ, những nhà thiền tông Nhật Bản, và những thiền giả theo đạo Phật và đạo Sikh.

Qua sức chú ý và tập trung trí óc vào bên trong là yếu tố mà bài báo cho là bí quyết để thành công trong thiền định. Thậm chí một bài còn ghi xuống bước căn bản cho những người tự học thiền, bao gồm: tìm một chỗ yên tĩnh để không bị phân tâm như vậy sẽ tập trung dễ dàng hơn, nhắm mắt lại cho trí óc đừng ghi nhận những tin tức bên ngoài qua giác quan, và lập đi lập lại "tiếng" êm ái, dễ chịu, trong trường hợp này là một chữ hay một câu nào đó có ý nghĩa để giúp người thiền tập trung được dễ dàng.

Nói chung, bài tường trình này thấy việc ngồi thiền mang lại ảnh hưởng rất tốt cho sức khỏe, hạnh phúc và thoải mái trong lòng người. Như nữ tài tử Hollywood, cô Heather Graham, phát biểu: "Bỏ nhiều thời giờ ở đó nghĩ ngợi, lo âu thì rất dễ, nhưng thiền đưa tôi vào một nơi chốn vô cùng sung sướng." Bài tường trình "Khoa học Thiền định" cũng cho chúng ta thấy một hình ảnh đầy phấn khởi và khuyến khích với chiều hướng tâm linh thời nay tại Hoa kỳ khi đưa ra những lợi ích của việc ngồi thiền đối với cơ thể, tinh thần và linh hồn.

Muốn đọc thêm chi tiết, xin viếng:

http://www.time.com/time/covers/1101030804/