Bài viết của một vị thường trú tại Tây Hồ, Formosa

B ài khai thị của Sư Phụ: "Cho vui hơn là nhận", phát hành trong Bản tin số 142 đã đưa tôi trở lại với mùa thu năm 1989, khi Sư Phụ đến Trung Quốc lần thứ nhất. Với sự tháp tùng của các đệ tử thường trú và đệ tử tại gia, Ngài đã làm quen và gieo duyên với nhiều người cũng như viếng thăm những nhà tu hành. Mục đích chính của Sư Phụ trong lúc đó là để gia trì cho cả nước và khuyến khích sự liễu ngộ tâm linh trong đại chúng.

Tại Tây Môn, sau khi chúng tôi đã thăm một số chùa chiền và đang trên đường trở về khách sạn, xe của Sư Phụ đột nhiên dừng lại. Chúng tôi không biết chuyện gì xảy ra thì người thị giả đi đến hỏi: "Có ai muốn đóng góp một cái quần nam không?" Lúc đó không một ai có quần dự phòng để cho. Rồi không một chút lưỡng lự, Trần sư huynh cởi ngay cái quần anh đang mặc và đưa cho người thị giả. Thì ra Sư Phụ đã phát hiện một người ăn mày rách rưới đang ngồi bên lề đường, và muốn cho ông một ít thức ăn và một cái quần.

Thấy cảnh này, tim tôi tràn ngập lòng thương, nghĩ bụng: "Tại sao chúng tôi không thấy?" Thật tình mà nói thì dù có thấy đi nữa chắc chúng tôi cũng không để ý, nhưng Sư Phụ biết có một đứa con của Thượng Ðế đang cần tình thương và sự quan tâm của mọi người. Ngày hôm sau trong lúc đón xe buýt đi làm việc vặt, tôi nhớ lại những gì đã xảy ra ngày hôm trước, rồi tự hỏi lòng: "Liệu có cơ hội cho mình gặp lại người đàn ông đó hay không?" Xe buýt sau đó rẽ hướng và tôi chợt trông thấy người đàn ông đang mặc một chiếc quần quen thuộc. Ông ta đang đong đưa thân hình bước đi trong hân hoan, phấn khởi. Tất cả chúng tôi cười, và tôi nghĩ: "Lại thêm một tác phẩm tình thương, mỹ diệu mà Sư Phụ đã tạo nên!"

Sau đó, ở Quảng Châu, chúng tôi vừa dùng xong điểm tâm thì thị giả của Sư Phụ nói: "Hãy mang tất cả thức ăn hiện có cho người ăn xin bên kia đường!" Tôi nhìn ra cửa sổ thì thấy ngoài kia một người đàn ông hình như đang đói. Lúc đưa thức ăn cho ông, tôi cảm thấy vui sướng giống như ai đó đã mang thức ăn cho tôi lúc tôi bị đói, tôi tự nghĩ: "Sao định mệnh con người lại khác nhau quá vậy?"

Qua hai kinh nghiệm sống thực này, tôi khám phá ra rằng tình thương của tôi vẫn chưa đủ lớn. Tôi thường phớt lờ những nhu cầu của người khác trong lúc phục vụ chính mình. Sau đó tôi bắt đầu để ý tới nhu cầu của người khác nhiều hơn. Một lần, trong lúc làm Sứ giả Quán Âm tại Trung Quốc, tôi đang tìm đường đi. Lúc lái xe qua một chiếc cầu nhỏ ở ngoại ô tỉnh Hồ Bắc, tôi trông thấy một người đàn ông ở gần cầu, hai bàn tay tàn phế, trước ngực đeo một tấm bảng nội dung là xin giúp đỡ. Ðã học được gương sáng từ bản thân Sư Phụ nhiều lần trong quá khứ, đương nhiên tôi tới giúp ông. Chẳng bao lâu sau, tôi tìm được đường đi, niềm vui ngập lòng, thật không thể nào tả xiết!

Trong bài báo đề cập ở trên "Cho vui hơn là nhận", Sư Phụ nói: "Khi tôi giúp người cũng giống như tôi trở thành người đó. Cho nên tôi thấy rất là sung sướng. Tôi cho người nào thì người đó giống như trở thành tôi, vì vậy mà tôi và người đó, cả hai đều sung sướng. Tuy nhiên, tôi vui hơn họ bởi vì không những tôi cảm nhận được niềm vui trong lòng họ, mà còn biết rằng mình đã mang lại cho người đó niềm vui. Hai cái cộng lại làm cho tôi vui hơn người kia. Thành thử chúng ta mới nói: Người cho vui hơn là người nhận. Tôi vô cùng biết ơn vì những phẩm tính hoàn mỹ do Sư Phụ chỉ dạy qua tấm gương sống của Ngài đã khắc ghi trong trái tim tôi. Chỉ có tuân theo sự dẫn dắt của Sư Phụ chúng ta mới có thể nhận thức được rằng chúng ta tạo hạnh phúc cho chính mình. Trước ân điển ấy, chúng ta chỉ có thể cảm ơn và cảm ơn mãi mãi tình thương yêu của Thượng Ðế và của một vị Minh Sư khai ngộ.