Tiểu bang Michigan nằm về phía Trung Bắc Hoa Kỳ, vào những tháng mùa đông, nhiệt độ vô cùng lạnh ảnh hưởng tới cả người lẫn vật. Vì vậy, theo gương một người bạn đồng nghiệp ăn chay có lòng quan tâm đến nhu cầu của loài vật trong mùa đông, gần đây tôi đã bắt đầu rải hạt thức ăn trong sân trước nơi chung cư tôi ở cho những thú hoang. Không bao lâu sau, những bạn mới như vịt, sóc, se sẻ, hồng oanh và một cặp chim xanh đã bắt đầu tụ tập.

Căn nhà trong chung cư của tôi được dùng làm Trung tâm Michigan. Sau mỗi lần cộng tu, tôi kéo rèm cửa sổ để đồng tu có thể chiêm ngưỡng những cô cậu thú vật láng giềng ngộ nghĩnh đang ăn. Sự hiện diện của chúng đã làm thăng hoa bầu không khí tâm linh tại đây trong lúc thiền và sau khi thiền. Hiện tượng này có thể là do thiên tính hồn nhiên của các bạn thú, có thể là do tình thương mà chúng tôi cảm nhận được trong lúc cung cấp thức ăn chúng đang cần, mà cũng có thể do cả hai. Dù sao đi nữa, hình ảnh thú vật ăn có tính chất của Thánh kinh, nhắc tôi nhớ tới tình thương và sự chăm sóc đặc biệt của Sư Phụ đối với súc vật của Ngài trong lúc tôi bế quan tại Florida. Ðiều này cũng làm tôi nhớ đến Thánh Phan-xi-cô (Francis) của Assisi Ồ một vị thánh hay bảo hộ loài vật, thuộc Công giáo La Mã - và sự thân thiết đặc biệt giữa ông và loài vật của Thượng Ðế. Vì vậy, mới đây tôi có cảm hứng tìm kiếm tài liệu về Thánh Phan-xi-cô trên mạng (http://www.americancatholic.org/) và đã khám phá ra câu chuyện cảm động như sau. (http://www.americancatholic.org/).

Vào một ngày đẹp trời, trong lúc Thánh Phan-xi-cô cùng với những người bạn đồng hành đi ngang qua thung lũng Spoleto ở ý, bỗng vị này phát hiện một bầy chim gồm có bồ câu, quạ và các loài chim khác. Xúc động trước cảnh tượng ấy, Thánh Phan-xi-cô bỏ những người bạn đồng hành lại bên đường, chạy đến với những con vật đang kiên nhẫn đợi ông. Ông chào chúng như thường lệ, tưởng là chúng sẽ bay đi khi nghe ông lên tiếng, nhưng đàn chim vẫn đứng yên.

Ngạc nhiên, ông bèn hỏi những chú chim có muốn ở lại nghe Thánh từ hay không. Rồi ông nói: "Hỡi anh chị em chim của ta ơi, hãy ngợi ca Tạo Hóa đã sinh ra các bạn, luôn luôn thương yêu Ngài vì Ngài đã ban cho các bạn lông để che thân, đôi cánh để bay và tất cả những thứ bạn cần. Các bạn được Thượng Ðế sinh ra là loài cao quý nhất trong tất cả mọi loài, cho các bạn mái gia đình trên bầu trời thanh cao. Không cần gieo hay gặt, các bạn cũng được Thượng Ðế dẫn dắt và bảo vệ".

Nghe tới đây những con chim mới bắt đầu dang cánh, vươn cổ nhìn Thánh Phan-xi-cô, mừng vui và ca ngợi Thượng Ðế một cách tuyệt vời theo cách tự nhiên của chúng. Rồi ông đi giữa bầy chim, áo choàng chạm vào đầu, vào thân chúng.

Sau đó, vị này làm dấu thánh giá lên mình các con chim, ban phước lành, rồi chúng mới bay đi. Thánh Phan-xi-cô vui mừng cảm tạ Thượng Ðế và tiếp tục cuộc hành trình; không bao lâu, sau khi tự hỏi chính mình, ông nói lớn với những người đồng hành là tại sao trước đây không bao giờ ông nghĩ đến việc nói chuyện với chim. Từ đó, Thánh Phan-xi-cô bắt đầu có thói quen khuyến khích tất cả những con chim, loài bò sát và những động vật khác hãy ca ngợi và yêu thương Ðấng sáng tạo ra mình. Ðã nhiều lần trong đời Thánh Phan-xi-cô, những kỳ tích nói chuyện với thú vật như vầy đã xảy ra. Thậm chí có lúc một thánh lễ đang được cử hành, Thánh Phan-xi-cô đã làm cho một đàn chim đang ồn ào, quấy rầy, trở nên im lặng. Ðàn chim giữ yên lặng cho đến khi xong lễ, trước sự ngạc nhiên của những người hiện diện.

Mặc dù tôi chưa dọn đến Michigan được bao lâu, nhưng một trong những điều đầu tiên mà tôi nhận thấy đó là việc câu cá và săn bắn, hai sinh hoạt rất phổ biến đối với người dân tại đây. Tôi nghe được từ những người thường khi rất là đàng hoàng, tốt bụng, nói chuyện về môn "thể thao" săn nai của họ, mà hoàn toàn không để ý gì tới sự đau đớn của những thú vật này. Có một thời gian, tôi thật sự không hiểu tại sao lại có người làm những chuyện dã man, vô nhân đạo đối với loài vật mà Thượng Ðế đã sinh ra như vậy. Mãi một thời gian sau tôi mới ngộ ra rằng những người này thật ra không "ác", mà họ chỉ vô minh - chưa ngộ ra được ý nghĩa của giới luật thứ nhất, đó là - không sát sinh hay không làm hại chúng sanh, và quên rằng loài vật cũng là anh em một nhà của chúng ta trên lãnh thổ của Thượng Ðế.

Sau đó tôi hiểu ra rằng, tiếp xúc với công chúng qua các buổi hội thảo bằng băng thâu hình và những công tác nâng cao ý thức khác là một điều cần thiết ngõ hầu mang giáo lý từ bi của Sư Phụ nhắc nhở đại chúng cho họ khai ngộ hơn và thôi bạo động. Ðây sẽ là quyết tâm của tôi cho năm mới!