Spirituality Shines through Adversity
Spirituality Shines through Adversity

Spirituality Shines through Adversity

 

Những tác phẩm linh cảm của Hans Christian Andersen

 

 

 

 

 

Bài của sư tỷ Swan, Anh quốc
(nguyên văn tiếng Anh)


Tựa

Những tác phẩm của nhà văn Ðan Mạch Hans Christian Andersen (1805-1875) bao gồm 175 truyện và cổ tích, 800 bài thơ, 6 cuốn tiểu thuyết, một vài quyển tiểu sử, vô số sách du lịch và nhiều soạn phẩm kịch nghệ. Andersen đặc biệt được biết đến qua những truyện giả tưởng và huyền thoại, được cả hai giới trẻ em và người lớn hâm mộ. Những truyện của ông đã được dịch sang 123 ngôn ngữ (để biết thêm chi tiết, xin viếng http://www.odmus.dk/andersen/eventyr/start.asp?sprog=engelsk). Ðây là một thành quả lớn lao, vì chưa có một tác phẩm nào ngoại trừ Thánh Kinh được dịch sang nhiều ngôn ngữ như vậy. Những sáng tác và truyện phim huyền thoại vẫn tiếp tục giữ Andersen trong tâm trí độc giả.


Cuộc đời

Andersen sinh ra tại Odense, Ðan Mạch, trong một gia đình nghèo. Cha ông làm nghề đóng giày nhưng tin rằng mình từng thuộc về một dòng dõi quí tộc, và rất hâm mộ văn chương. Mẹ ông làm nghề rửa chén, tuy ít học nhưng hay hướng con về thế giới của truyện cổ tích và huyền thoại. Thời thơ ấu, Andersen không được đi học nhiều và tính tình rất đa cảm, đau khổ vì sợ hãi và bị hạ nhục do chiều cao không bình thường và những sở thích "yếu mềm" của ông (thí dụ như ca hát và khiêu vũ). Ðược cha mẹ khuyến khích, ông sáng tác nhiều truyện cổ tích, và cùng với thân phụ tổ chức nhiều buổi trình diễn múa rối tại nhà kịch địa phương. Sau này khi rời quê nhà, Andersen đã qua được các kỳ thi và kết thúc chương trình học vấn của ông với bằng tốt nghiệp ở trường Ðại học Copenhagen.

Trước khi thành công trong nghề soạn kịch và viết văn, Andersen đã được huấn luyện trong ngành ca, vũ và kịch nghệ. Tuy nhiên, vì một người bạn cứ thường gọi ông là thi sĩ nên quan niệm của ông đã thay đổi từ đó. Ông nói: "Ðiều này thấm nhập vào thân tâm tôi, khiến cho tôi rơi lệ, và từ đó, tâm trí tôi thức tỉnh để đi vào thế giới của văn thơ".

Từ năm 1931, Andersen bắt đầu du lịch khắp Âu Châu, và sau đó vẫn tiếp tục đam mê du lịch suốt cuộc đời. Ông ghi nhận lại cảm tưởng của mình trong những chuyến phiêu lưu trên vùng Tiểu á và Phi châu trong nhiều quyển sách du lịch. Tuy nhiên, thế giới biết đến ông qua những truyện thần thoại và cổ tích, được sáng tác trong khoảng thời gian từ năm 1835 đến 1872, bao gồm "Nữ nhân ngư bé nhỏ" (The Little Mermaid) , "Y phục mới của quốc vương" (The EmperorỖs New Clothes) và "Vịt con xấu xí" (The Ugly Duckling), những tác phẩm đã lấy hứng cảm từ chính cuộc đời ông.


Nhận thức tâm linh


Trong một bài khai thị, Thanh Hải Vô Thượng Sư có giải thích truyện "Vịt con xấu xí", Ngài nói rằng bản chất nguyên thủy của vai chính trong truyện là thiên nga, một trong những sinh vật quí giá và xinh đẹp nhất trên thế giới, nhưng lại bị trộn lẫn trong đàn vịt, khiến nó trông thật quái lạ. Tương tự như vậy, chúng ta những kẻ tu hành đôi khi bị xã hội từ khước, bởi vì quan niệm của chúng ta khác với người trong thế giới phàm trần. Tuy nhiên, chúng ta không nên cảm thấy bị tổn thương do những hoàn cảnh này, có thể chúng ta là "thiên nga trong đàn vịt". Thêm vào đó, những sự chê bai này có thể giúp chúng ta trong việc tu dưỡng tâm linh. Bởi vì cũng giống như chú vịt con xấu xí bị đàn vịt từ bỏ, nó nhận ra rằng mình là thiên nga và trở về với bầy thiên nga của nó, qua sự từ khước của xã hội, chúng ta cũng có thể tìm được Ngôi Nhà chân thật của mình.

Ðộc giả cũng có thể tìm thấy những đề tài và hình ảnh tâm linh trong những tác phẩm khác của Anderson. Thí dụ như, đoạn sau đây từ câu chuyện "Cái Chuông" (The Bell, 1845) cho thấy tác giả đã thể nghiệm được một đẳng cấp khai ngộ nào đó: "Toàn thể thiên nhiên là một thánh điện to lớn, trong đó cây cối và mây giăng trên đầu tạo nên cột trụ, hoa cỏ dệt thành mảnh thảm nhung, và chính Thiên đường là một vòm tròn vĩ đại; trên đó ánh hồng biến dạng khi mặt trời vừa khuất bóng, nhưng rồi hàng triệu tinh tú bỗng rực sáng; đèn kim cương tỏa rạng, và bên trên chúng phát ra âm thanh của những chiếc chuông thiêng liêng vô hình, được bao quanh với những linh khí hạnh phúc, hoan hỷ ca hát ngợi khen Thượng Ðế".

Một dấu hiệu khác biểu lộ nhận thức tâm linh của Anderson có thể được tìm thấy trong truyện "Cây bút và nghiên mực" (The Pen and the Inkstand, 1860), trong đó ông vinh danh Thượng Ðế Toàn năng: "Thật là ngu xuẩn nếu cây đàn vĩ cầm và chiếc cung khoe khoang về diễn xuất của chúng, tuy nhiên con người chúng ta vẫn thường mắc phải sự điên rồ này. Người thi sĩ, nghệ sĩ, khoa học gia trong phòng thí nghiệm, viên tướng, tất cả chúng ta đều làm; tuy nhiên chúng ta chỉ là công cụ để cho Ðấng Toàn Năng sử dụng; vinh quang chỉ thuộc về Ngài. Bản thân chúng ta chẳng có gì để hãnh diện". Và để khẳng định lại lòng tin của mình, tác giả đã chấm dứt câu chuyện với giòng chữ: "Vinh quang thuộc về Ngài".

Phần Kết


Hans Christian Andersen, tác giả nổi tiếng về truyện thần thoại, qua đời ngày 4 tháng 8, 1875. Cuộc đời Anderson là một chuỗi dài những nghèo khó và cô đơn, nhưng như chúng ta đã biết, nắm lấy những nghịch cảnh này để thành công rực rỡ là điều có thể thực hiện được. Chúng ta có thể thực hiện công việc của mình tốt đẹp nhất bằng cách chấp nhận những khía cạnh phủ định của cuộc sống như những bài tập để chúng ta học hỏi và trưởng thành. Do đó, ánh sáng tâm linh của tác giả Hans Christian Andersen đã tỏa rạng xuyên qua cuộc sống khó khăn trong khi ông cố gắng sáng tác những tác phẩm văn chương tâm linh, mà hiện tại vẫn được hâm mộ bởi tất cả những tầng lớp già trẻ trên khắp thế giới, một di sản văn học bao gồm những truyện sâu sắc và cảm động để làm bài học cho tất cả mọi chúng ta.

 

Ðể đọc những câu truyện trên mạng, xin viếng:
http://hca.gilead.org.il/ (tiếng Anh)
http://www.sm21.net/jing/anderson (tiếng Trung Hoa)