Giáo sư Li Zhong-liang thuyết trình tại một phòng thí nghiệm ở Trung tâm Huấn Nghệ Ðài Sơn.

 

Cuộc phỏng vấn dành riêng cho sư huynh đồng tu Li Zhong-liang, một trong mười người nhận lãnh Giải thưởng quốc gia dành cho những Chuyên viên Gương mẫu


Do Ban Báo chí Ðài Bắc, Formosa
(nguyên văn tiếng Trung Hoa)

Trong nhiều năm qua, sư huynh đồng tu Li Zhong-liang, Khoa trưởng khoa Học vụ tại Trung tâm Huấn nghệ Ðài Sơn, đã bỏ thời giờ riêng trong công việc nghiên cứu và sáng kiến giáo dục và đã đạt được kết quả xuất sắc, trong cùng lúc anh vẫn thành công trong công việc làm. Ðặc biệt đáng kể là cuộc hành trình 6 năm của sư huynh Li qua Nam Phi, Malawi, và những quốc gia khác để giúp thành lập những trung tâm huấn nghệ địa phương. Tài năng chuyên nghiệp của sư huynh đã được tán thưởng và công nhận, và năm vừa qua sư huynh đã lãnh nhận Giải thưởng Quốc gia Formosa dành cho Chuyên viên Gương mẫu. Như Thanh Hải Vô Thượng Sư đã dạy: "Chúng ta làm việc để tự huấn luyện chính mình, đóng góp tình thương và trả nợ cho thế giới", và "Không có cách nào tốt hơn để tiếp xúc với mọi người là qua tình thương và lòng khiêm nhường". Trong những năm qua, sư huynh Li đã ghi khắc những lời này trong tâm khảm cũng như là đem ra thực hành trong đời sống hằng ngày và trong công việc làm. Trong cuộc phỏng vấn dưới đây, anh chia sẻ những kinh nghiệm và sự hiểu biết gặt hái được qua sự trau dồi tâm linh và trong công việc.

Sự gặp gỡ tình cờ trong sở làm dẫn đến Tâm Ấn

Trở về ký ức, sư huynh Li kể lại nguyên nhân đã đưa anh đến việc tu hành pháp môn Quán Âm trong năm 1990. Năm đó, Trung tâm huấn nghệ Ðài Sơn đã mướn một người khoa trưởng mới, ông Huang, là một người trẻ, tính tình háo thắng và kiêu căng, thường đưa đến việc cãi cọ với những nhân viên khác. Nhưng không ngờ chẳng bao lâu sau khi bắt đầu công việc, ông Huang đã hoàn toàn thay đổi, đã trở nên khiêm nhường, lễ độ, lịch sự và tế nhị. Thiết tha muốn biết điều gì đã xảy ra khiến ông Huang thay đổi tính tình bất ngờ như vậy, Sư huynh Li không thể nén được lòng hiếu kỳ, nên đã hỏi thăm ông. Người mới thọ Tâm ấn này cho biết pháp môn Quán Âm là động lực thúc đẩy khiến ông thay đổi tính tình. Qua cuộc đàm thoại, sư huynh Li được giới thiệu đến giáo lý của Sư Phụ và đạt được sự hiểu biết trong việc tu hành tâm linh.

Sau đó chẳng bao lâu, tin lành đã đến, cho biết Sư Phụ sẽ thuyết giảng tại Ðài Kỷ niệm Quốc gia Tôn Dật Tiên ở Ðài Bắc. Sư huynh Li xin nghỉ làm để đưa vợ đến dự buổi thuyết pháp. Khi Sư Phụ vừa bắt đầu thuyết giảng, những giọt lệ bắt đầu tuôn chảy trên gò má của sư huynh Li, phát sinh từ nỗi nhớ trong tâm hồn và niềm vui của anh, vì đã có được ân sủng gặp được Minh sư tại thế. Sau buổi thuyết pháp, sư huynh Li và phu nhân quyết định thọ Tâm ấn vào pháp môn Quán Âm. Khi đó, con trai trưởng của họ vừa lên 12 tuổi, ngoài ra còn hai đứa con nhỏ hơn, một gái và một trai. Nhưng họ vẫn hứa giữ trường chay, ngũ giới và tu hành theo Sư Phụ. Vì vậy, vào ngày 4 tháng 3, 1990, toàn thể gia đình đã thọ Tâm ấn vào pháp môn Quán Âm.

Sư huynh Li cho biết, sau khi thọ Tâm ấn, lòng anh cảm thấy thật thanh bình, toàn gia đình bắt đầu có được niềm vui và sự hòa thuận, trong khi cùng cộng tu và khuyến khích lẫn nhau trên đường tu hành. Các hoạt động hằng ngày cũng tiến triển khả quan, trong công việc và ngay cả trong những lúc cãi cọ với bạn đồng nghiệp, sư huynh có thể dễ dàng chấm dứt và quên đi sự tranh luận.


Giúp đỡ người bất hạnh qua ân điển Sư Phụ

Ông Hong Qing-lin (người thứ nhất bên phải), cựu chủ tịch Hội đồng Sự vụ Lao động, nghe bài giới thiệu của sư huynh Li Zhong-liang, khoa trưởng khoa Học vụ, trong cguyến giám sát Trung tâm Huấn nghệ Ðài Sơn.

Thêm vào đó, sau khi thọ Tâm ấn, sư huynh Li bắt đầu nhiệt tình tham gia vào việc cố vấn cho trẻ vị thành niên, thỉnh thoảng đi thăm viếng và khuyên nhủ những người trẻ trong trại cải huấn địa phương, ngoài ra sư huynh còn làm việc tại Trung tâm Huấn nghệ, cố vấn cho những học sinh với hạnh kiểm xấu. Qua nhiều năm, sư huynh cũng làm việc thiện nguyện tại các viện mồ côi và nhà dưỡng lão.

Trong địa vị Khoa trưởng khoa Học vụ tại Trung tâm Huấn nghệ, sư huynh Li cũng tham dự vào Chương trình Hợp tác Huấn nghệ Hải ngoại, do Văn phòng Tìm việc và Huấn nghệ Formosa tổ chức. Sư huynh làm việc trong tư cách một chuyên viên kỹ thuật ngành điện tử, được phái đi giúp đỡ quốc gia Nam Phi, Malawi và những quốc gia khác để tổ chức những chương trình huấn nghệ, thành lập trung tâm huấn nghệ, thiết kế hiện trường, chuẩn bị tài liệu giáo dục, mua và lắp đặt dụng cụ và huấn luyện cho thầy cô. Cùng lúc, sư huynh Li làm việc trong tinh thần cảm thông, làm tất cả những việc có thể làm được để giúp đỡ những kẻ bất hạnh phát triển sự tự tin, lòng tự trọng và tính tự lực.

Trong thời gian nêu trên, sư huynh Li đã thăm viếng trên 10 quốc gia trong vùng Trung và Nam Mỹ, Phi Châu và Âu Châu, thấy rất nhiều người nghèo khổ cần học một ngành nghề chuyên môn để kiếm sống và thoát khỏi sự thiếu thốn. Do tình thương bên trong thúc đẩy, sư huynh Li đã du hành từ nước này đến nước khác, với quyết tâm giúp đỡ những cư dân địa phương. Trong nhiệm vụ đầy thách thức này, vì thường phải thăm viếng những vùng hoang vu xa xăm, sư huynh hết sức cảm tạ ân điển của Sư Phụ, đã giúp anh vượt qua tất cả những trở ngại dọc đường để thành tựu những công việc khó khăn.


Phát triển trí huệ và khả năng
qua sự tu tập tâm linh

Qua hơn một thập niên, sư huynh Li cố gắng thực hành giáo lý Sư Phụ trong công việc, chia sẻ tình thương của Ngài và bày tỏ lòng quan tâm đến các bạn đồng nghiệp và các học sinh. Năm 1998, những nỗ lực của sư huynh đã giúp anh đoạt giải thưởng Chuyên viên Gương mẫu từ Hội Quốc tế của Nhân viên được Ðảm bảo Việc làm (The International Association of Personnel in Employment Security - IAPES), và vào ngày 12 tháng 12, 2002, sư huynh là một trong 10 người được lãnh Giải thưởng Chuyên viên Gương mẫu Quốc gia năm thứ tám, do Hội đồng Lao động Sự vụ Formosa phát thưởng.

Giải thưởng ban cho những cá nhân với sự đóng góp xuất sắc trong lãnh vực của chính mình này được dựa trên những tiêu chuẩn như sự dốc tâm trong công việc, tương hợp với đồng nghiệp, tích cực phục vụ, có sáng kiến trong việc phát triển sản phẩm kỹ thuật, liên tục nâng cao hiệu quả trong công việc, có khả năng chuyên môn xuất sắc và lòng tận tụy hướng dẫn và dạy dỗ những nhân viên mới. Ðược cấp trên giới thiệu, sư huynh Li đã được chọn để nhận lãnh giải thưởng quốc gia trong số hàng ngàn người được đề cử. Sự công nhận những nỗ lực và đóng góp của sư huynh Li cho xã hội đã chứng tỏ rằng, sự tu hành pháp môn Quán Âm có thể giúp chúng ta phát triển tình thương và khả năng tiềm ẩn để giúp đỡ toàn nhân loại.

Sư huynh Li cũng nhận 2 bằng sáng chế quốc gia cho những phát minh của anh, nhưng anh cho rằng tất cả những thành quả đạt được đều do pháp môn Quán Âm và ân sủng của Sư Phụ. Bất cứ khi nào gặp khó khăn trong công việc khảo cứu, sư huynh thiền để tịnh tâm và tìm nguồn sáng tạo. Thiền định đã giúp sư huynh nảy ra những sáng kiến và biến chúng thành thực, khiến cho việc phát minh nhiều dụng cụ kỹ nghệ giá trị được dễ dàng hơn. Những thành quả của sư huynh Li đã chứng minh cho lời của Sư Phụ: "Tốt nhất là chúng ta nên tận dụng trí huệ nguyên thủy của mình, rồi tất cả mọi thứ sẽ đến một cách tự nhiên. Những khả năng tiềm ẩn, tình thương và bản tính thuần khiết của chúng ta sẽ bỗng nhiên hiển lộ. Ðó là lý do vì sao trong Thánh Kinh có đề cập: Hãy tìm Thiên quốc của Thượng Ðế trước, rồi tất cả mọi thứ sẽ được cộng thêm vào".


Kết luận

Triết gia Mạnh Tử của Trung Hoa thời xưa có nói: "Vô minh, chúng ta chỉ có thể chăm sóc chính mình. Khai ngộ, chúng ta giúp ích được toàn thế giới". Ðược trưởng dưỡng bởi tình thương và giáo lý Sư Phụ, sư huynh Li tiếp tục ôm ấp và thực hành lý tưởng "lợi ích cho toàn thế giới". Ngoài việc phụng sự đại chúng trong lãnh vực vật chất, sư huynh còn quyết tâm chia sẻ tin lành về pháp môn Quán Âm, để những người hữu duyên có thể tham gia vào con đường tu hành tâm linh tối hậu. Sư huynh Li khiêm nhường nói rằng, anh chỉ theo gương Sư Phụ và làm những điều cần phải làm, hy vọng các đồng tu cũng tận tụy trong nghề nghiệp và gieo rắc lực lượng tâm linh của họ để cho thế giới được tươi đẹp hơn.