Một bài báo gần đây từ tờ nhật báo Anh quốc "The Guardian" đã bàn về những khảo cứu do nhà vật lý học tiến sĩ Stephen Unwin*, đề tài là câu hỏi về sự hiện hữu của Thượng Ðế qua lý thuyết về xác suất.

Do Ban Báo Chí Ohio (nguyên văn tiếng Anh)

Tiến sĩ Unwin bắt đầu cuộc nghiên cứu với một tiền đề tương tự như cách dùng để quyết định kết quả khi thẩy đồng tiền, cho rằng khả năng hiện hữu của Ðấng Toàn Năng là 50/50. Kế tiếp, ông dùng một công thức để xác định một kết quả có thể xảy ra, bằng cách cân nhắc những nguyên tố khẳng định và phủ định được xem như là "thuận" hay "chống" cho tiền đề của ông:

1. Sự nhận thức về Thiện.
2. Sự hiện hữu của sự xấu ác về mặt đạo đức.
3. Sự hiện hữu của sự xấu ác bẩm sinh.
4. Những phép lạ thuộc về "bên trong" thiên nhiên.
5. Những phép lạ thuộc "bên ngoài" thiên nhiên.
6. Những thể nghiệm tâm linh.

Mỗi nguyên tố được ấn định cho một giá trị bằng số và áp dụng vào xác suất 50 phần trăm lúc ban đầu. Tính toán những bằng chứng từ hai phía sẽ tạo thành xác suất về sự hiện hữu của Thượng Ðế.

Trong khi những bằng chứng này khiến cho chúng ta vững tin, vì chúng cung cấp cho đầu óc một cảm giác chắc chắn, tiến sĩ Unwin cũng muốn tính luôn về sự khả nghi. Kết quả của sự nghi ngờ trong đời sống càng trở nên lớn hơn khi chúng ta cảm thấy mình không thể tìm được đầy đủ bằng chứng, hay khi không thể tìm thấy ý nghĩa trong một hoàn cảnh chỉ bằng cách lý luận. Những lúc bối rối này là động cơ thúc đẩy chúng ta đi tìm một niềm tin khác. Do đó, tiến sĩ Unwin nói rằng sự bối rối có thể "mở ra một kẽ hở mà chúng ta gọi là niềm tin".

"Kẽ hở" thích hợp cho niềm tin này là một phần của một phương trình hoàn thiện hơn, để tính xác suất sự hiện hữu của Thượng Ðế:

Sự tin tưởng vào Thượng Ðế = Xác suất sự hiện hữu của Thượng Ðế + Niềm tin Thượng Ðế

Tuy nhiên, cuộc khảo cứu đề nghị rằng sự tin tưởng vào Thượng Ðế không phải chỉ là tổng số của lý luận cộng với niềm tin. Nếu điều này đúng, thì càng biết nhiều chúng ta càng ít niềm tin hơn. Ðiều này khiến cho sự lý luận phản lại niềm tin, và ngược lại. Công thức mà tiến sĩ Unwin dùng đi xa hơn sự tính toán đại số học khi nói rằng, sự tin tưởng Thượng Ðế là kết quả của lý luận và một hình thức tin tưởng trừu tượng hơn. Cho nên, dù chứng minh từ cuộc khảo cứu của ông cho thấy kết quả xác suất 67% là Thượng Ðế hiện hữu, nhà khảo cứu nói rằng lòng tin cá nhân của ông "gần như là 100%". Ông giải thích rằng sự khác biệt giữa các con số dựa trên niềm tin riêng của ông vào Thượng Ðế.

Cuộc khảo cứu này có nhiều khía cạnh khai ngộ. Thứ nhất, bằng cách dùng một công thức khoa học và đặt tiêu đề khảo cứu là "Thượng Ðế có hiện hữu hay không" thay vì "Thượng Ðế của ai" hiện hữu, một sự bàn luận về bản chất của Thượng Ðế có thể được xảy ra mà không cần phải quan tâm về những tín ngưỡng tôn giáo khác nhau. Cương vị rộng lớn này tương tự với một số lời giảng của Sư Phụ, rằng một người không cần phải bỏ tôn giáo của mình để thực hành pháp môn Quán Âm.

Một yếu tố hợp nhất khác trong sự nghiên cứu của tiến sĩ Unwin là cách sử dụng ngôn ngữ thế tục để bàn luận những đề tài tâm linh. Thật ra đây cũng là một mục tiêu của cuộc khảo cứu - để giúp nối nhịp cầu chia rẽ giữa khoa học và tôn giáo, được phản ảnh trong quan niệm "chia riêng tôn giáo và xã hội" mà không cho phép những hoạt động tâm linh như cầu nguyện đi song song với những sinh hoạt công cộng như ngành giáo dục. Khảo cứu tương tự như của tiến sĩ Unwin, bàn về Thượng Ðế trong ngôn ngữ "xã hội" thay vì trong ngôn ngữ "tôn giáo", có thể mở ra cánh cửa cho những cuộc thảo luận trong học đường, trong các tổ chức tôn giáo và trong đại chúng.

Ðiểm cuối cùng, và cũng có thể quan trọng nhất, là phẩm chất cởi mở của cuộc khảo cứu, là điều rất thiết thực và đồng thời không đòi hỏi phải có một kết luận, là cách để mọi người được tự do trầm tưởng về liên hệ cá nhân của họ đối với Thượng Ðế. Ðối với những ai chưa từng biết một Minh sư tại thế và có thể cảm thấy nghi ngờ, thậm chí còn lo sợ, khi phải đối diện với câu hỏi về sự hiện hữu của Thượng Ðế, cuộc khảo cứu này đã khuyến khích một tầm nhìn rộng mở và bày tỏ một thông điệp thích hợp cho sự khởi đầu của Thời Ðại Hoàng Kim.



Ðể có bản sao của bài báo từ tờ The Guardian, xin viếng:
http://education.guardian.co.uk/higher/news/story/0,9830,1164892,00.html

*Tiến sĩ Stephen Unwin, người nhận bằng tiến sĩ về thuyết vật lý từ Ðại học Manchester của Anh quốc, đã mang lại những đóng góp đáng ghi nhận cho lãnh vực lượng tử trọng lực trước khi được bổ nhiệm làm chuyên viên kỹ thuật cho Bộ Năng lực Hoa Kỳ. Hiện là một nhà cố vấn phân tích rủi ro, ông ước định và giúp ý kiến cho những đoàn thể cách để tránh những tai họa như là khi hóa học bị đổ và các lò nguyên tử bị hỏng.