"Tất cả chúng ta đều có liên quan với nhau,
cho nên khai ngộ thì dễ truyền, và nghiệp chướng thì dễ nhiễm."

~ Thanh Hải Vô Thượng Sư

Do Ban Báo chí Ohio, Hoa Kỳ (nguyên văn tiếng Anh)

NNhững khảo cứu gần đây về bản chất của lỗi lầm, có thể làm sáng tỏ việc chúng ta làm cách nào để học hỏi từ lỗi lầm của chính mình và người khác. Trong một khảo cứu tại Viện Ðại học Nijmegen tại Hòa Lan, giáo sư Hein van Schie và các bạn đồng nghiệp yêu cầu 16 tình nguyện viên hoàn thành một công việc vi tính, đồng thời cũng quan sát những tình nguyện viên khác đang hoàn thành cùng một việc.

Khi những tình nguyện viên được báo cho biết rằng họ đã phạm lỗi, các khảo cứu gia đo được một tín hiệu điện não, xuất phát từ một vùng não bộ, cho thấy họ đã nhận thấy lỗi lầm. Ðiều đáng ngạc nhiên là, tín hiệu này cũng xuất hiện trong não bộ của những tình nguyện viên chỉ quan sát, trong khi những người khác phạm lỗi.

Do đó, các nhà khảo cứu đã kết luận, "Những cơ cấu thần kinh tương tự đã được sử dụng trong [cả hai] việc giám sát hoạt động của chính mình và kẻ khác".

Chúng ta làm cách nào giải thích những kết quả này? Một bài tường trình cho biết: "Bị lỡ một khúc quanh trong khi đang lái xe là một điều bực mình, nhưng đối với một số người, họ cũng rất bực mình khi phải ngồi cạnh bên để thấy người lái xe phạm lỗi". Một bài tường trình khác nêu câu hỏi: "Tại sao người ta cảm thấy bực bội khi nhìn người khác phạm lỗi? Có thể là vì điều này ảnh hưởng đến cùng những vùng của não bộ, giống như là khi chính mình phạm lỗi vậy". Do đó, con người có thể bực bội từ những lỗi lầm của những người khác trong môi trường của họ.

Tuy nhiên, lỗi lầm có thể cống hiến chúng ta một cơ hội học hỏi, thay vì chỉ bực bội, nhưng cần có những điều kiện nào khiến cho lỗi lầm trở nên "vị thầy"? Có thể điều kiện căn bản là chủ ý muốn học hỏi. Nói cách khác, có thể là chúng ta cần phải phóng khoáng, hoặc thậm chí còn hoan nghênh cơ hội rút tỉa những kiến thức từ kinh nghiệm này, và sự phóng khoáng phải đi chung với ít nhất một mức độ khiêm nhượng nào đó. Bởi vì nếu quá hãnh diện thì chúng ta làm sao có thể nhận biết được những khía cạnh cần được cải thiện của chính mình?

Tuy nhiên, không nên lẫn lộn sự khiêm nhường với sự tự chỉ trích hay mặc cảm tội lỗi. Sự khiêm nhường tạo nên một cơ hội thật sự để phát triển, trong khi sự tự chỉ trích có thể kéo chúng ta xuống. Lấy lời nói và hành động của Sư Phụ làm gương, chúng ta có thể thấy rằng Ngài biểu lộ tình thương và sự khiêm nhường vô biên đối với những nhược điểm giới hạn của con người, nhưng không bao giờ khuyên họ tự chỉ trích chính mình. Thí dụ như, những lời giải đáp của Ngài cho những người nêu câu hỏi luôn luôn giảm thiểu sự phủ định, và đề cao khía cạnh khẳng định trong cách hành xử của họ. Biết rằng chúng ta chưa hoàn toàn nhận biết được Bản Ngã thánh thiện của mình, Ngài luôn luôn cố gắng giúp chúng ta vượt qua sự sợ hãi và nghi ngờ, để chúng ta cảm thấy được thăng hoa và tự do.

Về phương diện này, Sư Phụ đã có nói: "Chúng ta làm cho mình đau khổ, vì chúng ta tự đồng hóa chính mình với những lỗi lầm, sự thành công, thất bại, và những tình huống ảnh hưởng đến mình", ám chỉ rằng cái "Ta" phạm lỗi không phải là Bản Ngã Chân thật. Vì vậy, thay vì tự đồng hóa chính mình với khía cạnh phàm phu của lỗi lầm, chúng ta nên tự tha thứ chính mình, quyết tâm cố gắng hơn, và tiếp tục tiến về phía trước.

Có lẽ đây là phương cách tốt nhất, để những lỗi lầm của người khác giúp đỡ chúng ta trong việc tự phát triển chính mình. Nếu chúng ta thật sự mong mỏi cải tiến chính mình, học hỏi từ lỗi lầm của kẻ khác có thể là chất xúc tác mạnh mẽ, để hướng về sự tiến bộ tâm linh. Thật ra, Sư Phụ đã bình luận rất nhiều về đề tài này trong dạng những câu chuyện thú vị. Có một câu chuyện mang tên "Vị sư khỉ" từ tuyển tập "Sư Phụ Kể Truyện". Câu chuyện ngắn nói về một vị sư hay chỉ trích một vị sư khác, gọi ông ta là con khỉ. Tuy nhiên, bởi vị sư bị gọi là "sư khỉ" đã đạt được quả vị rất cao, cho nên vị sư phàm phu hay chỉ trích kia phải trả nghiệp về hành động của mình, và phải sinh làm khỉ trong năm trăm kiếp.

Những câu chuyện của Sư Phụ kể chứa đầy những thí dụ như vậy, và cũng để nhắc nhở chúng ta về lỗi lầm của kẻ khác. Thêm vào đó, Ngài nhấn mạnh rằng chúng ta có thể dùng trí huệ bên trong của mình để "biến trái chanh chua thành nước chanh"; có nghĩa là chúng ta có thể biến lầm lỗi của kẻ khác thành một cơ hội học hỏi khẳng định cho chính mình.

Thí dụ như, khi gặp phải cách xử sự không công bằng trong chỗ làm việc, ban đầu chúng ta có thể cảm thấy nóng giận hay tổn thương. Nhưng xét kỹ lại, chúng ta có thể nhận ra rằng hoàn cảnh phủ định này thật ra là một kinh nghiệm khẳng định: Có thể cách đối xử không đẹp này là kết quả của nghiệp chướng? Có thể chúng ta cũng đối xử với kẻ khác tương tự như vậy trong quá khứ. Cho nên giờ chúng ta phải trả nghiệp để hiểu được sự bức xúc, vì vậy sẽ thông cảm hơn về những cảm xúc của kẻ khác.

Ðiều tối hậu là, bất cứ loại lỗi lầm nào cũng giúp cho chúng ta một cơ hội học hỏi, để vượt qua những phản ứng từ thói quen, từ đó nhận biết Bản Ngã chân thật của mình một cách nhanh chóng hơn. Và nếu, như khảo cứu trên đề nghị, não bộ của chính chúng ta tạo nên những giòng điện tín hiệu khi nhận biết lỗi lầm của chính mình hay của kẻ khác, thì chìa khóa tại đây là "nhận biết". Nhận biết lỗi lầm có thể giúp chúng ta nhận biết Thượng Ðế. Ðồng thời, chúng ta không cần phải chán nản về những điều "phủ định" mà chúng ta thấy được từ chính mình hay kẻ khác. Bởi vì chúng ta không bao giờ cô đơn: Mỗi một bước tiến của chúng ta, bước đi trong sự thành tâm, đều được Sư Phụ giúp thêm hàng trăm bước khác.

Khi những tình nguyện viên được báo cho biết rằng họ đã phạm lỗi, các khảo cứu gia đo được một tín hiệu điện não, xuất phát từ một vùng não bộ, cho thấy họ đã nhận thấy lỗi lầm. Ðiều đáng ngạc nhiên là, tín hiệu này cũng xuất hiện trong não bộ của những tình nguyện viên chỉ quan sát, trong khi những người khác phạm lỗi.

Do đó, các nhà khảo cứu đã kết luận, "Những cơ cấu thần kinh tương tự đã được sử dụng trong [cả hai] việc giám sát hoạt động của chính mình và kẻ khác".

Chúng ta làm cách nào giải thích những kết quả này? Một bài tường trình cho biết: "Bị lỡ một khúc quanh trong khi đang lái xe là một điều bực mình, nhưng đối với một số người, họ cũng rất bực mình khi phải ngồi cạnh bên để thấy người lái xe phạm lỗi". Một bài tường trình khác nêu câu hỏi: "Tại sao người ta cảm thấy bực bội khi nhìn người khác phạm lỗi? Có thể là vì điều này ảnh hưởng đến cùng những vùng của não bộ, giống như là khi chính mình phạm lỗi vậy". Do đó, con người có thể bực bội từ những lỗi lầm của những người khác trong môi trường của họ.

Tuy nhiên, lỗi lầm có thể cống hiến chúng ta một cơ hội học hỏi, thay vì chỉ bực bội, nhưng cần có những điều kiện nào khiến cho lỗi lầm trở nên "vị thầy"? Có thể điều kiện căn bản là chủ ý muốn học hỏi. Nói cách khác, có thể là chúng ta cần phải phóng khoáng, hoặc thậm chí còn hoan nghênh cơ hội rút tỉa những kiến thức từ kinh nghiệm này, và sự phóng khoáng phải đi chung với ít nhất một mức độ khiêm nhượng nào đó. Bởi vì nếu quá hãnh diện thì chúng ta làm sao có thể nhận biết được những khía cạnh cần được cải thiện của chính mình?

Tuy nhiên, không nên lẫn lộn sự khiêm nhường với sự tự chỉ trích hay mặc cảm tội lỗi. Sự khiêm nhường tạo nên một cơ hội thật sự để phát triển, trong khi sự tự chỉ trích có thể kéo chúng ta xuống. Lấy lời nói và hành động của Sư Phụ làm gương, chúng ta có thể thấy rằng Ngài biểu lộ tình thương và sự khiêm nhường vô biên đối với những nhược điểm giới hạn của con người, nhưng không bao giờ khuyên họ tự chỉ trích chính mình. Thí dụ như, những lời giải đáp của Ngài cho những người nêu câu hỏi luôn luôn giảm thiểu sự phủ định, và đề cao khía cạnh khẳng định trong cách hành xử của họ. Biết rằng chúng ta chưa hoàn toàn nhận biết được Bản Ngã thánh thiện của mình, Ngài luôn luôn cố gắng giúp chúng ta vượt qua sự sợ hãi và nghi ngờ, để chúng ta cảm thấy được thăng hoa và tự do.

Về phương diện này, Sư Phụ đã có nói: "Chúng ta làm cho mình đau khổ, vì chúng ta tự đồng hóa chính mình với những lỗi lầm, sự thành công, thất bại, và những tình huống ảnh hưởng đến mình", ám chỉ rằng cái "Ta" phạm lỗi không phải là Bản Ngã Chân thật. Vì vậy, thay vì tự đồng hóa chính mình với khía cạnh phàm phu của lỗi lầm, chúng ta nên tự tha thứ chính mình, quyết tâm cố gắng hơn, và tiếp tục tiến về phía trước.

Có lẽ đây là phương cách tốt nhất, để những lỗi lầm của người khác giúp đỡ chúng ta trong việc tự phát triển chính mình. Nếu chúng ta thật sự mong mỏi cải tiến chính mình, học hỏi từ lỗi lầm của kẻ khác có thể là chất xúc tác mạnh mẽ, để hướng về sự tiến bộ tâm linh. Thật ra, Sư Phụ đã bình luận rất nhiều về đề tài này trong dạng những câu chuyện thú vị. Có một câu chuyện mang tên "Vị sư khỉ" từ tuyển tập "Sư Phụ Kể Truyện". Câu chuyện ngắn nói về một vị sư hay chỉ trích một vị sư khác, gọi ông ta là con khỉ. Tuy nhiên, bởi vị sư bị gọi là "sư khỉ" đã đạt được quả vị rất cao, cho nên vị sư phàm phu hay chỉ trích kia phải trả nghiệp về hành động của mình, và phải sinh làm khỉ trong năm trăm kiếp.

Những câu chuyện của Sư Phụ kể chứa đầy những thí dụ như vậy, và cũng để nhắc nhở chúng ta về lỗi lầm của kẻ khác. Thêm vào đó, Ngài nhấn mạnh rằng chúng ta có thể dùng trí huệ bên trong của mình để "biến trái chanh chua thành nước chanh"; có nghĩa là chúng ta có thể biến lầm lỗi của kẻ khác thành một cơ hội học hỏi khẳng định cho chính mình.

Thí dụ như, khi gặp phải cách xử sự không công bằng trong chỗ làm việc, ban đầu chúng ta có thể cảm thấy nóng giận hay tổn thương. Nhưng xét kỹ lại, chúng ta có thể nhận ra rằng hoàn cảnh phủ định này thật ra là một kinh nghiệm khẳng định: Có thể cách đối xử không đẹp này là kết quả của nghiệp chướng? Có thể chúng ta cũng đối xử với kẻ khác tương tự như vậy trong quá khứ. Cho nên giờ chúng ta phải trả nghiệp để hiểu được sự bức xúc, vì vậy sẽ thông cảm hơn về những cảm xúc của kẻ khác.

Ðiều tối hậu là, bất cứ loại lỗi lầm nào cũng giúp cho chúng ta một cơ hội học hỏi, để vượt qua những phản ứng từ thói quen, từ đó nhận biết Bản Ngã chân thật của mình một cách nhanh chóng hơn. Và nếu, như khảo cứu trên đề nghị, não bộ của chính chúng ta tạo nên những giòng điện tín hiệu khi nhận biết lỗi lầm của chính mình hay của kẻ khác, thì chìa khóa tại đây là "nhận biết". Nhận biết lỗi lầm có thể giúp chúng ta nhận biết Thượng Ðế. Ðồng thời, chúng ta không cần phải chán nản về những điều "phủ định" mà chúng ta thấy được từ chính mình hay kẻ khác. Bởi vì chúng ta không bao giờ cô đơn: Mỗi một bước tiến của chúng ta, bước đi trong sự thành tâm, đều được Sư Phụ giúp thêm hàng trăm bước khác.

Muốn biết thêm tin tức về khảo cứu kể trên, xin viếng:
http://www.in-sourced.com/article/articleview/1674/1/13/