Nỗi đau khổ sau thiên tai
được chuyển thành hy vọng

Ban báo chí Ohio - (nguyên văn tiếng Anh)

 Sự mất mát và hư hại từ trận Sóng thần Ấn Ðộ Dương tháng 12, 2004 đã gây nên hậu quả trầm trọng về vật chất và tình cảm cho biết bao người. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có những câu chuyện kỳ diệu về những hành động và tình thương vô vị kỷ đã xuất hiện từ trận thiên tai.

Thí dụ như, nhiều người đã phản ứng bằng trí thông minh siêu phàm, không những đã cứu được chính họ mà còn cứu mạng nhiều người khác. Một trường hợp là vào sáng ngày 26 tháng 12, một mục sư Tích Lan điều hành một viện mồ côi trong tư gia của ông đã nghe tiếng kêu la của người vợ. Thấy những làn sóng khổng lồ đang tràn đến, ông đã sắp xếp cho 28 trẻ em lên chiếc ghe máy nhỏ của ông trong vòng chưa tới 30 giây. Biết rằng máy tàu ít khi nổ được lúc mới bắt đầu, vị mục sư tha thiết cầu nguyện Thượng Ðế và kỳ diệu thay, máy đã nổ lớn sau lần kéo giây đầu tiên. Vị mục sư và người phụ tá đã lái ghe vượt qua nhiều làn sóng khổng lồ nguy hiểm, cuối cùng đã đưa tất cả trẻ em đến bờ an toàn.
(Xin viếng: http://sfgate.com/cgi-bin/article.cgi?
file=/c/a/2004/12/30/MNG63AJ2411.DTL
)

Một người Tích Lan khác đã có thể cảnh giác mọi người về trận sóng thần ngay cả trước sự kiện khi xảy ra. Cả đời ông luôn say mê sách vở và không ngừng học hỏi. Mẹ ông đã từng la mắng ông vì bà cho rằng việc ông đọc sách là chuyện lười biếng. Nhưng cái gọi là "thói quen xấu" này đã cứu mạng nhiều người vào sáng ngày 26 tháng 12, khi ông thấy một chiếc phà lắc lư một cách bất thường trên mặt nước. Dù rằng không thấy sóng lớn, có điều gì đó về chiếc phà trông có vẻ không bình thường, và bỗng nhiên ông nhớ lại một bài viết về hiện tượng này, đây là dấu hiệu của đợt sóng thần sắp xảy ra. Ông liền quay mình bỏ chạy, đồng thời la lớn cho mọi người chạy theo. Sau cơn sóng thần, mọi người đã bày tỏ lòng biết ơn về sự phản ứng nhanh nhẹn của ông đã cứu mạng họ.

Có lẽ một trong những câu chuyện kỳ diệu nhất về thiên tai liên quan đến những tranh chấp lâu ngày giữa Tích Lan và Nam Dương, nơi những nhóm tham chiến đã lâu đột nhiên buông vũ khí và đoàn kết trong mục đích chung, là hàn gắn và xây dựng lại quốc gia. Tại Tích Lan, nhóm cách mạng Hổ Tamil đã bắt đầu làm việc bên cạnh giới chức chánh quyền lần đầu tiên trong nhiều năm.
(Xin đọc "Giai đoạn hòa bình" của Tích Lan http://www.nytimes.com/2005/01/04/international/
worldspecial4/04lanka.html?oref=login&th
).
Và trong khu vực Aceh của Nam Dương, tương tự vậy, những nhóm phiến quân cũng đồng ý ngưng chiến với quân đội, để hai bên cùng hợp tác làm việc
(Xin đọc Ngưng chiến tại Nam Dương: http://www.cnn.com/2004/WORLD/asiapcf/
12/31/tsunami.peace/index.html
)

Ðồng thời, những tổ chức từ thiện cũng mở rộng vòng tay để đón nhận thêm nhiều cá nhân và gia đình bị mất nhà cửa. Sarvodaya, một tổ chức Tích Lan bảo trợ trẻ mồ côi trước trận sóng thần đã quyết định nới rộng sứ mệnh: "Sarvodaya cam kết sẽ nhận nuôi tất cả trẻ em từ 11 tuổi trở xuống đã bị mồ côi sau trận sóng thần. Thêm vào đó, Sarvodaya sẽ chăm sóc tất cả phụ nữ và bé gái dưới 19 tuổi. Chúng tôi đã bắt đầu thảo những dự án xây cất nhà cửa và trường học."
(Xin viếng http://www.sarvodaya.org/).

Ngoài ra, một người Nam Dương đã được cứu thoát an toàn sau khi bị cắt đứt liên hệ với bạn bè và trôi dạt một mình suốt 2 tuần trên mặt biển, trong khi vẫn liên tục cầu nguyện. Ông nói: "Tôi cầu nguyện và cầu nguyện. Tôi nói với Thượng Ðế, ỔCon không muốn chếtỖ."
(Xin viếng http://www.cnn.com/2005/WORLD/asiapcf
/01/11/tsunami.survivor.ap/index.html
)

Trong một trại tỵ nạn trên một quần đảo bên ngoài bờ biển Ấn Ðộ Dương, câu chuyện vị linh mục và một người mù đem hy vọng đến cho những người sống sót. Sau khi bị sóng thần kéo đi, ông mù đã theo tiếng của vị linh mục, cả hai đã leo lên cây để tránh chết đuối. Khi nước bắt đầu hạ xuống, vị linh mục dùng gỗ vụn để bắc những chiếc cầu nhỏ cho những người sống sót có thể bước lên mặt đất cao. Ông nắm tay người mù trước và dẫn ông ta đến bờ an toàn. Ông mù sau đó cho biết kinh nghiệm này đã cho ông nguồn sức mạnh mới, ông không còn cảm thấy thất vọng hay bất lực về sự mù lòa của mình.

Và vị linh mục, khi trả lời những câu hỏi vì sao Thượng Ðế lại đem những tàn phá kinh khủng này đến cho nhân loại, nói rằng ông nghĩ Thượng Ðế không bao giờ nổi giận với chúng ta bất kể chúng ta thuộc về tôn giáo nào, ông nói thêm: "Ðây là một bài thi".
(Xin viếng http://thestar.com.my/news/story.asp?file=/
2005/1/10/latest/20627SomeIndia&sec=latest
).

Cuối cùng, một nhà báo Gia Nã Ðại đã bày tỏ một nhận xét khác thường nhưng cũng rất khẳng định, ông nghĩ rằng trận sóng thần là một phần của khuynh hướng khả quan trong thái độ và sự kiện toàn cầu hóa. Thí dụ như, một kết quả của sóng thần là khăép thế giới đều trút tiền ra cứu trợ, mọi người hăng hái đóng góp vì họ xem sự đóng góp của mình có một mục đích rõ rệt còn hơn là chỉ dùng để giúp đỡ nền kinh tế suy đồi. Thêm vào đó, những cuộc bầu cử tự do lần đầu tiên tại những quốc gia như Nam Dương, Afghanistan, Ukraine và Palestine đã cho thấy có sự thăng tiến của dân chủ trên khắp thế giới. Như là một khuynh hướng quân bình sự khác biêảt, phong trào này tương tự như một làn sóng thần khẳng định: Từ thiên tai khủng khiếp, hy vọng đã vươn lên
(Xin viếng: http://www.thestar.com/NASApp/cs/
ContentServer?pagename=thestar/Layout/
Article_Type1&c=Article&cid=1105139414865&
call_pageid=968256290204&col=968350116795
)

Rõ ràng là nếu không có sự can thiệp của Thanh Hải Vô Thượng Sư và công việc Ngài đang làm để giúp đỡ cho tất cả chúng sinh, thì trận thiên tai Sóng thần Ấn Ðộ Dương có thể còn thê thảm hơn nữa, và những linh hồn ra đi hiện đang nằm trong sự chăm sóc vô tận của Ngài. Mặc dù trải qua trận thiên tai bi thảm, niềm tin phát sinh từ số đông đã xác định chiều hướng khả quan của nhân loại mà Sư Phụ đã nói qua: "Chúng ta có thể cải thiện nơi đây cho đến khi tất cả mọi người khác muôán cải thiện chính mình. Chúng ta có thể tiếp tục cho đến khi tất cả mọi người khác đủ thức tỉnh để được khai ngộ."
(Trích từ DVD #730 Câu thông bằng Tình thương).

Cầu mong sự tinh khiết trong tư tưởng và hành động của chúng ta sẽ nâng đỡ cho sự khai sáng thế giới đang tiếp diễn, để tất cả có thể bước qua ngưỡng cửa tiến vào Thời đại Hoàng Kim. 





Nhật báo Apple, Hồng Kông
Nhật báo Medan, Nam Dương
Giác quan thứ sáu của loài vật cứu chúng thoát khỏi sóng thần Nam Á
Thú vật biểu lộ lòng từ bi như người trong việc cứu giúp nạn nhân sóng thần
Nỗi đau khổ sau thiên tai được chuyển thành hy vọng