Truyện một vị Thánh vương

Lời bình của Sư Phụ

Sự cúng dường tuyệt đối

Bất cứ gì chúng ta có, chúng ta đều tự mình làm nên. Không có gì vĩ đại về việc này! Không ai cho chúng ta điều gì. Tất cả đều do chúng ta tạo ra, dù là giàu có hay nghèo khổ.

Quý vị nghĩ sao về câu chuyện này? Quý vị thấy chứ, người dân của quốc gia đó không thể hưởng thụ hòa bình an lạc mà không có công đức của vị lãnh đạo. Cho nên chúng ta không thể đơn giản trở thành một nhà lãnh đạo hay một Minh sư khai ngộ chỉ vì chúng ta muốn như vậy. Chúng ta phải có đủ phước báu để chia sẻ với đệ tử, với thần dân và bộ hạ của mình. Vì vậy, từ thời xưa, người ta rất vui mừng được gặp một vị minh quân, nói rằng họ nhờ vào ân sủng của nhà vua, và tuyên dương ngài là Ềthánh vươngỂ hay Ềthánh thượngỂ.

Theo Thánh Kinh, khi vua David phạm một số lỗi lầm, Thượng Ðế đã phạt dân tộc của ông với ba ngày bệnh dịch (xem Chronicles 1:21). Cũng có câu chuyện trong lịch sử Trung Hoa nói rằng, nếu một vị vua có quyền lực thiêng liêng tuyệt đối, lời nguyện của ông có thể dời Thiên chuyển Ðịa. Nhưng nếu ông là kẻ ngu xuẩn hay độc đoán, lời cầu nguyện của ông sẽ vô dụng, ông không thể giữ mạng sống cho chính mình, vương quốc của ông sẽ sụp đổ và nhiều người bị mất mạng.

Câu chuyện lịch sử này cho thấy vì sao chúng ta cần phải tu hành. Hiện tại chúng ta đã có pháp môn Quán Âm, vậy tại sao chúng ta còn phải tu hành? Tại sao chúng ta cần phải khiến cho ân điển, công đức và những phẩm chất đạo đức của mình càng cao cả hơn? Tu pháp Quán Âm và được giải thoát đã đủ rồi, tại sao chúng ta cần phải đạo đức và lương thiện? Minh sư đã bảo đảm sự giải thoát cho chúng ta, vậy tại sao chúng ta phải tu hành đạo đức? Câu trả lời là, điều này vẫn cần thiết để chúng ta có thể ảnh hưởng người khác, trong trường hợp Thượng Ðế muốn chúng ta trở thành vua hay đại quan trong tương lai, dẫn đạo dân chúng hoặc trở thành Minh sư khai ngộ. Nếu chúng ta có được sự chấp thuận tuyệt đối của Thượng Ðế, tất cả những môn đồ hay bộ hạ sẽ được lợi ích từ ân điển của chúng ta và hưởng thụ sự mãn túc và chân phúc.

Cho nên chúng ta không nên hấp tấp trở thành một vị thầy tâm linh, hoàng đế, tổng thống hay đại quan. Nếu định mệnh an bài, thì cuối cùng nó sẽ thuộc về chúng ta. Chúng ta không thể từ chối cho dù không muốn; nó là thiên mệnh của chúng ta. Nếu không phải là thiên mệnh nhưng chúng ta cố tình dùng sức cưỡng ép, kết quả sẽ không tốt, và những cản trở nghiệp chướng sẽ gia tăng. Trong địa ngục, có rất nhiều những kẻ gọi là minh sư giả, hoàng đế và những kẻ gọi là thánh và thầy tu! Vì vậy, chúng ta không nên tham danh tiếng hay địa vị hão huyền, mà thay vào đó cần phải tuân theo sự an bài của Thượng Ðế. Khi được yêu cầu làm điều gì, chúng ta phải làm hết sức mình. Nếu không ai yêu cầu, chúng ta chỉ đơn giản ăn và ngủ.

Vua Bảo Cái không làm chuyện gì vĩ đại trong tiền kiếp để có được công đức nhiều như vậy. Ông chỉ cúng dường một vị Phật. Tuy nhiên, ông rất tự nhiên trong việc cúng dường, và đó là điều hay. Ðó là Ềbố thí viên mãnỂ Ồ cả người nhận lẫn người cho cần phải tinh khiết trong thân khẩu ý, và không có ý tham sân si. Vua Bảo Cái chỉ vui vẻ cúng dường và không nghĩ đến việc kiếm công đức, và Ðức Phật hoan hỷ nhận cúng dường. Cả hai bên đều không cảm thấy mang ơn hay phải trả ơn bên kia. Chỉ trong trường hợp đó mới là cúng dường viên mãn khiến cả hai đều lợi ích. Ðó là lý do tại sao vị này chắc chắn được lợi ích từ hành động của mình.

Công đức bất khả tư nghì
của một vị Phật sống

Từ câu chuyện này, chúng ta nhận thấy rằng một người thành Phật hay một người đại tu hành có thể giúp đỡ vô số kẻ khác! Ngài (Ðộc giác Phật) làm lợi ích cho người lái buôn cúng dường Ngài; và sau khi người lái buôn trở thành Chuyển Luân Thánh Vương, ông cũng làm lợi ích cho hàng tỷ người. Quý vị có thể tưởng tượng chăng? Không phải là lợi ích trực tiếp mà là lợi ích gián tiếp. Ðiều này có nghĩa là lực lượng bắt nguồn từ hàng a tăng kỳ kiếp về trước vẫn còn tồn tại! Quý vị có thể tưởng tượng được công đức không thể nghĩ bàn không? Cho nên, đối với một người tu hành tâm linh, một Minh sư khai ngộ hay Minh sư tại thế đến thế giới này, bất cứ Ngài làm gì, dù là ăn uống, cười đùa, tất cả mọi việc đều vì lợi ích của kẻ khác! Quý vị hiểu chứ? [Mọi người trả lời: ỀThưa hiểuỂ và vỗ tay] Thêm vào đó, sự lợi ích này không kéo dài chỉ trong vài kiếp; nó tiếp tục hằng vô lượng a tăng kỳ kiếp! Quả là công đức dễ sợ!

Vì vậy, quý vị sau khi tu hành thành tựu rồi cũng trở nên dễ sợ [Mọi người cười]. Bất cứ ai cúng dường cho quý vị sẽ trở nên dễ sợ; công đức quá dễ sợ! Ðó là lý do tại sao chúng ta phải khiến cho công đức của mình trở nên cao thượng hơn, và không chỉ nghĩ đến riêng mình. Lợi ích này quá lớn lao, không thể nghĩ bàn và không thể đo lường.

Tuy nhiên, chúng ta không thể đạt được phần thưởng gia trì chỉ qua cách bố thí cho kẻ khác. Chúng ta không thể lãnh nhận ân sủng của Thượng Ðế chỉ qua cách ép buộc kẻ khác phải nhận sự cúng dường bừa bãi của mình. Không! Không! Không! Ðiều này chỉ là ngược đãi họ. Thí dụ như, vị Ðộc giác Phật thật sự gặp khó khăn lúc đó. Ngài không có tiền; Ngài già yếu và không làm việc được. Ngài trong tình trạng khẩn cấp và mang bệnh. Cho nên vào lúc đó, bất cứ ai sẵn sàng cúng dường cho Ngài là làm đúng lúc, đúng hoàn cảnh! Chúng ta không nên bố thí bừa bãi chỉ vì muốn được gia trì, hay ép kẻ khác phải nhận đồ vật của chúng ta chỉ vì chúng ta có quá nhiều của cải; bởi vì như vậy là chúng ta cưỡng ép họ phải chấp nhận món đồ, cho dù họ không muốn. Ðiều này giống như là muốn vứt bỏ thứ gì nhưng không muốn bỏ vào thùng rác, nên chúng ta vứt lên kẻ khác. Ðiều này cũng không tốt. Chúng ta không nên đòi hỏi công đức.

Bố thí hay cúng dường cho người tu hành đem đến phần thưởng lớn lao, nhưng chúng ta không nên lạm dụng tinh thần họ. Chúng ta chỉ nên tặng khi họ cần. Nếu họ không cần, chúng ta không nên cúng dường.

Từ trường hợp của Thích Ca Mâu Ni Phật, chúng ta có thể thấy rằng công đức cúng dường cho những kẻ tu hành vĩ đại thật không thể nghĩ bàn! Ðó là lý do tại sao người ta nói: ỀGặp Phật rất hiếmỂ. Quả thật rất khó gặp được Minh sư khai ngộ! Bất cứ gì Ngài làm chỉ là để đem lợi ích đến cho quý vị. Ngài chỉ cho, cho và cho. Nếu so ra, những gì quý vị cúng dường Ngài chỉ là rác rến; chẳng là gì cả! Chỉ là cái cớ để cho quý vị cảm thấy thoải mái. Nên quý vị thấy đó, cúng dường một người tu hành được nhiều lợi ích hơn là bố thí cho hàng tỷ người. Chúng ta không bao giờ nghe trong các truyện cổ Phật giáo, rằng bố thí cho vô số người thường sẽ được công đức vô lượng. Không! Chúng ta chỉ nghe rằng kẻ nào cúng dường một vị đại tu hành sẽ được công đức lớn lao kéo dài hàng triệu a tăng kỳ kiếp!

Tôi đã nói với quý vị trước đây rằng, bất cứ gì một vị Minh sư khai ngộ ăn hay uống tại đây chỉ là để giúp đỡ cho thế giới. Khi Ngài đến một quốc gia nào, đó là để gia trì cho quốc gia này. Nếu Ngài tiếp nhận bất cứ gì, cũng là để gia trì cho người dân của quốc gia đó. Thật ra, Ngài không cần gì cả.

Bây giờ quý vị đã biết tại sao chúng ta phải làm cho phước báu và công đức của mình cao cả hơn không? Trong trường hợp Thượng Ðế cần chúng ta vì lý do nào đó trong tương lai, những người theo hay tin tưởng chúng ta cũng sẽ nhận được ân điển và phần thưởng tuyệt đối.

Tiết lộ:
Tu thân trước khi trị quốc

Thích Ca Mâu Ni Phật đề cập đến ân sủng của quốc gia và ân sủng của các quốc vương Ồ bốn loại ân sủng. Nếu vị lãnh đạo tốt và tình trạng chính trị cũng tốt, người dân sẽ hưởng hòa bình và hạnh phúc, tùy theo quyền lực thiêng liêng của nhà vua. Nếu tình trạng kinh tế ổn định và có tự do chính trị, và người dân sống trong thanh bình và hòa thuận, họ phải cảm tạ ân điển của quốc gia và các nhà lãnh đạo.

Nhưng chúng ta làm cách nào để biểu lộ lòng biết ơn? Bằng cách trở nên cao thượng hơn để công đức của quốc gia càng tăng trưởng!

Giả sử chúng ta đã có đủ tài sản và sự thoải mái vật chất, bắt đầu cảm thấy thỏa mãn và lười biếng, nghĩ rằng chúng ta không cần phải tiến bộ về tâm linh. Ðiều này cho thấy chúng ta sở hữu quá nhiều phẩm chất của một người phàm phu. Tuy nhiên, nếu chúng ta có nhiều tiền của và vui hưởng một cuộc sống thoải mái nhưng vẫn mong mỏi buông bỏ thế giới, nhận ra bản chất vô thường của cuộc sống và thoát khỏi sự tham lam, ràng buộc, thì chúng ta biết rằng mình đã tu hành tâm linh nhiều kiếp, và có phẩm chất của bậc thánh.

Không ân sủng nào cao hơn là ân sủng đến từ sự tu hành. Khi chúng ta đắc Ðạo, bất cứ ai phụng sự chúng ta sẽ được phần thưởng. Ðây là cách chúng ta đem ân điển lại cho thế giới. Bằng không, công đức tầm thường của một người phàm phu không bao giờ dẫn đến sự nâng cao tâm thức.

Khi đọc những câu chuyện này, chúng ta nên đào sâu vào ý nghĩa chân thật và học hỏi đạo lý bên trong, thay vì chỉ giải trí. Ồ! Người này trở nên như vầy, người kia biến thành hình dáng như vậy, trở thành Chuyển Luân Thánh Vương và v.v... Ô! Có thức ăn, có thức uống, cơm gạo tự nhiên xuất hiện như ảo thuật và v.v.... Những yếu tố này không phải là trọng tâm của câu chuyện. Thay vào đó, chúng ta cần phải nhận ra đạo lý vĩ đại đàng sau. Chỉ có sự tu hành là nguồn ân điển thiêng liêng cao cả nhất. Chỉ sự chia sẻ giáo lý tối thượng là sự bố thí cao quý nhất, vì như vậy là chúng ta giúp cho kẻ khác biết cách thực hành pháp môn tối thượng để nhận được công đức tối cao.

Vì vậy, từ thời xưa, có nói rằng tu hành đắc Ðạo là cách tốt nhất để độ thế giới. Và sau khi đọc những truyện này, chúng ta nhận ra rằng những câu truyện tương tự có thể được tìm thấy trong Thánh Kinh, trong kinh Phật, kinh Lão giáo và những kinh điển khác. Cho nên dù chúng ta muốn trở thành bất cứ gì, đầu tiên chúng ta phải tu thân trước rồi mới tề gia, trị quốc và bình thiên hạ. Thánh hiền thời xưa không nói quá lời hay quá đáng. ?


* Theo kinh Phật, khi một Chuyển Luân Thánh Vương sinh ra đời, thì Thất bảo là: bánh xe quý, voi quý, ngựa quý, quan giỏi, tướng trung, ngọc thiêng và nữ quý, cũng sẽ hạ trần trong cùng thời điểm. 



... Ðề tài liên hệ ...

Cần có sự tu hành để đối phó với danh lợi
Tu thân là điều cần thiết trước khi trị quốc