Xe bay đang ở ngang chân trời

 

Bài viết của sư tỷ đồng tu Lynn McGee,
Philadelphia, Hoa Kỳ (Nguyên văn tiếng Anh)

Xe bay là một chuyện thực tế sắp sửa xảy ra, vì hiện nay rất nhiều thiết kế đang được khai triển để chế tạo các loại xe giao thông trên không khí, và một số mẫu xe đã ra đời để thực hiện những chuyến bay thử đầu tiên. Bàn về tương lai của xe bay, nhà phát minh Robin Haynes cho biết: “Thử tưởng tượng bạn bước lên xe, rồi nói cho nó biết rằng bạn muốn đi đâu, rồi để hệ thống [xác định vị trí toàn cầu] của xe sẽ đưa mình tới đó. Sẽ có một đoạn đường dưới đất, tiếp theo là đoạn đường trên không, rồi sau đó một đoạn đường dưới đất nữa – “nhưng có sao đâu? Bạn sẽ tới nơi trong vòng một tiếng đồng hồ, dù cách 175 dặm xa – từ nhà này sang nhà kia”!

Nghe thì giống như khoa học giả tưởng, nhưng xe bay không còn là điều mơ tưởng trong sách truyện, với những thiết kế mới ra từ mẫu xe mát mẻ cực nhẹ như Air Scooter (xe lướt gió) tới loại xe gồ ghề, phức tạp gọi là Skycar (không xạ).

Xe lướt gió, loại xe tối nhẹ, bay trong không khí.

Skycar (không xạ), loại xe bay to và mạnh có thể bay với vận tốc lên tới 300 dặm một giờ (khoảng 482km).

Sky Scooter (Xe lướt gió) là loại xe thể thao dùng để tiêu khiển, thiết kế bay chậm hơn ở độ cao gần 400 feet (122m), với đặc tính lưu động nhẹ nhàng, xe này rất thích hạp cho những trường hợp khẩn cấp như cứu người từ những tòa nhà cao. Trái lại, Skycar (Không xạ) thiết kế cho tối đa là bốn người ngồi và có thể di chuyển với vận tốc tối đa là 300 dặm một giờ (482km/g), ở độ cao 4.000 feet (1,22km). Ðây là loại xe mà thiết bị hướng dẫn người lái của NASA và hệ thống Xác định Vị trí Toàn cầu (GPS) được thiết kế để áp dụng.

Nhưng viêäc vẽ kiểu xe này vẫn chưa trả lời được câu hỏi là nó sẽ được dùng như thế nào và dùng ở đâu. Ví dụ như, dù xe có chạy trên đường băng rồi sau đó bay lên, nhưng làm sao người lái biết được bay chỗ nào là an toàn? Cơ quan NASA đang bàn về vấn đề này trong chương trình “Xa lộ trên không”. Mục đích của sáng kiến này là phát triển một hệ thống điện toán cai quản như một guồng máy trung ương cho những phương tiện bay trên không này. Mỗi xe có gắn những thiết bị hướng dẫn riêng biệt với những hình ảnh nhạy bén, dễ theo dõi, liên lạc được với hệ thống trung ương để được chỉ dẫn đường đi trên không trung.


Thiết bị hướng dẫn người lái do NASA phát triển có “cửa sổ” dẫn đường xe đi trên không.

Nhưng cảm giác du hành trên một chiếc xe bay khác xa với cảm giác bình thường. Ông Paul Moller, người thiết kế không xạ, cho hay: “Một thể nghiệm chưa từng thấy! Như ngồi trên thảm thần. Bạn vô xe, không một chấn động, rồi nó đưa bạn lên, hay nhất là bạn thấy mình từ dưới được nhấc bổng lên, gần như ngược chiều với trọng lực, nhưng thể nghiệm được nhấc lên này rất là êm ái – không khác gì bay trên thảm thần”.

Quan điểm này gợi nhớ lại những gì Sư Phụ nói về kỹ thuật tân tiến trong tương lai, linh hồn từ các hành tinh khác mang sáng kiến khoa học đầy khai ngộ đến đây chia sẻ với thế giới chúng ta:

Hay quá. Chúng ta đang bắt kịp đà tiến triển của những hệ thống tinh cầu cao hơn. Thậm chí ngay bây giờ, chúng ta đã dùng tia laser và các hình thức ánh sáng để chữa bịnh. Chắc quý vị còn nhớ một trong những bài giảng của tôi hồi đầu tiên tại Formosa có nói tới cách chữa trị bằng ánh sáng được dùng ở những tinh cầu khác văn minh hơn. Những khoa học gia trên đó bây giờ đang được sinh ra ở tinh cầu này, và họ mang theo trí nhớ quý báu ấy. Họ đang giúp tinh cầu chúng ta trở thành một nơi sinh sống tốt đẹp hơn về mặt vật chất. Và không bao lâu nữa, trong tương lai có lẽ không nhiều năm lắm đâu, chúng ta sẽ có xe bay và những thứ giống như vậy. Có lẽ mình sẽ gặp nhau dễ hơn vì bớt kẹt xe, đi qua đi lại đỡ tốn thời giờ. Nghe mấy chuyện này tôi cũng thấy vui. (Trích từ Bản Tin #138, Lời Sư Phụ)

Trước đó nhiều năm, (1985), Sư Phụ đã thuật rằng những chúng sinh này có thể dùng những phương pháp khai ngộ cao chữa được bệnh tật, vì nơi tinh cầu hay khu vực họ tu hành đã có chấn động lực cao, giúp họ dùng được những phương thức như vậy.

Trên Kim Tinh có nhiều bệnh viện nhỏ cho nhiều loại người khác nhau. Và những chúng sinh sống trên tinh cầu này rất thông minh và tâm linh rất cao; đa số gần bằng đẳng cấp minh sư. Họ không dùng thuốc hay dụng cụ để trị bệnh cho người, mà họ dùng năng lực hay những tia sáng khác nhau. Giống như ở thế giới này, nhiều khi chúng ta dùng những loại quang tuyến khác nhau để chữa bệnh, như là bệnh ung thư. Cho nên những chúng sinh này cũng giống như khoa học gia cao đẳng hơn, tài ba hơn. Minh sư cũng chỉ là những khoa học gia đã phát triển nhiều hơn mà thôi. (Trích từ Bản Tin #139, Bạn có Biết)

Những người phát minh ra xe bay này là những người khiêm nhượng, họ xem mình như một phần trong một thể vĩ đại, nơi mà tương lai sẽ có nhiều hứa hẹn trong tiến trình khai ngộ. Ðiều họ tin tưởng nhất là máy bay và phản lực cơ ngày nay rồi sẽ trở thành di vật. Một nhà phát minh nói rằng: “Chúng tôi tin rằng xa lộ trên không sẽ rất đông xe bay mà chúng ta không thể nào tưởng được.

Sư Phụ nói những linh hồn trước kia đã chữa bệnh bằng ánh sáng đang xuống Ðịa Cầu, và điều này cho biết thêm một phần nào nữa về những gì sẽ có thể xảy ra, khi con người đang tiến vào thời đại Hoàng Kim. Từ quan điểm này chúng ta thấy rằng xe bay có thể biểu hiệu cho một trong nhiều tiến triển trong khoa học kỹ thuật phản ảnh một sự khai ngộ của Ðịa Cầu qua hồng ân Thượng Ðế.

Muốn biết thêm chi tiết về xe bay, xin viếng trang mạng dưới đây:

http://www.cbsnews.com/stories/2005/04/15/60minutes/main688454.shtml
http://www.haynes-aero.com/Netscape/frames.html
http://www.moller.com/
http://sats.nasa.gov/