Sức mạnh của tư tưởng và lời nói

 

Thanh Hải Vô Thượng Sư khai thị, Florida,
ngày 30 tháng 12, 2001 (Nguyên văn tiếng Trung Hoa) Băng thâu hình số 732

 

Chỉ nên dùng lời lẽ khẳng định


Lúc nào chúng ta cũng nên nói tốt. Những lời bình phẩm xấu thì cũng mất bấy nhiêu đó sức lực, thời gian, khác nhau chút đỉnh thôi, vậy sao không dùng lời tốt? Tránh dùng những lời giả dối vì muốn làm bộ lịch sự, khiến người nghe càng khó chịu vì nó không đúng sự thật. Chúng ta tu Chân lý, đâu có thích nghe những lời giả dối trống rỗng, có phải vậy không? (Ð: Phải.) Ví dụ như nói: "Sư Phụ ơi, chắc là Sư Phụ cực lắm." "Sư Phụ ơi, Sư Phụ ăn uống gì chưa?" hay là "Sư Phụ ơi, này kia kia nọ..." (Cười) Nghe chán ngắt, không có sự thành thật ở trong đó. Quý vị không nên nói những lời giả tạo, uổng phí thời giờ, sức lực, làm người khác khó chịu. Ngoài ra nó cũng tạo ra bầu không khí phủ định chung quanh chúng ta.

Khi nghe người nào đó nói: "À, hôm nay tôi vui quá", rồi nghe một người khác nói: "Hôm nay tôi chán quá", thì câu nào dễ chịu hơn? (Ð: Câu vui.) Ðúng vậy! Có khi quý vị cảm thấy trong người không bực bội gì cả, tự nhiên có người tới nói gì đó, quý vị thấy bực. Thí dụ như, quý vị mới ngồi xuống thưởng thức ly trà, có một người đi ngang qua nói: "Ồ, con trai tôi mới lấy vợ!" "Con dâu tôi mới sanh một cháu bé bụ bẫm dễ thương!" "Chuyện làm ăn của tôi cũng khá!" "Tôi thấy khỏe trong người!" "Ồ, tương lai tôi có hy vọng lớn. Mặc dù bây giờ tình trạng không tốt gì cho lắm, nhưng sau này sẽ khá." Quý vị thích nghe những câu nói khả quan như vầy hay là nghe những câu nói buồn phiền như "Sao cháu tôi mập quá vậy?" "Thở dài... Sao chúng nó lấy nhau làm chi?" "Ôi, con rể của tôi nó thật là rắc rối! Tôi đã bảo con gái tôi đừng có lấy người đó mà nó vẫn không nghe. Hắn đâu có tốt lành gì. Hai đứa nó thế nào cũng ly dị sớm!" (cười) Thí dụ vậy, nếu người ta nói những câu đó, quý vị có thích không? (Ð: Không) Cho dù đó là sự thật đi nữa, quý vị có muốn nghe không? (Ð: Không) Chúng ta thích nghe những câu nói vui vẻ, lạc quan.

Trên đời này có rất nhiều thứ tốt lành cho chúng ta hưởng thụ. Thí dụ như, bông hoa xinh đẹp, bầu trời thanh tịnh, ánh trăng trữ tình. Sao lại nhìn vào những góc cạnh vớ vẩn kia? Hơn nữa, tôi đâu có nói tôi cực khổ đâu. Sao cô đó biết là tôi cực? Tôi đang vui vẻ đi ra gặp đồng tu, vuốt ve quý vị như vầy. Ai cũng đang vui, tự nhiên có người nói: "Sư Phụ cực quá! Sư Phụ cực quá!" Trời ơi là trời, thế là tôi cảm thấy cực thiệt, thật là không còn muốn gặp quý vị nữa! (Cười)

Với khẩu và ý, chúng ta có thể giúp người mà cũng có thể rủa người. Chúng ta có thể làm người khác cảm thấy thăng hoa, làm cho họ thấy rất vui vẻ, sung sướng, nhưng cũng có thể dìm họ xuống, làm cho họ cảm thấy khó chịu. Trừ phi mình ở địa vị thầy cô hay Minh sư thì mình phải dạy dỗ, chỉnh đốn lỗi lầm của học trò, còn không thì tránh nói lời bi quan. Ðương nhiên lúc nào cần thì cũng có thể nói. Giả sử như con cái quý vị hư hỏng thì quý vị có thể nói là: "Hôm nay hành động của con không được tử tế!" Nói như vậy, ít nhất cũng có chữ lạc quan ở trong đó Ồ "tử tế". Hay có thể nói rằng "Hôm nay con không có ngoan". Dù có chữ "không" trong đó, nhưng chữ "ngoan" cũng có ở trong đó. (Cười) Tránh nói "Hôm nay con hư quá!" Khi trẻ con nghe thấy chữ lạc quan như là "tử tế" hoặc "ngoan", chúng nó sẽ cố gắng cải tiến. Khi dạy dỗ ai thì cũng nên nói theo cách đó càng nhiều càng tốt. Lấy ví dụ nói về người nào nặng ký, chúng ta không nên nói họ mập, mà nói rằng: "À, anh chàng đó không mảnh mai gì cho lắm". (Sư Phụ và mọi người cười) Giữa bạn bè với nhau thì nói những lời hay, đẹp, tình bạn sẽ lâu bền hơn.

Về phần Sư Phụ thì quý vị cứ mặc kệ cho Ngài làm gì thì làm. Ngài sinh ra ở đời này là để sửa chữa lỗi lầm kẻ khác. Khi nào cần phải nghiêm thì nghiêm, khi nào cần phải nhẹ nhàng thì nhẹ nhàng. Ngài phải làm công việc đó; không có sự chọn lựa nào khác! Lực lượng trong Tạo Hóa là phải như vậy. Thí dụ như, muốn mang rất nhiều nước xuống dưới này thì phải có một trận mưa thật lớn. Nếu mỗi ngày chỉ lác đác vài giọt thì chúng ta đâu có đủ nước xài. Nhưng một trận mưa nặng hột cũng gây ra một vài điều bất tiện, đường sá bị thiệt hại, xe cộ không đi được; ra ngoài đường thì bị ướt, hoặc là rau quả mùa màng bị nước cuốn trôi đi. Mấy chuyện này không sao tránh được bởi thế giới này là như vậy. Còn trên thiên đàng thì không có những vấn đề này.

Lời nói của chúng ta cũng rất là mãnh liệt. Ngay cả người thường không phải là đồng tu cũng có lực lượng trong lời nói. Bởi vậy cho nên có những người rủa người khác mà thành xảy ra thật. Hoặc có khi một người nào đó hết lòng chúc quý vị bình an khỏe mạnh, dầu người đó không có tu hành, quý vị vẫn được lợi ích nhờ tấm lòng thành của người ấy. "Nhất thiết vi tâm tạo". Khi một người thành tâm, họ trở nên rất là thuần khiết, cho dù lúc bình thường họ hành động không được tốt đi nữa. Giây phút thành tâm là giây phút trái tim họ trở thành thật là thuần khiết. Nếu lúc đó họ chúc phúc cho quý vị thì kết quả sẽ rất tốt. Còn nếu giây phút đó trong lòng họ đầy oán ghét mà họ rủa quý vị thì cũng gây ảnh hưởng rất nhiều. Lời chửi rủa của một người tu hành lại càng có hiệu lực nhiều hơn nữa, những gì họ nói sẽ trở thành sự thật. Thành thử quý vị phải coi chừng lời ăn tiếng nói của mình.



Khoa học đã chứng minh lực lượng vô cùng của tư tưởng

IBên Nhật, các khoa học gia đã làm những cuộc thử nghiệm bằng cách dùng nước. Mới đầu họ làm một ly nước đông lại thành đá, sau đó họ quan sát sự thay đổi của nước rồi chụp hình. Họ nhận thấy tinh thể đông lạnh của nước trông giống như là tuyết. Nếu nước không sạch thì tinh thể trong hình không còn giống như tuyết nữa, mà hiện ra mờ ảo không có một hình dáng nào nhất định. Một ly nước dơ, ô nhiễm, sau khi được làm thành nước thánh qua sự cầu nguyện, rồi đem đông lạnh, sau đó quan sát và chụp hình thì kết quả cho thấy rằng những tinh thể nước trở thành trong suốt và đẹp đẽ như hạt tuyết.

Họ đã thực hiện nhiều cuộc thử nghiệm khác tương tự như vậy. Thí dụ như họ nói với ly nước "Cám ơn", hay dán một mảnh giấy đề chữ "Cám ơn" trên đó, thì thấy tinh thể nước trở nên rất đẹp. Nếu họ đề tên những người ác trên đó, như tên Hitler chẳng hạn, thì tinh thể khi chụp hình trông dạng rất là ma quái, thậm chí còn thành hình những khuôn mặt quái dị nữa! Rất khủng khiếp và dơ bẩn. Nếu đề tên những vị Thánh nhân thì những tinh thể mang hình dạng khác. Tùy theo sự vĩ đại của vị Thánh đó như thế nào thì hình chụp sẽ hiện ra những hình thể khác nhau. Có lẽ nó cũng có liên quan đến sự thành tâm của người đang làm thí nghiệm. Cho nên, dù không dùng lời nói, chỉ có viết chữ hay tập trung tư tưởng thôi cũng gây ảnh hưởng. Trong cuộc thí nghiệm, nếu họ nói: "Mi xấu xa hư hỏng! Ta sẽ giết mi!" thì tinh thể nước hiện lên hình trông rất là khủng khiếp ! Bởi vậy chúng ta không thể nói rằng lời nói và những ước muốn của người không tu hành là không có sức mạnh. Nó có!

Trước khi dấn thân vào con đường Ðạo, tôi hay du hành đến gặp những vị Thầy khai ngộ. Lúc về nhà, kể lại một vài kinh nghiệm với ông xã của tôi hồi xưa, thì ông ta nói rằng: "Mấy người đó chưa chắc đã vĩ đại. Em cũng có thể trở thành một vị Thầy khai ngộ!" Tôi trả lời: "Anh nói giỡn chơi! Em là ai chứ? Anh không biết rằng những vị này là những bậc Ðại Minh sư sao?" Rồi ông ta nói: "Chắc chắn em cũng có thể trở thành Minh sư khai ngộ!" Tôi nói: "Ồ, cám ơn!" Lúc đó tôi chẳng có ý nghĩ gì về việc làm Minh sư, nhưng ông ta rất thành thật khi nói những lời nói đó. Ông ta còn nói: "Anh nghĩ em cũng thành Minh sư khai ngộ được, có thể còn giỏi hơn họ nữa!" (Cười) Ông ta rất có niềm tin nơi tôi. Ông ta quan sát thấy như vậy trong thời gian chúng tôi sống chung với nhau mỗi ngày. Ông ta không hiểu những vị Thầy kia, nhưng rất hiểu tôi. Chúng tôi lấy nhau được hai năm, nhưng đa số là tôi ngủ ở phòng khác, ngày nào cũng tụng kinh. (Sư Phụ và mọi người cười) Lúc đó tôi đâu biết phương pháp nào khác, chỉ biết tụng kinh thôi. Tôi tụng Kinh Pháp Hoa buổi sáng, tới chiều thì tụng những kinh khác. Mỗi ngày tụng kinh kệ khác nhau. Nhiều lúc cảm thấy thân thể như muốn bay lên nên tưởng là linh nghiệm.

Thành thử, đôi khi mình đang làm việc gì đó mà có người ủng hộ hay chúc mình thành công thì công việc sẽ xảy ra rất là trôi chảy. Tuy nhiên nếu một nhóm người, hai người hay nhiều người làm việc gì đó với nhau, nhưng có một người trong nhóm phản đối thì công việc sẽ không tiến hành như vậy nữa. Giống như bị một cái gì đó kéo lại hay lôi xuống, mặc dù làm rất lâu nhưng công việc vẫn không được hoàn tất. Bầu không khí cản trở này có thể ảnh hưởng rất nhiều tới công việc của chúng ta, bởi vì tất cả chúng sinh là một thể. Nếu mọi người đều có cùng một lý tưởng thì mọi chuyện sẽ êm xuôi trôi chảy, vì ai cũng hợp tác đàng hoàng. Không người nào chống đối; mỗi người đều có cùng mục đích, mỗi người đều đóng góp tất cả tài năng của họ, và mọi người cùng đi về một hướng. Cho nên việc gì mình làm cũng suôn sẻ, êm thắm.

Tư tưởng, lời nói của chúng ta rất mạnh, cho nên phải vô cùng thận trọng mỗi khi nói điều gì. Tôi bây giờ cũng rất cẩn thận. Khi chúng ta nói chuyện, chúng ta càng cẩn thận thì càng tốt. Chúng ta thật sự phải giữ gìn thân khẩu ý của mình. Bây giờ đã có chứng minh khoa học đàng hoàng, lại càng đáng sợ hơn. Trước kia, quý vị chỉ nghe tôi nói, đâu bao giờ nghĩ là nó nghiêm trọng tới mức này. Nói ra chưa phải là hết; lời nói đó lại còn ghi xuống trong vũ trụ, làm ảnh hưởng bầu không khí chung quanh chúng ta. Chỉ dán một vài chữ vào ly nước thôi, để đó qua đêm, rồi làm đông lại, mà hình chụp ra lại khác.

Do đó từ xưa, người ta đã biết mời những người tu hành đến đuổi ma quỷ, đem sức gia trì đến và làm lễ tân gia. Vào dịp Tết thì người Âu Lạc hay chọn một người rất tốt đến "xông" đất. Ý nói là người nào đầu tiên bước vô nhà phải là một người đạo đức chứ không phải cho ai vô cũng được. Lúc đó, họ để cái chổi ở ngoài cửa, ý nói người ác không được bước vào.



Ðồng tu chia sẻ thể nghiệm tu hành

ÐT:Thưa Sư Phụ, Sư Phụ vừa mới nói rằng những gì mình nói đều thành sự thật. Con có một vài thể nghiệm như vậy. Con sợ nếu con nói điều gì không tốt, nó cũng sẽ thành sự thật. Cho nên từ nhỏ tới lớn, con luôn luôn nói năng cẩn thận, dù rất là giận con cũng không dám rủa người ta. Lấy một chuyện làm ví dụ. Ở đạo tràng Tây Hồ có nhiều cây xoài, và có lần mấy cây này rất là sai trái. Con thèm được ăn một miếng nhưng nếu leo lên cây hái thì lại sợ các thường trú la. Ngồi trên sườn dốc, con nói với cây xoài là: "Nếu một trái rơi xuống lăn về phía tay của ta thì ta được lượm lên ăn. Như vậy chắc sẽ không bị mấy vị thường trú la." (Cười) Một lát sau, một trái xoài rơi xuống thiệt và lăn đến bên con.

SP: Ý nghĩ đó thật là lạc quan! (Sư Phụ và mọi người cười)

ÐT: Một lần khác, con đang đi bộ trên núi với con gái của con, và trông thấy rất nhiều quả hồng đỏ rực. Con gái con và con muốn ăn quá, nên con nói với cây hồng là: "Cái này dầu sao cũng là của Trời mà!" (Cười) Thế là một quả rơi xuống thiệt! Quả mà rụng từ trên cây xuống thì hay có sâu, nhưng quả này rơi xuống không có sâu, rất là tươi. Khi ở cạnh mấy đứa con của con, con cảm thấy như là đang ở với Thượng Ðế vậy. Rồi con nhặt quả hồng lên ăn; rất thơm và ngọt. Cho nên từ nhỏ tới lớn, con không bao giờ dám nói bậy bạ. Dù tức giận con cũng không dám nói những chuyện không lành, vì con sợ nó sẽ thành sự thật, rồi gặp nhiều phiền phức.

SP: Nếu quý vị nói với tất cả tấm lòng thì nó sẽ thành sự thật! Nhưng nếu lúc nói mà không bỏ nhiều tâm trí vào trong đó thì không sao. Nhưng nếu thật sự nói bằng tâm của mình thì dĩ nhiên sẽ có mãnh lực hơn. Thành ra, tốt hơn là chỉ nói điều tốt. Tôi biết quý vị rất hiền lành, không có lý do gì mà nguyền rủa người nào. Nếu chúc phúc cho người khác được thì đó là điều tốt nhất. Nếu không được thì ngậm miệng lại. Không phải chúng ta sợ chết chóc hay tai ương gì mà là không muốn làm ô nhiễm bầu không khí chung quanh. Chúng ta cũng phải sống trong đó nữa chứ! Bầu khí quyển cũng như không khí vậy, nó vô hình, vô thể. Nếu mình làm độc không khí tức là mình cũng làm độc chính mình. Nếu không khí trong sạch, chúng ta cũng cảm thấy nhẹ nhàng dễ chịu.

Người Âu Lạc ta có câu: "Nhà sạch thì mát, bát sạch thì ngon." Tại sao vậy? Tại vì chúng ta cảm thấy vui vẻ, ấm cúng. Nhiều khi quý vị đi ăn ngoài tiệm, trông thấy chén dĩa của họ không được sạch sẽ hay là dính dầu mỡ, quý vị thấy không muốn ăn. Dù lúc đó có đói cách mấy đi nữa, chẳng mấy chốc còn không muốn ăn gì nữa cả. Có phải vậy không? (Ðáp: Phải.) Hay là khi chúng ta đến một nơi nào đó, không cần biết căn nhà đó đẹp đẽ cỡ nào, nhưng nếu bên trong tối thui, dơ dáy, quý vị cũng không muốn đụng vô. Tâm trạng trong lòng mình biến đổi, cảm thấy bị chắn nghẽn. Khi tâm chúng ta bực mình khó chịu thì chướng ngại tới. Lực lượng phủ định sẽ tự nhiên ùa tới.