Do Người được gia trì,
Miaoli, Formosa
(nguyên văn tiếng Trung Hoa)

 

 

Suy luận về cúm gia cầm

 

Cúm gia cầm là bệnh gây ra từ siêu vi khuẩn (virus) tìm thấy trong chim chóc, nhưng cũng có thể lây lan đến những động vật hữu nhủ khác. Những người bị nhiễm siêu vi khuẩn cúm này có những triệu chứng giống như bệnh cúm bình thường, nhưng có thể bị sốt đến 41oC (105,8oF). Ngoài ra, gan là cơ quan dễ bị ảnh hưởng nhất, số lượng tế bào bạch huyết cầu có thể bị giảm, có thể bị khó thở và những cơ quan trong người có thể bị hư hoại, đưa đến mất mạng. Có nhiều quan điểm về cúm gia cầm. Một số người xem rằng đây là sự cảnh cáo quan trọng, những người khác cho rằng những hãng bào chế dược phẩm đã thổi phồng sự kiện để kiếm tiền, và một số khác kêu gọi mọi người hãy ăn chay để giải quyết vấn đề. Có thể mỗi nhóm đã nói lên một phần sự thật, nhưng vấn đề cần phải được xem xét kỹ lưỡng hơn.

Ðầu tiên, phải hiểu rằng "kẻ thù" vô hình của chúng ta là con siêu vi khuẩn nhỏ tí ti ngoài sức tưởng tượng. Nếu dùng một cây viết chấm trên giấy, dấu chấm này có thể chứa đựng một trăm triệu con siêu vi khuẩn! Vi khuẩn cũng đã hiện hữu từ lâu trước con người, và cũng tiến hóa giống như con người để sinh tồn trong những hoàn cảnh thay đổi và tranh đấu cho sự sống. Các khoa học gia gọi tiến trình này là "đột biến" (mutation), như là các vi khuẩn biến dạng bất chợt xuất hiện trong một cách tự động nào đó. Tuy nhiên trên thực tế, những sinh vật này đã thay đổi một cách có ý thức trong hàng ngàn năm. Và trong suốt thời gian này, con người đã không để ý đến sự hiện hữu của ý thức hệ trong cây cối, thú vật, và ngay cả trong những vi sinh vật, do đó đã không tìm ra những giải pháp hữu hiệu để giải quyết những vấn đề gây nên bởi siêu vi khuẩn.

Ðể tìm hiểu về cúm gia cầm, đầu tiên cần phải hiểu vì sao siêu vi khuẩn hiện hữu. Giống như vi khuẩn (bacteria) và những vi sinh vật khác, chúng đồng hiện hữu với con người vì lý do tương sinh. Những hệ thống tiêu hóa của chúng ta, từ miệng đến ruột kết (colon), đều chứa đầy vi khuẩn. Tương tự vậy, giống siêu vi khuẩn sống yên tịnh trong những cơ quan khác nhau, trên da và trong dây thần kinh của chúng ta. Do đó, cơ thể con người chứa đầy những sinh vật có vẻ như là kẻ thù, nhưng thật ra chúng là bạn giúp cho hệ thống tiêu hóa của chúng ta làm việc hữu hiệu, kích thích hệ thống miễn nhiễm để chúng ta có thể sinh tồn trong những môi trường khắc nghiệt, và khi cuộc sống kết thúc, chúng trở thành bộ máy xay rác để phân hủy cơ thể chúng ta, trả về cho mặt đất và do đó làm tinh khiết thiên nhiên. Vì vậy, những vi sinh vật đóng một vai trò quan trọng trong tiến trình hoán chuyển thức ăn thành năng lượng và tiếp tục sự sống cho chúng sinh, chứ không phải là những ký sinh trùng dư thừa cần phải tiêu hủy.

Theo luật thiên nhiên, những siêu vi khuẩn phải tìm những sinh vật chủ để phát triển, sinh sản và để bảo đảm những sinh vật sẽ làm việc trong sự hòa đồng. Tuy nhiên, khi con người làm hại thiên nhiên bằng cách tàn phá môi trường của chúng, siêu vi khuẩn bắt buộc phải sinh tồn bằng bất cứ giá nào, giống như là một người buộc phải di tản. Trong khi những thế hệ di dân đầu tiên của nhân loại phải cố gắng thích ứng với miền đất mới, những thế hệ mới sinh ra tại địa phương sẽ từ từ ổn định. Tương tự vậy, một khi các siêu vi khuẩn đã ổn định trên sinh vật chủ mới, sự sống của chúng trở nên dễ dàng hơn. Nhưng chẳng may, con người thường làm hư chuyện và tạo nên vấn đề, đến khi tình trạng của những siêu vi khuẩn trở nên không kiểm soát nổi.

Hội chứng viêm phổi cấp tính (SARS) là một trường hợp điển hình. Trong vòng sáu tháng, SARS đã xuất hiện trong 29 quốc gia, lan nhiễm đến 8.400 người, trong số này 813 người đã thiệt mạng. Chỉ riêng vùng Á Châu đã bị thiệt hại kinh tế đến 40 tỷ Mỹ kim, chưa kể những thiệt hại về tinh thần và tình cảm không thể đo lường. Thí dụ như, những bệnh nhân SARS và gia đình họ bị đối xử như những quái vật đáng sợ, bị công chúng ruồng bỏ tránh né, tạo nên hoàn cảnh tương tự như cách đối xử với những người cùi thời Trung cổ!

Ngày nay, các khoa học gia đã kết luận rằng, nguyên nhân của SARS có thể là một giống siêu vi khuẩn ký sinh được loài dơi chuyên chở, về sau tìm sinh vật chủ trên một loại chồn hương (civet). Và con người bị nhiễm SARS sau khi ăn thịt giống vật này. Một số rất ít người ăn thịt chồn hương, tuy nhiên hành vi này đã tạo nên một thảm trạng khủng khiếp cho nhân loại, cho thấy rằng bất cứ sự phá vỡ nào đối với quân bình của thiên nhiên chẳng bao lâu sẽ có những hậu quả không thể đo lường.

Nếu không chịu học hỏi từ những sự kiện này, nhân loại có thể phải chịu những thiên tai thê thảm hơn từ bệnh cúm gia cầm, mà chúng ta hiện đang có những biện pháp phòng ngừa không thích đáng. Nói rằng những biện pháp này như là uống thuốc độc để cho đỡ khát cũng không phải là cách diễn tả quá đáng. Những biện pháp hiện tại đang dùng là tiêu hủy hàng loạt những gia cầm. Thí dụ như, trong năm 1997, bệnh cúm gia cầm phát sinh tại những vùng Á Châu, làm thiệt mạng 6 người và lây nhiễm cho 18 người khác, và từ đó một triệu rưỡi con gà bị tiêu hủy trong 3 ngày. Và năm nay, chẳng bao lâu sau khi có sự cảnh giác về cúm gia cầm, ước lượng 150 triệu gà vịt nuôi đã bị hủy diệt, một số lớn bị đốt sống. Nếu đã từng bị thương do cháy hoặc phỏng, chúng ta có thể tưởng tượng được sự đau đớn mà những sinh vật này phải trải qua. Vì vậy, cần phải nêu lên câu hỏi không thể tránh: Nhân loại có bị trừng phạt nặng nề do những hành động này chăng? Khả dĩ chúng ta có thể làm ngơ trước quả báo của những sinh vật chết trong sự thù hận. Nhưng chúng ta có thể làm ngơ về sự kiện những siêu vi khuẩn sống trên người chúng, do bản năng sinh tồn sẽ phải tìm nhà mới chăng? Hiện giờ chúng ta đã biết rằng loài heo đã trở thành sinh vật chủ. Chúng ta sẽ tiếp tục sự giết chóc sao? Sau khi giết hết loài heo, sinh vật nào sẽ kế tiếp trên danh sách? Và trong khi danh sách tiếp tục phát triển, cuối cùng phải chăng sẽ đến loài người?

Có lẽ rất ít người nghĩ sâu về việc tại sao số lớn gia cầm phải bị tiêu hủy. Ðể hạ giá thịt, kỹ nghệ chăn nuôi tân tiến đã giam giữ phần lớn thú vật vào những chuồng rất nhỏ, vì vậy khi một con vật mang bệnh, chứng bệnh này sẽ lây nhiễm nhanh chóng. Do đó, con người cảm thấy cần phải bảo vệ chính mình bằng cách hy sinh số lớn những gia cầm vô tội.

Bệnh bò điên, bệnh "long móng lở mồm" trên loài heo, bệnh SARS từ chồn và bệnh cúm gia cầm, tất cả đều phát sinh từ sự kiện con người vi phạm những qui luật thiên nhiên, và kết quả là nhiều thú vật đã phải mất mạng. Con người chúng ta là thủ phạm, chỉ vì chúng ta muốn thỏa mãn khẩu vị của mình. Những gì chúng ta đối xử với những sinh vật đồng loại sẽ trở lại cho chúng ta. Ngay cả một siêu vi khuẩn nhỏ bé còn có ý chí sinh tồn, huống gì là thú vật! Con người có ý chí sinh tồn cho nên nhân quyền được kính trọng, và chỉ là sự công bình khi chúng ta mở rộng quyền lợi này cho vạn vật trong thiên nhiên, kính trọng Ðấng Sáng Tạo và toàn thể sự sống. Hãy đối xử với tất cả mọi sinh vật như bạn hữu bằng cách yêu thương và chăm sóc cho chúng. Ðể đền đáp, chúng sẽ trả lại cho chúng ta sự hạnh phúc vô tận và những ngạc nhiên hy hữu. Chúng ta hãy cầu nguyện ngày này sẽ chóng đến.