Giải quyết vấn đề đất hoang
bằng cách ăn chay

 

Do sư tỷ đồng tu Lefki Pavlidis, Brisbane, Úc Châu
(nguyên văn tiếng Anh,)

 

“Nghe nói rằng nhiều đất hoang, nhiều sa mạc là kết quả của sự chăn nuôi súc vật trong quá khú, bởi vì những vùng đất nào được dùng để nuôi bò, vùng đất đó mãi mãi sẽ không sử dụng được trong việc trồng trọt... Tôi chưa nói với quý vị đến trách nhiệm đạo đức, những cảm giác tội lỗi đi đôi với việc ăn thịt thú vật. Tôi chỉ mới nói tới phương diện khoa học, khía cạnh khoa học mà thôi.”
~ Thanh Hải Vô Thượng Sư

 

Như câu nói trên của Sư Phụ để trả lời câu hỏi về mục đích đời sống của thú vật và có nên ăn chúng hay không, thì việc ăn thịt rất có hại cho sức khỏe con người cũng như thương tổn cho loài thú, ngoài ra còn có những ảnh hưởng rộng lớn liên quan tới môi trường sống của chúng ta. Một điểm nữa là trâu bò, dê, cừu và những súc vật khác cần ăn cỏ, khi ăn cỏ nhiều quá đất trở thành hoang dại, hoặc thành những mảnh đất khô cằn hay gần khô cằn biến thành sa mạc.

Hiện nay nhu cầu ăn thịt trên thế giới rất cao khiến người ta phải đặt súc vật trên những đồng cỏ rộng để chăn nuôi, dần dần sau một thời gian như vậy, lớp thực vật bên trên bị cạn kiệt, khiến đất dễ bị lở vì mưa gió, rồi từ từ lớp đất mầu sẽ không còn phì nhiêu và không trồng trọt được. Thí dụ như, từ năm 1950 tới 1975 tại Sahel, bên Châu Phi, vùng biên giới giữa sa mạc Sahara về phía bắc và vùng phì nhiêu về phía nam, thì sa mạc đã dời xuống phía nam thêm 100 cây số nữa, thật không thể tưởng tượng được, điều này cho thấy ảnh hưởng tàn phá của việc chăn nuôi quá mức và việc đất bị xói mòn.

Việc xảy ra này không có gì là khó hiểu khi chúng ta nhìn thấy con người trong mấy chục năm qua đòi hỏi thịt thà nhiều hơn trước. Thí dụ như giữa năm 1950 và 2002, số lượng bò, cừu và dê ở Trung Hoa đã tăng lên gấp ba lần, và những con vật này tổng hợp lại đã hủy hoại lớp thực vật bảo vệ bên trên của những vùng tây và bắc quốc gia nơi dùng làm chăn nuôi. Sau đó gió mạnh thổi bay lớp hết đất trần biến những khu vực này trở thành những vùng sa mạc. Với tình trạng này hàng triệu tấn đất mầu trên mặt có thể trong một ngày là bay đi hết, gây ảnh hưởng không tốt cho dân làng địa phương khi những trận bão bụi và sa mạc ngày càng tiến gần vào nơi họ sống.

Nếu con người cứ tiếp tục ăn thịt nhiều hơn với tốc độ như hiện nay, sẽ phải cần nhiều đất đai trên thế giới hơn để chăn nuôi, do đó sẽ tiếp tục mất đi đất mầu, đất hoang sẽ bành trướng và làm thiệt hại thêm môi trường sống của chúng ta mà ngày nay đã hỏng nhiều lắm rồi. Hơn nữa càng nhiều người phải lâm vào cảnh không nhà. Như mạng www.worldwatch.org nổi tiếng về khoa học đề rằng: "Ðất hoang khiến 135 triệu người trên thế giới ở trong nguy cơ phải dời sang nơi khác".

Tuy nhiên, nếu dân chúng địa cầu đổi sang ăn chay, thì tất cả những việc cắt cây cối để lấy chỗ làm đồng cỏ sẽ chấm dứt và không cần phải có nhiều đất để trồng trọt ngũ cốc, vì hiện nay 70% số lượng ngũ cốc trồng là để dùng nuôi súc vật. Ở tiểu bang Queensland, Úc Ðại Lợi, khoảng 95% việc đốn rừng là để lấy chỗ trồng cỏ cho thú vật! Cho nên nếu mọi người đều ăn chay thì nhiều vùng trước kia dùng để trồng cỏ sẽ làm thành rừng trở lại, từ đó sẽ cải thiện môi trường sống bằng cách giảm bớt hơi độc của Ềnhà xanhỂ, cải thiện đất suy, khiến mưa gió thuận hòa, bớt đi thiên tai gây ra bởi nạn đất lở và lụt lội quá nhiều.

Trước những sự thật này, loài người đã tới lúc cần phải chấm dứt sự phá hoại đất đai quý báu ở địa cầu và tàn sát anh chị em loài vật. Là những người tu pháp môn Quán Âm, chúng ta có thể giúp tiến trình cải tổ này bằng cách làm tấm gương sáng cho kẻ khác, theo giáo lý Sư Phụ, sống cuộc đời cao thượng, làm người ăn chay, cầu nguyện cho loài người hãy mau mau hướng về lối sống từ bi hơn, tốt cho môi trường sống hơn, bao gồm cả việc ăn chay. Hơn nữa, sau khi Sư Phụ đã nâng tâm thức thế giới lên một cảnh giới cao hơn, và qua ân điển và sức gia trì không ngừng của Ngài, hy vọng loài người sẽ thay đổi thành thương yêu thú vật nhiều hơn và tôn trọng thiên nhiên.


Tài liệu tham khảo:

http://www.botany.uwc.ac.za/Envfacts/facts/desertification.htm
http://www.earth-policy.org/Books/PB/PBch1_ss4.htm
http://www.ciesin.org/docs/002-193/002-193.html
http://www.worldwatch.org/pubs/sow/2005/tocid/225/
http://www.viva.org.uk/guides/feedtheworld.htm
http://www.bodyfueling.com/ARTICLES/GMOs1.html
http://www.nrm.qld.gov.americas/report.html