Tường trình theo xếp hạng và đánh giá của Sư Phụ


HOA KỲ

Bầu không khí trên tinh cầu sẽ tươi mát hơn bao giờ hết

Do Ban Báo chí Florida (nguyên văn tiếng Anh)

Hiện tại, thuốc lá là căn nguyên giết người lớn hàng thứ hai trên thế giới, và một nửa những người dùng thuốc lá cuối cùng sẽ bị nó giết chết. Trong hơn 50 năm, các bác sĩ đã hiểu rõ hậu quả của việc dùng thuốc lá, nhưng sức hấp dẫn đưa đến nghiện ngập của nó đối với con người mạnh đến nỗi chính quyền các quốc gia không thể kiểm soát thuốc lá bằng pháp luật. Tuy nhiên trong mấy năm gần đây, tình thế đã thay đổi khi nhân loại trên khắp thế giới bắt đầu đứng lên chống lại những hãng chế tạo thuốc lá, và một số các đạo luật cấm hút thuốc đã được ban hành.

Ðiển hình là vào ngày 27 tháng 2, 2005, hiệp định Quy ước Căn bản Kiểm soát Thuốc lá (Framework Convention on Tobacco Control Ồ FCTC) của tổ chức Y tế Thế giới (WHO), là hiệp định quốc tế đầu tiên chống lại các nhà bào chế thuốc lá đã bắt đầu có hiệu quả. Hiện tại, hiệp định đã được 124 quốc gia phê chuẩn, khiến nó trở thành một trong những hiệp định được chấp nhận nhanh nhất trong lịch sử. Trong vòng 5 năm, những quốc gia ký kết phải cấm quảng cáo thuốc lá vàphải ban hành luật cấm hút thuốc.


Nỗ lực cấm hút thuốc tại Á Châu


Hiệp định FCTC được đưa đến từ quá trình bộc phát của phong trào cấm hút thuốc trên toàn cầu, kể cả trong Vương quốc Bhutan của Hy Mã Lạp Sơn, mà vào năm 2004 đã trở thành quốc gia đầu tiên cấm buôn bán thuốc lá. Phía bên kia biên giới tại quốc gia Ấn Ðộ, lệnh cấm quảng cáo thuốc lá toàn diện đã được ban hành. Về phía bắc, Trung Quốc đã ban hành lệnh cấm hút thuốc nơi công cộng từ năm 1996. Tuy nhiên, lệnh cấm này không được nghiêm chỉnh chấp hành, vì vậy trong thập niên vừa qua tỷ lệ người Trung Hoa hút thuốc đã gia tăng. Trung quốc là nơi có nhiều người tiêu thụ thuốc lá nhất, vì vậy việc Trung Quốc ký hiệp định FCTC vào năm 2005 là một sự kiện lịch sử. Khác với lệnh cấm hút thuốc năm 1996, chính quyền Trung quốc đang có dự định ban hành những biện pháp trừng phạt về việc dùng thuốc lá.

Tại Tân Gia Ba, nơi lệnh cấm hút thuốc được thi hành với số tiền phạt cao, quốc gia này đã quyết định theo gương Bhutan để trở thành một quốc gia không hút thuốc. Tại đây, hút thuốc nơi công cộng bị phạt 600 mỹ kim và bán thuốc lá cho trẻ vị thành niên sẽ bị phạt 6000 mỹ kim.

Một số những thay đổi lịch sử về hạn chế hút thuốc đang diễn ra tại Trung Ðông, nơi mà việc hút thuốc đã ăn sâu vào trong văn hóa Hồi giáo. Gần đây, Iran và Syria đã ban hành lệnh cấm hút thuốc toàn diện. Ðiều quan trọng hơn cả luật pháp là những fatwas Ồ hay quan điểm luật pháp của những giáo sĩ Hồi giáo Ồ là những mệnh lệnh dễ được chấp hành hơn. Vấn đề chính yếu là hút thuốc phải chăng chỉ là một điều xấu hay nó là haram Ồ điều cấm của Hồi giáo. Số gia tăng những học giả trong thế giới Hồi giáo tuyên bố thuốc lá là haram đã đưa đến đề nghị chính quyền ban hành luật mới. Vì vậy, tất cả các quốc gia Hồi giáo hiện đang đề xuất những lệnh cấm hút thuốc. Trong tháng 3, 2006, thủ đô Jakarta của Indonesia, nơi có tỷ lệ hút thuốc cao nhất thế giới, đã thông qua một sắc lệnh có giới hạn cấm hút thuốc.

 

Cấm hút thuốc tại Âu Châu

Phần lớn nỗ lực đàng sau những vận động cấm hút thuốc của Liên Hiệp Quốc xảy ra từ Âu Châu. Vào tháng 7, 2005, Liên hiệp Âu Châu đã thông qua chỉ thị đòi hỏi tất cả các quốc gia thuộc Liên hiệp Âu Châu phải cấm quảng cáo thuốc lá trong tất cả sách báo, trên đài truyền thanh và mạng truyền thông Internet. Một vài quốc gia trong Liên hiệp Âu Châu đã tiến một bước xa hơn và ban hành lệnh cấm hút thuốc toàn diện. Ái Nhĩ Lan, đất của những quán rượu, là quốc gia đầu tiên trên thế giới có luật cấm hút thuốc tại tất cả những nơi có phạm vi không thoáng khí, kể cả các quán rượu. Những ai hút thuốc phải trả tiền phạt 3600 mỹ kim, và số tiền phạt này đã đưa đến sự chấp hành nghiêm chỉnh lệnh cấm gần như hoàn toàn.

Từ khi Ái Nhĩ Lan ra hành động, một làn sóng cấm hút thuốc đã lan tràn khắp Âu Châu. Các quốc gia Na Uy, Thụy Ðiển, Ý, Tây Ban Nha, Anh và Nga đã ban hành luật cấm hút thuốc nơi công cộng, với những khoản tiền phạt cao. Sau một năm, luật cấm hút thuốc tại Ý đã giảm thiểu tối đa việc mua thuốc lá, và nửa triệu người đã bỏ hút thuốc. Dù rằng việc dùng thuốc lá đã ăn sâu vào lối sống của người Tây Ban Nha, điều đáng ngạc nhiên là 70% dân số đã ủng hộ lệnh cấm hút thuốc. Lệnh cấm mới nhất được bàn cãi sôi nổi trong quốc hội, đưa đến kết quả thật ngạc nhiên khi các nghị viên bầu cho biện pháp nghiêm khắc nhất, đã xảy ra tại Anh quốc trong năm 2006. Khi lệnh cấm bắt đầu có hiệu lực vào năm tới, những ai cho phép hút thuốc tại những nơi công cộng, kể cả quán rượu và câu lạc bộ, sẽ bị phạt 4000 mỹ kim.

Ðức Quốc cũng ban hành một cuộc chiến dịch thường niên đầy sáng kiến, trong đó những người hút thuốc được trả đến 12 ngàn mỹ kim để bỏ hút thuốc trong 4 tuần. Một số những người đăng ký bỏ hút thuốc và chấp nhận được kiểm tra sẽ được chọn theo cách xổ số để lãnh tiền thưởng. Hơn 90 ngàn người hút thuốc đã đăng ký trong năm 2004, và một phần ba đã bỏ hút thuốc.

 

Trừ hẳn việc hút thuốc ở Châu Mỹ

Ngay tại quốc gia Cuba, là nơi sản xuất thuốc xì-gà cho hầu như cả thế giới, đã ban hành lệnh cấm hút thuốc vào tháng 2, 2005. Nhà lãnh đạo Fidel Castro của Cuba, từng là người hút thuốc rất nặng, đã bỏ thuốc do tình trạng sức khỏe. Tương tự, tại khắp các quốc gia trong thế giới Châu Mỹ La-tinh, chính quyền đã sẵn sàng ban hành lệnh chống hút thuốc. Vào ngày 1 tháng 3, 2006, Uruguay là quốc gia đầu tiên tại Nam Mỹ đã ký hiệp định FCTC.

Trận chiến thuốc lá ác liệt nhất xảy ra tại Hoa Kỳ, là căn cứ của công nghệ thuốc lá quốc tế. Hàng ngàn đơn kiện đã được đăng ký từ những người mắc bệnh vì hút thuốc, những nhân viên làm việc trong các tòa nhà đầy khói thuốc, và từ những hãng bảo hiểm sức khỏe, để chống lại những nhà sản xuất thuốc lá khổng lồ. Trong năm 1998, những nhà sản xuất thuốc lá tại Mỹ đã thua vụ kiện lớn nhất trong lịch sử, bao gồm số tiền phạt 200 tỷ mỹ kim. Chính quyền các tiểu bang đã đưa đơn kiện này, và chính quyền liên bang thậm chí cũng làm những vụ kiện lớn hơn nữa. Những vụ kiện thuốc lá đã dần dần đưa ra ánh sáng những kỹ thuật quảng cáo thâm hiểm mà được các hãng thuốc lá sử dụng để gây nghiện ngập và mang cái chết dần dần đến cho phần lớn dân số thế giới.

Dù Hoa Kỳ chưa ban hành luật cấm hút thuốc trên toàn quốc, 12 tiểu bang và hàng trăm thành phố đã có luật cấm hút thuốc tại những nơi công cộng. Thành phố San Luis Obispo của tiểu bang California, là thành phố đầu tiên ban hành luật cấm trong năm 1990. Từ đó, 12 tiểu bang đa noi gương, và lãnh thổ Puerto Rico tiếp theo trong tháng 3, 2006. Tại tiểu bang Florida, dân chúng đã vận động đưa luật cấm hút thuốc vào cuộc bầu cử toàn tiểu bang vào năm 2002, và kết quả là luật cấm đã trực tiếp đi vào hiến pháp tiểu bang. Dù luật cấm không bao gồm các câu lạc bộ về đêm, cuộc vận động của Florida đã có kết quả tốt đẹp, 50% học sinh trung học cấp 2 và 35% học sinh trung học cấp 3 đã bỏ hút thuốc.

Luật cấm hút thuốc có ảnh hưởng mạnh nhất xảy ra trong năm 2003 tại thành phố Nữu Ước, thủ đô tài chánh của thế giới và cũng là địa điểm tọa lạc của tổng hành dinh Liên Hiệp Quốc. Dù lệnh cấm được sự ủng hộ vô cùng rộng lớn, các nhà lập pháp vẫn bàn cãi sôi nổi về ảnh hưởng tài chánh của lệnh này. Người ta có ngưng đến nhà hàng chăng? Sự thất thu về thuế thuốc lá có ảnh hưởng đến những chương trình của tiểu bang không? Nhưng sau một năm, những cuộc khảo cứu cho thấy lệnh cấm đã có những ảnh hưởng rất tốt đẹp về thương mại. Nhà hàng tăng số nhân viên, thuế từ các nhà hàng tăng 8,7% và thật ngạc nhiên, luật cấm được chấp hành 100% và hầu hết công chúng đều ủng hộ hoàn toàn. Những cuộc khảo cứu tương tự về những lệnh cấm hút thuốc gần đây tại Âu Châu cũng cho thấy sự lợi ích về nhiều phương diện. Ðây là những cuộc khảo cứu độc lập không liên hệ đến những khảo cứu về sự tiết kiệm tài chánh cho những chương trình y tế toàn quốc, mà đã tích lũy tại Hoa Kỳ và những quốc gia khác từ hàng chục thập niên. Với những dữ kiện kinh tế rõ rệt này, chỉ còn là vấn đề thời gian trước khi nhân loại sẽ được hoàn toàn giải thoát từ tai họa của thuốc lá.  




Giới thiệu trang này đến bạn

Sự lảnh đạo khai ngộ đem lại tương lai tươi sáng
Gia Nã Ðại | Úc Ðại Lợi | Costa Rica | Tân Tây Lan | Slovenia | Holland | Hoa Kỳ