Chính phủ nên giáo dục người dân về sự nguy hại của thịt, rượu, và thuốc lá

Thanh Hải Vô Thượng Sư khai thị
tại Surrey, Anh Quốc, ngày 8 tháng 1, 2006 - (nguyên văn tiếng Anh)

SP: Trong tương lai tôi nghĩ chính phủ của các quốc gia sẽ làm điều gì đó với thực phẩm tương tự như là hiện giờ họ đang làm với thuốc lá, ngoài bao thuốc có in hàng chữ cảnh báo như là ỀThuốc lá có thể giết ngườiỂ hay là ỀThuốc lá gây ung thư phổi và chết sớmỂ. Nếu họ làm vậy thì nhiều người sẽ ngưng ăn thịt và tất cả mọi người sẽ ăn chay trong một tương lai gần.

Cho nên tôi đề nghị những người lãnh đạo, các cơ quan tổ chức hay chính phủ nên báo hiệu cho người ta biết hoặc ít nhất cũng làm cho con người cảm thấy gượng khi để một món gì như là một con bò chết ở trong tiệm. Hay là chạy một cuốn phim chiếu toàn bộ hình ảnh quá trình làm thịt; như vậy thì còn hay hơn nữa, cho người ta biết họ đang mua cái gì, và thật sự đang trả tiền cho cái gì.


Nếu không, tôi cảm thấy nếu chỉ có bán cho người ta một miếng thịt không còn hình dáng gì nữa thì cũng giống như là lừa dối. Thí dụ như, gà có khi bán nguyên con, nhưng đa số là họ chỉ bán có nửa con hay cắt ra từng miếng trông không giống gì cả. Quý vị không thấy được cách họ chặt đầu gà lúc nó còn sống. Quý vị không thấy cách họ treo bò lên bằng một chân, để máu nhỏ xuống sàn từng giọt từng giọt. Quý vị không thấy cách họ cắt cổ heo trong lúc nó còn dẫy dụa, và nhiều khi bị hụt, phải cắt lại. Người ta không thấy những điêàu này. Có nhớ tôi có chương trình tên là ỀNhững anh hùng chân chínhỂ không? (DVD số 760)

ÐT: Thưa có, đó cũng chính là về đề tài này. Chính phủ Anh hiện giờ cũng đang cố gắng cấm hút thuốc nơi công cộng.

SP: Phải, ngạc nhiên là Ái Nhĩ Lan lại làm trước. Quý vị có tin không? Nước này có nhiều quán rượu, nhiều người uống rượu, nhưng họ cũng còn đủ ý thức phán đoán và làm điều này. Những nước khác cũng đang từ từ tiến tới chuyện đó, nhiều nước cũng đã theo rồi. Hoan hô Ái Nhĩ Lan! Tốt cho nước đó. Thấy như vậy tôi rất là hãnh diện vì hút thuốc đâu có tốt cho ai; họ biết vậy từ lâu rồi. Ðề cảnh cáo ở ngoài hộp thì cũng được, nhưng người ta vẫn cứ mua. Cho nên cấm hút thuốc nơi công cộng tối thiểu cũng bảo vệ được những người không hút. Nhưng nhiều khi cũng vẫn còn tệ lắm. Thí dụ như trong khách sạn tôi ở tầng cấm hút thuốc, vậy mà vẫn ngửi thấy mùi khói trong phòng tắm. Tại sao khách bên cạnh lại lén vào hút? Họ không biết phép lịch sự, vì ngày nào cũng vậy. Có lẽ người ta nghĩ rằng vào phòng tắm hút cũng được, nhưng khói thuốc vẫn bay vào phòng tắm của tôi vì họ mở quạt máy và phòng này thông qua phòng kia. Còn có khi người ta lại thích vô phòng cấm hút thuốc để hút. Họ cố tình chống đối hay sao đó.

Cho nên không phải chỉ có cấm thôi mà còn phải phạt. Thí dụ như nếu hút thuốc trong phòng rửa tay trên máy bay thì phải phạt 2.000 đô la. Ở đâu cũng có thể làm vậy được, ngay cả khách sạn. Nếu bị bắt gặp thì phải trả tiền phạt. Củng cố luật lệ như vậy mới được, chứ nói không chưa đủ. Người ngoài không mấy giữ gìn kỷ luật hoặc không thành thật về đạo đức.

Còn nữa, họ cũng nên đề ngoài chai rượu như vầy: ỀRượu có thể làm hư não và gây các chứng bệnh đáng kểỂ hay ít nhất cũng là Ềrượu giết ngườiỂ. Có giết người thật! Uống rượu và lái xe làm chết hàng trăm ngàn người mỗi năm trên thế giới. Ai cũng biết.

Dù vậy, bị giết còn chưa nặng lắm. Có người thà chết còn hơn là tàn tật suốt đời, làm nặng gánh cho gia đình, xã hội và gây buồn khổ cho chính người đó và những người quan hệ. Cái đó còn tệ hơn là chết. Ðương nhiên chúng ta không muốn người nào phải chết như vậy, nhưng có phải mất chân, mất tay hay mất trí còn tệ hơn, cứ nằm đó, chết không được mà sống cũng không xong? Làm gánh nặng cho xã hội và tiền thuế của người dân, gây rất nhiều khổ hạnh. Nếu quý vị phải săn sóc cho một người như vậy, ngày này qua ngày khác, có thể nào tưởng tượng người trong gia đình sẽ bị căng thẳng thần kinh tới mức nào? Phải chăng như vậy còn tệ hơn là chết?

Rồi, con cái có cha mẹ bị như vậy thì cũng giống như là không cha mẹ, hay còn tệ hơn là không cha mẹ. Chúng nó đi tới trường, người nào cũng hỏi, rồi chúng nó xấu hổ, buồn bã. Thành thử còn những tai hại về tâm lý cho đứa con có cha nằm bất động nhà thương hay ở nhà. Con nít đâu có biết giải thích làm sao, rồi bị mấy đứa khác cười chê nó, hay chế giễu cha nó. Quý vị có tưởng tượng được những chuyện này không? Cho nên đâu phải chỉ có chuyện chết thôi.

Chúng ta không ủng hộ cái chết trong tai nạn xe cộ khi uống rượu, nhưng có nhiều trường hợp chết còn hơn là mấy cái khác, bởi vì hậu quả cực kỳ rộng lớn, chứ không phải chỉ có xảy ra cho nạn nhân mà thôi; nó cũng gây khổ sở cho gia đình, bạn bè. Nói ra cũng đủ thấy buồn rồi, huống chi là mình hay thân nhân mình bị.

Cho nên tôi nghĩ rằng chính phủ chưa làm hết sức của họ. Họ có thể viết ngoài nhãn hiệu tất cả những thứ gì nguy hại, ít nhất cũng cho con nít đọc. Bây giờ họ cấm trẻ em uống rượu nói Ềđừng uống rượuỂ nhưng đứa nhỏ đâu có hiểu tại sao. Nếu nó cầm lên mà chai rượu nào cũng đề: Ềhại ócỂ hay Ềgiảm trí thông minhỂ hay Ềlàm suy yếu sự nhận xét trong mọi việcỂ, ít ra con nít cũng đọc thấy và biết rằng: ỀÀ, lý do là vậyỂ. Nếu chỉ có nói trên truyền hình hay in trên báo, nó sẽ không đọc. Ðâu phải ngày nào truyền hình cũng chiếu mấy lời quảng cáo như vậy cho con nít thấy rượu là xấu. Họ chỉ nói với con cái mình rằng Ềđừng uống rượuỂ. Quý vị biết trẻ con rồi, chúng cứng đầu, chống đối. Khi quý vị bảo đừng thì chúng làm lén, làm cách khác, như là tự làm lấy một mình hay đi ăn cắp hay đứa này thách đứa kia. Hoặc phá lệ vào quán rượu lấy rượu uống. Không tốt. Sao họ không đề bên ngoài hay ít ra cũng một câu cảnh cáo trên nhãn hiệu? Cho chúng biết tại sao, cũng giống như họ làm cho thuốc lá. Ít ra cũng có người ý thức được, hoặc trẻ con cũng biết được ngay từ đầu là cái này rất tai hại.

ÐT: Thưa Sư Phụ, con nghĩ chính phủ không thật sự cố gắng 100%; họ lo vấn đề kinh tế vì thuế thuốc lá là một nguồn lợi tức rất lớn.

SP: Nhưng họ có làm; có đề cảnh cáo ngoài bao thuốc lá. Tại sao họ không làm như vậy với rượu? Có phải vì kinh tế không? Chính phủ vẫn có thể lấy thuế bằng nhiều cách khác. Nếu ngưng chiến tranh, không sản xuất vũ khí nữa, những thứ này tốn rất nhiều tiền, thì quý vị có thể nuôi cả thế giới miễn phí.

Cho nên, chính phủ nên viết cảnh cáo trên bất cứ những gì giết người, dù đó là rượu hay bất cứ gì. Họ nên làm việc đó vì họ là lãnh thủ quốc gia. Họ bắt buộc phải bảo vệ người dân thay vì đợi tới khi người ta đau ốm hoặc chết rồi mới lấy thật nhiều tiền thuế cố gắng chữa bệnh cho người ta, mà nhiều khi vẫn không làm được vì trễ quá rồi. Cho dù có chữa được đi nữa, bệnh nhân cũng phải chịu rất nhiều khổ sở, và thân quyến phải trải qua muôn vàn khó khăn, vất vả, đau đớn về phương diện tình cảm và tâm lý.

Cho nên tôi không hiểu tất cả những nhà lãnh đạo trên thế giới đang làm gì, bận rộn cái gì. Họ nên chăm lo ngọn nguồn của vấn đề: Cấm hút thuốc và cũng phải phạt người nào phá luật, giống như là vi phạm luật pháp vậy. Nếu có ai đâm vào lưng ai thì họ bỏ tù người đó tối thiểu một thời gian. Do đó, nếu có người thổi khói thuốc vào mũi quý vị, làm quý vị từ từ bị ung thư hay bị bệnh, người đó cũng phải vô tù, hay tối thiểu cũng phải chịu phạt để họ đừng làm nữa. Ðó là một hình thức giết người, một sự quấy nhiễu khác làm hại một cách khác. Nhưng cũng rất bạo lực. Cũng giống như đâm người nào đó nhưng chỉ khác vì cái đau chầm chậm, không thấy được. Ai cũng biết ngửi khói thuốc rất có hại, giết rất nhiều người, gây ra rất nhiều thống khổ, làm nhiều người bệnh hoạn và tiêu hao hệ thống an ninh xã hội trên toàn quốc. Ai cũng biết nhưng không ai làm gì cả.

Sợ kinh tế thiếu hụt nếu viết cảnh cáo bảo người ta đừng mua thuốc lá, hay sợ người ta mua ít nếu mình viết cảnh cáo, như vậy lợi ích gì nếu mình rốt cuộc cũng đem lợi tức thâu hoạch được từ thuế thuốc lá trả trở lại cho người bệnh?

ÐT: Nghiên cứu nói rằng nó tốn kém hơn.

SP: Phải, tốn kém hơn, điểm thứ nhất. Thứ hai, nó gây ra rất nhiều đau khổ, chứ không phải chỉ có tiền bạc mà thôi! Gây ra rất nhiều đau đớn về thể xác cũng như đau đớn tinh thần, thiệt hại trí thông minh của quốc gia. Ngoài kia có rất nhiều trí óc bị hại chỉ vì hút thuốc, uống rượu, trong khi chúng ta có thể dùng vào việc kiến thiết quốc gia, xây đắp một thế giới hòa bình hơn, thông minh hơn và hợp lý hơn.

Trước kia, khoảng trăm năm về trước, rượu bị bác, bị cấm không được uống. Tôi không biết sao bây giờ lại không cấm nữa. Ai cũng biết đó là thuốc độc mà họ vẫn cho mua công khai. Họ nói chỉ người lớn được mua, nhưng làm sao cấm được con nít không uống ở nhà khi mình có một chai rượu đế rồi cứ lang bang ở đó uống suốt ngày. Hay là một ngày nào đó quý vị ngồi chơi với bạn, nhìn thật là thoải mái, rót rượu có nước đá này nọ, truyện trò vui vẻ với nhau, rồi uống. Hình ảnh đó làm trẻ em trông thấy tưởng rằng ỀÀ, rượu đế làm mình vuiỂ.

Hoặc những giờ phút lãng mạn, quý vị ngồi bên nhau, uống rượu đế hay uống rượu gì đó, trẻ em nói rằng: ỀNếu muốn lãng mạn thì ta phải làm giống như bố mẹỂ. Và khi quý vị mời bạn gái đến chơi, nói dụ cô ấy uống rượu với nhau để cho giống hình ảnh thơ mộng quý vị từng thấy trong phim hay trong nhà quý vị.

Nếu xã hội dạy những rác rến này, mà lại muốn thế giới trật tự, an bình, trẻ nhỏ ngoan ngoãn, tử tế, thông minh, học ra trường, làm công dân tốt, thì con nít làm sao có thể lớn lên trong thế giới này và trở thành những người công dân tốt, nếu chúng nó nhìn thấy những gương xấu của người lớn chúng ta như vậy?

Cho nên chúng ta phải lên tiếng. Lời nói của chúng ta rất có ảnh hưởng. Quý vị chỉ cần nói lên. Người khác nghe hay không nghe cũng được, nhưng ít nhất quý vị cũng nói lên. Phải như vậy mới được. Nếu không viết trên nhãn hiệu thì tối thiểu trong nhà hàng cũng nên nói: ỀRượu giết ngườiỂ. Sao chỉ thuốc lá thôi? Thuốc lá giết còn ít hơn là rượu. Rượu thậm chí còn có hậu quả ngay lập tức nữa. Người nào say rượu, đi ra ngoài, nếu có ai khiêu khích là họ đánh lộn, rồi giết nhau hoặc bị đâm chém, bị thương, làm thiệt hại thân thể của nhau. Hậu quả đến còn mau hơn nữa. Vậy sao không đề cảnh cáo trên chai rượu? Tôi không hiểu cái này.

Ngoài ra, nó cũng làm hại óc; ai cũng biết. Óc không mọc lại được. Nếu quý vị uống một chút rượu thôi, và lâu rồi không uống thì chỗ não bị hư đó còn có thời gian mọc lại, nhưng nó đâu mọc lại hoài được. Nếu quý vị tiếp tục giết nó, nó sẽ không mọc lại được nữa. Và nếu quý vị uống rượu rất mạnh thì não sẽ hư luôn. Bất cứ phần nào rượu đi vào cũng thành hoại, dây thần kinh sẽ không mọc lại. Nhiều người biết vậy. Ngày nay, nếu quý vị có coi truyền hình hay đọc báo, quý vị không thể nói rằng mình không biết. Thì tại sao không để cảnh cáo ngoài chai rượu.

Rồi sau này quý vị cũng phải đề nhãn trong tiệm thịt, lên trên mọi thứ giết người. Mỗi miếng thịt nên có hàng chữ: ỀBạn đang sống trên xác chếtỂ hoặc viết ỀCó chúng sanh phải bị giết tàn nhẫn để bạn được bữa ăn hôm nayỂ. Ít nhất người mua cũng biết và họ có sự chọn lựa. Họ cũng nên để hình những con bò chết hoặc bị giết tàn nhẫn trên khắp tường trong tiệm thịt. Ít nhất khách hàng cũng biết họ đang trả tiền cho cái gì. Bán đồ mà che mắt người mua thì không phải là một việc làm thành thật. Giống như lường gạt, không phải là thành thật.

ÐT: Nhiều khi một miếng thịt trông không giống thịt; họ làm giống như ham hay xúc-xích, trẻ em cứ ăn xúc-xích mà không biết cái đó từ đâu ra.

SP: Phải, chúng nó không biết. Tôi biết một người, người này có đứa cháu mới bốn tuổi không thích ăn thịt. Nó chỉ thích ăn những gì không có thịt, nhưng cha mẹ cứ ép nó ăn. Có khi sinh bệnh nữa, nên tôi bảo người bạn đó rằng: ỀAnh phải thuyết phục cha mẹ nó, để cho nó chọnỂ. Từ đó tôi không biết chuyện đã ra sao rồi, nhưng tôi đã cố gắng hết mình.


Nâng cao ý thức của đại chúng sẽ kiến tạo một thiên đàng tại thế

Quý vị không nói được với tất cả mọi người trên thế giới, nhưng nói được với người nào được thì nói. Cố gắng hết mình. Nếu tất cả chúng ta đều cùng nhau cố gắng thế nào cũng có kết quả. Chiếu lên truyền hình, đài phát thanh, in giấy truyền tay, khắp mọi nơi: ỀHãy ăn chay. Ít nhất hôm nay, cứu được một sinh mạng vô tộiỂ. Rồi in hình con bò bị treo một cẳng lên trần nhà. In hình đó, cho họ thấy bò bị giết như thế nào.

ÐT: Thưa Sư Phụ, Hội Ăn chay ở Anh đã làm rất nhiều việc đó. Họ có những chương trình đặc biệt cho trường học và in áo thun có một cái mặt.

SP: Có, tôi biết. Thành ra cứ in hình con bò treo trên trần và đồ tể với con dao; hình đó đáng giá hơn một ngàn chữ. Thế nào cũng đánh trúng tim người nào đó, tôi hy vọng vậy, sẽ làm được việc. Nếu quý vị không cứu họ được về tâm linh vì con người ta không nghe, thì ít ra cũng cứu được một số súc vật đáng thương.

Chúng ta nên làm gì nữa để dọn dẹp tinh cầu? Ðể bảng cảnh cáo ở trường học luôn. Ðể bảng hiệu khắp mọi nơi nói những câu như là ỀMa túy giết ngườiỂ, ỀMa túy làm giảm trí thông minh của bạnỂ, ỀMa túy khiến bạn nghiện ngập và lệ thuộc vào nóỂ, ỀMa túy làm bạn sạt nghiệp, suy nhược tình dụcỂ. Có chớ! Cho nên tại sao chúng ta không nói hết những thứ này? Nó thật là như vậy. Ma túy làm quý vị yếu đuối, phải sống dựa vào nó, mặt mày xanh xao, xấu xí, hôi hám, già nua, bệnh tật. Sao họ không viết ra tất cả những cái này trong trường học? Ðừng chỉ nói ỀCấm ma túyỂ thôi, mà chúng ta cũng phải giải thích hết ra, vì không phải đứa trẻ nào cũng đọc về tất cả những điều này; chúng quá bận rộn việc học hành trong trường. Nếu thầy cô không nói gì hoặc chỉ nói một hai lần thì không đủ.

Quý vị phải để khẩu hiệu và những thứ giống vậy ở khắp mọi nơi về ma túy, về rượu, về thịt, nói rằng: ỀMột chúng sanh đã bị giết cho bạn ăn ngày hôm nayỂ. Ðể câu đó trên miếng thịt bò hay thịt heo, coi bao nhiêu người vẫn còn muốn mua. Cho họ suy nghĩ. Bởi vì giết một người là tội sát, giết thú vật cũng là tội sát. Nếu con vật chỉ chạy tới chạy lui không làm gì hại mà quý vị tới giết nó, đó là cố sát. Chứ là gì nữa? Cho nên chúng ta phải nói ỀCó kẻ bị sát vì miếng thịt trong bữa ăn của bạnỂ. Coi họ nghĩ sao về chuyện đó.

Trong tương lai, thế giới sẽ sạch sẽ hơn nếu chính phủ thật tình làm việc, nếu họ đạo đức hơn, mạnh mẽ hơn thay vì chỉ lo cho kinh tế. Vì tính như vậy là sai, nếu quý vị thâu thuế má nhưng lại phải trả tiền cho bệnh nhân. Còn gây ra đau khổ, chứ không phải chỉ có đau đớn trong thời gian bình phục bởi vì nhiều người không bình phục. Dù cho họ nhiều thuốc thang, chữa cho họ bằng dụng cụ tốt nhất, vẫn không khỏi bệnh. Cho nên thay vì làm vậy thì đừng có bán thuốc lá hoặc phải đề gì đó trên thuốc lá và rượu để ít người mắc bệnh hơn. Như vậy chúng ta sẽ không phải trả tiền chữa bệnh cho họ, mà thậm chí còn đắt hơn là thuế má thâu vô. Như vậy là lỗ vốn, có phải không? Cho nên chính phủ nào thông minh thì nên tính lại rồi sẽ biết làm ăn kiểu nào là hợp lý nhất. Ngoài ra, báo động cho mọi người biết và bảo vệ cho họ mới đúng thật là công việc của chính phủ. Bổn phận của họ là phải săn sóc sức khỏe và sự an toàn của người dân.

Có rất nhiều thứ tốt cho quý vị noi theo: tấm gương của tôi, bước chân của tôi, giáo lý của tôi. Tôi cũng đâu cấm cản quý vị điêàu gì. Quý vị có thể đeo nữ trang đẹp, mà tôi thậm chí vẽ kiểu cho quý vị. Quý vị có thể mặc đồ đẹp khi chúng ta có tiệc liên hoan. Chúng ta không phải lúc nào cũng cần mấy thứ này, nhưng vẫn có thể làm nếu muốn. Nếu không phải làm thì khỏi cần làm. Mình sao thì cũng thoải mái rồi. Chúng ta đẹp từ bên trong. Cho nên cũng chẳng cần phải mặc đồ nào mới là đẹp, nhưng nếu quý vị muốn thì tôi không cấm gì cả. Tôi không bắt quý vị tu khổ hạnh, chỉ là ăn chay vì lòng từ bi thôi. Bên trong quý vị càng đẹp thì bên ngoài quý vị sao cũng đẹp. Thị hiếu về quần áo và mọi thứ đều mỗi ngày một tốt hơn.

Thời xưa thật xưa, thí dụ bên Trung Hoa, vua là Minh sư, như vua Nghiêu vua Thuấn đều là Minh sư, và các vị vua săn sóc cho dân giống như săn sóc cho con cái của chính mình. Thời bấy giờ, thậm chí người ta không cần khóa cửa, không phải trả thuế cho vua. Họ không cần làm chi cho vua cả, như vậy mới đúng.

Do đó, chính phủ nên ban thưởng cho chúng ta: ỀCác bạn làm việc tốt. Các bạn đang giúp chúng tôi.Ể Chúng ta còn làm miễn phí nữa, họ chẳng phải trả tiền! Vì chính phủ phải trả tiền cho cảnh sát hay quân đội để ngăn chặn tội phạm, bảo vệ cho dân. Chúng ta cũng làm y như vậy mà không lãnh lương, không đụng độ với cảnh sát, không làm hại người nào, không có võ trang gì để hại ai. Cho nên làm sao chúng ta xấu được? Làm sao một chính phủ nào không nhận ra điều này? Những chuyện của thế gian này vẫn còn ngược đời, nhưng dĩ nhiên Thượng Ðế không giận hờn ai; Ngài vẫn giúp mọi người đi lên, lên, lên.

Tưởng tượng nếu người nào cũng làm giống như chúng ta, cho dù họ không ăn chay, có thể chỉ bắt đầu bằng bỏ rượu, bỏ ma túy, bỏ thuốc lá thôi, thì cũng đã trong sạch hơn, khỏe mạnh hơn, đỡ tốn rất nhiều tiền. Rồi người nào cũng hạnh phúc hơn; họ có thể có nhà tốt, xe tốt, sức khỏe tốt, gia đình tốt, và sẽ làm một tấm gương tốt cho trẻ em trong trường. Nếu chúng ta lấy đi rượu, thịt và thuốc lá, gia đình sẽ tốt hơn rất nhiều và trường học sẽ là nơi tốt hơn.

Cho nên hiệu quả của một đời sống trong sạch rất là to lớn, nó ảnh hưởng tất cả mọi thứ, chứ không phải chỉ một người hay một gia đình; ảnh hưởng cả xã hội. Bởi vậy tôi nghĩ thế giới nên làm việc này. Nếu người khác theo gương chúng ta, thậm chí họ cũng không cần phải theo tôi học thiền hay tất cả trở thành thánh nhân. Tôi chẳng cần phải dạy họ, và họ cũng chẳng cần tới gặp tôi. Họ chỉ cần sống một cuộc đời trong sạch. Họ có thể cầu nguyện Thượng Ðế hay cầu bất cứ người nào họ muốn, nhưng đạo đức của họ, đời sống tốt của họ sẽ ảnh hưởng tới toàn thế giới, và toàn thế giới sẽ trở thành thiên đàng mà không cần phải có tôi.

Tại sao thế giới không thấy được điều này? Sao nhiều lãnh tụ quốc gia không nhấn mạnh lối sống trong sạch này, thiên đàng hòa bình, hạnh phúc này cho tất cả mọi người? Nếu họ thật sự muốn săn sóc cho gia đình họ, thì theo cách đó. Ít ra cũng phải ủng hộ, làm một tấm gương, bởi vì có quyền hành là để như vậy: Quý vị có thể biến đổi thế giới, hoặc nếu là người lãnh đạo của một quốc gia thì ít ra cũng thay đổi được đất nước mình.

Chỉ cần làm từng bước là nó sẽ dễ. Trong khi đó, chúng ta có thể hy vọng, mơ ước một xã hội trong sạch và những việc mà các chính phủ trên thế giới nên làm và có lẽ sẽ làm. Ðó đã là bước đầu rồi.

Vì tôi vẫn nghĩ nguồn gốc của vấn đề là uống rượu, hút thuốc và ma túy. Từ đó, mọi sự thành xấu. Khi mất trí rồi là cái gì cũng làm. Có một câu truyện vào thời Ðức Phật, có người nói với người kia: ỀAnh phải giữ năm giới: Không sát sanh. Không trộm cướp. Không tà dâm. Không nói dối. Và không uống rượu.Ể Người kia nói: ỀTôi giữ được bốn giới đầu, còn giới ỔKhông uống rượuỖ, tôi không làm được.Ể Rồi anh ta uống rượu, rồi giết người, rồi nói dối, đủ thứ chuyện xảy ra vì anh ta say sưa. Khi say rượu, có người nào chặn ngang là anh ta giết. Nếu họ tìm cách chặn anh lại, anh cũng giết luôn vì đã mất tự chủ rồi, không còn biết mình đang làm gì nữa.

Thành ra, tôi hy vọng trong tương lai tất cả chính phủ sẽ làm như vậy. Trước hết, viết cảnh cáo về rượu, treo trong tất cả những tiệm rượu. Kế đó là viết cảnh cáo về thịt hay cá, nói rằng: ỀCó chúng sinh đã bị sát vì bạnỂ, ít ra cũng nói cho họ biết sự thật, nói để họ có sự chọn lựa, vì có thể người ta không biết. Họ biết họ ăn thịt, nhưng từ trước tới giờ ngày nào cũng ăn, nên họ chẳng nghĩ gì cả. Ða số người không được ai dạy dỗ, nên họ chỉ biết người ta quảng cáo thịt ỀngonỂ, rượu mạnh, v.v... Tất cả đều là lường gạt. Cho nên, nếu quý vị khiến cho họ hiểu rằng đây là cái mà họ chọn, thì họ có thể sẽ suy nghĩ. Quý vị không cần nói mạnh: ỀAnh phải ăn chayỂ. Chỉ cho người ta biết tại sao nên ăn chay Ồ ỀCó cách khác. Bạn không cần phải giết để sốngỂ. Rồi họ có thể chọn vì họ biết đó là sự chọn lựa khôn ngoan, nhưng họ phải có sự hiểu biết để chọn điều đó. 



  <<
Giới thiệu trang này đến bạn