Thời đại mới
Tư tưởng mới,
Thái độ mới

 

do sư huynh đồng tu Chen, Ðài Bắc, Formosa
(nguyên văn tiếng Anh)

 
 


Từ việc gây chiến cho đến việc đồng sinh tồn và chia sẻ tài sản, nhân loại đã bước trên cuộc hành trình dài và gian khổ, phản ảnh sự tìm kiếm hạnh phúc không ngừng. Ngày nay, dù rằng hầu hết mọi người đều đủ ăn, đủ mặc và không còn phải tranh đấu để sinh tồn, nhân loại vẫn còn phải đi rất xa trước khi tìm được sự mãn nguyện thật sự. Những rối loạn tinh thần vẫn tiếp tục, theo sau sự rối loạn về chính trị và kinh tế, trong khi nhân loại vẫn chịu đựng sự đau khổ vật chất và tinh thần dưới áp lực của tránh nhiệm hàng ngày, và không có thì giờ để thật sự thụ hưởng đời sống. Thêm vào đó, những xung đột về chủ thuyết giữa các tôn giáo giống như là núi lửa sắp bùng nổ, và khi điều này xảy ra, có thể sẽ có hậu quả nặng nề. Liên quan đến những đề tài này, một số giải pháp căn bản của Thanh Hải Vô Thượng Sư cho những vấn đề của nhân loại được trình bày dưới đây.


Chính trị

Nói chung, công dân của những quốc gia khác nhau không có cách nào khác hơn là phải Ềmiễn cưỡng chấp nhậnỂ chế độ đang cầm quyền. Sư Phụ có nói: ỀKhông thể đổ lỗi những vấn đề của thế giới cho các chính trị gia, cho hệ thống kinh tế hoặc một chủ thuyết của bất cứ quốc gia nào, nhưng hãy trách bản chất vô minh của chúng ta, không biết mình vĩ đại đến đâu, không biết mình là hiện thân của sự mãn nguyện, của tình thương. Do đó, khai ngộ là thuốc chữa cho tất cả mọi bệnh tật, cho tất cả những vấn đề thế tục, cho tất cả chiến tranh!Ể (Trích từ Bản Tin 37, Sư Phụ khai thị Ồ ỔHãy thụ hưởng đời sống, bắt đầu bằng sự khai ngộỖ) .

Nói về hành động thực tiễn, Sư Phụ đề nghị: ỀCon người nên tìm tài năng xuất chúng, đừng chỉ nương tựa vào chính quyền và các chính trị gia. Sự bỏ phiếu, những cuộc bầu cử nên được quần chúng đề nghị. Quần chúng nên thật sự tuyển chọn một số người, liệt kê vào một danh sách, rồi tất cả mọi người có thể chấp thuận hay từ chối những người trong danh sách. Theo cách đó, những người tài giỏi và đạo đức không cần phải có tiền mới phụng sự được quốc giaỂ (trích từ Bản Tin 51, Sư Phụ khai thị Ồ ỔTuyển chọn những người đạo đức và tài năngỖ).

Sư Phụ nói thêm: ỀTôi nghĩ hệ thống bầu cử tổng thống trong thế giới chúng ta cần phải được thay đổi. Thí dụ như, một vị tổng thống có tài nên được quyền tiếp tục chức vụ. Tại sao chúng ta phải lãng phí nhiều thời giờ và tiền bạc, tạo nhiều phiền phức chỉ để làm một cuộc bầu cử khác? Nếu vị tổng thống có tài nhưng không biết tự quảng cáo cho mình, không biết cách tự đề xướng hoặc tuyên truyền cho chính mình, hoặc là không có chiến lược để vận động thì sao? Họ sẽ thua cuộc bầu cử, rồi người khác sẽ được chức vụ. Người này có thể có khả năng kinh doanh bén nhạy, biết cách tận dụng quảng cáo, có nhiều tiền và dựa vào sự hối lộ. Chỉ giả sử là điều này xảy ra, chúng ta sẽ mất một người tài năng! Người mới có thể làm việc không giỏi. Họ có thể làm gì được với hai hay ba năm trong nhiệm kỳ tổng thống?Ể Về điểm này Sư Phụ cũng nói: ỀThêm vào đó, điều này sẽ tạo nên một từ trường cạnh tranh danh lợi trong nước, việc này không hay lắm. Tôi tin rằng luật pháp cần phải được tu chính để đặt ra một tiêu chuẩn định giá. Một vị tổng thống nên có quyền bắt đầu một nhiệm kỳ tiếp theo, nếu đạt đủ điểm trong nhiệm vụ về những phương diện kinh tế, văn hóa, ngoại giao và xã hội. Như vầy có thể giải quyết được nhiều vấn đề. Bằng không chúng ta sẽ uổng phí thì giờ, và nhiều chuyện khác sẽ bị lâm nguy. Hiếm khi chọn được một vị tổng thống giỏi, do đó chúng ta nên để họ tiếp tục làm việc. Tôi nghĩ như vậy sẽ hay hơn; vừa dân chủ vừa đỡ mất thì giờ hơn bởi vì theo cách này, mọi người sẽ có cơ hội đắc cử tổng thống. Mọi chuyện sẽ trở nên rõ ràngỂ (trích từ bài khai thị của Thanh Hải Vô Thượng Sư ỔLàm cách nào để tu hành trong một xã hội phức tạpỖ, Tây Hồ, Formosa ngày 5 tháng 11, 1995, DVD số 512).

Kinh tế

Thêm vào đó, nhân loại phải tự thoát mình ra khỏi đối cực tồn tại giữa giàu và nghèo, sự sống của mọi người cần được bảo vệ và mọi người nên hăng hái làm việc. Sư Phụ phát biểu: ỀTôi có thể tưởng tượng con người trong tương lai sau năm 2000 sẽ không cần phải làm việc cực khổ như vậy. Chúng ta sẽ có một hệ thống khác, một hệ thống khôn ngoan hơn, mọi người có thể chỉ làm việc cho sở thích của mình và chúng ta có thể sẽ không cần tiền. Mọi người sẽ sản xuất những gì họ cần và chia sẻ với những người khác. Như vậy tốt hơn, vì thật ra nếu một người có nhiều thời giờ, họ có thể cống hiến nhiều hơn. Trong thời gian thư giãn, họ có thể sản xuất, học hỏi, tự huấn luyện cho mình một cách làm việc khác, và có thể sử dụng trí thông minh để phát triển sở thích của mình. Ðôi khi người ta bỏ nhiều năng lực vào sở thích của mình hơn, thì sẽ sản xuất được những kết quả tốt đẹp hơn. Tôi nghĩ mọi người chỉ nên làm việc nửa ngày, như vậy là đủ, và nửa ngày còn lại nên dành cho sở thích, bất cứ điều gì họ thích phát triển hoặc cho những sáng kiến riêng, những khảo cứu riêng của mình (từ bài giảng của Sư Phụ ỔQuan niệm sai lầm sẽ đưa nhân loại đến tai họaỖ, Vọng Các, Thái Lan, ngày 14 tháng 9, 1994, băng thâu hình số 446).

Giáo dục

Ngoài việc tìm hiểu những kiến thức thực tiễn cần thiết, giáo dục tâm linh cho chính mình càng quan trọng hơn. Những sự phản kháng gần đây của người Hồi giáo tại Trung Ðông đã nhấn mạnh sự cấp bách này, khi rắc rối trổi dậy từ sự thiếu hiểu biết về căn bản của tín ngưỡng tôn giáo, nảy sinh những sự nổi loạn và xung đột rộng lớn. Tất cả các tổ chức tôn giáo và chính trị, dù khác biệt đều có một điểm giống nhau: đó là khát vọng tìm kiếm Chân lý. Vì vậy, chúng ta nên cố gắng gạt bỏ những nguyên tố mê tín, chứ không phải bỏ đi tinh hoa của tôn giáo.

Dựa trên ý tưởng này, Sư Phụ đã đề nghị một giải pháp: ỀMỗi trường đại học nên có một thư viện chứa đựng một sưu tập khổng lồ về kinh điển tôn giáo, để tất cả mọi người có thể cùng đến học hỏi triết lý của những vị Minh sư quá khứ một cách tự do và an hòa. Khi chúng ta có sự hiểu biết chân thật về niềm tin tôn giáo của người láng giềng và bạn bè, sẽ không còn nhiều chiến tranh và những xung đột tôn giáo hay nội chiến nữaỂ (Trích từ bài pháp của Sư Phụ ỔTại sao có xung đột và phỉ báng giữa các tôn giáoỖ, Ðài Trung, Formosa, ngày 16 tháng 11, 1988; Băng thâu hình số 18). Ðối với trường hợp vừa kể, một bức hí họa Tiên tri Mô-Ha-Med đã tạo nên nhiều cuộc nổi loạn trên thế giới. Ngược lại, nếu nhân loại muốn hưởng hòa bình lâu dài, bây giờ là lúc chúng ta phải hiểu biết và học hỏi lẫn nhau.

Quốc phòng


Sư Phụ cũng ủng hộ việc phòng thủ hòa bình: ỀCác chính quyền nên biết cách làm cho người dân sung sướng hơn, cách để bảo vệ đất nước mà không cần phải sử dụng vũ khí và bỏ quá nhiều tiền bạc vào súng ống, cách để hòa thuận với những nước láng giềng và tất cả những quốc gia trên thế giới, không phải gây xung đột với họ bằng cách cho họ sự tự do đi lại, nhưng cùng lúc vẫn bảo vệ quyền lợi của nước mình và giữ trật tự trong nước.Ể (trích từ bài thuyết pháp của Sư Phụ ỀÐiều gì khiến một quốc gia trở nên vĩ đạiỂ, Tân Gia Ba, ngày 8 tháng 3, 1993; Băng thâu hình số 327).

Và khi được hỏi làm cách nào để giải quyết những xung đột giữa biên giới, Sư Phụ trả lời: ỀCon người gây chiến với nhau bởi vì họ tự đồng hóa mình với thân thể, với những nhu cầu thể xác, với tất cả những đòi hỏi của thể xác, cho nên họ giết hại lẫn nhau. Giải pháp duy nhất là tìm cách nhận ra rằng chúng ta không phải là thân thể này, rồi sẽ không có ai chống đối chúng ta, và chúng ta sẽ không còn nguy hiểm về kinh tế hay chính trị. Sự khai ngộ là câu trả lời thật sự và lâu dài. Bằng không, chúng ta vẫn tiếp tục đồng hóa mình với thân thể, và vẫn tìm cách thỏa mãn nhu cầu của thể xác, vì lo rằng những người khác sẽ đến ăn trộm mùa màng của mình, cướp đi vợ mình hay xâm lăng đất nước mình. Một số quốc gia gây chiến với nước khác vì muốn phát triển sức mạnh kinh tế. Ðể nuôi dân số gia tăng quá nhanh, họ phải tạo chiến tranh để chiếm thêm đất, thêm thị trường kinh tế v.v... Tất cả đều liên quan đến thân thể. Dù rằng chúng ta nói lý tưởng khác nhau, tất cả đều quy về sự đòi hỏi thể xác. Vì vậy, nếu chúng ta trở nên khai ngộ, những cuộc chiến này tự chúng sẽ chấm dứt. Chúng ta sẽ thật sự nhận biết tình huynh đệ của nhân loại (Từ Bản Tin 102 ỔLời của Sư Phụ Ồ Hòa bình nội tạiỖ.

Ðời sống xã hội

Thêm vào đó, Sư Phụ ủng hộ việc quý trọng trí huệ của người cao niên, Ngài nói rằng nên giao phó cho ông bà chăm sóc việc giáo dục của trẻ em thì tốt hơn là giao chúng hoàn toàn cho những người cha mẹ chưa chín chắn. Ngoài ra, chúng ta cần phải tạo nên một môi trường mà trong đó không ai bị đói khát, và thiết lập nhiều nhà bếp công cộng để đáp ứng những nhu cầu cá nhân. Về đề tài này, Sư Phụ nói thêm: ỀỞ một số xã hội tiến bộ hơn trong vũ trụ, quý vị không cần phải làm việc để kiếm sống. Khắp nơi đều có như là một nhà bếp công cộng, một cửa hàng công cộng, tất cả mọi người đều có thể dùng sức lao động, công việc và tài nghệ của họ để đổi lấy những thứ họ cần. Thậm chí nếu không có gì để cống hiến, họ vẫn có thể được cung cấp. Nhưng nếu muốn thêm nhiều hơn, họ phải cố gắng bằng cách nào đó, và mỗi người chỉ đóng góp tài nghệ hoặc khả năng của mình cho xã hội, không vì tiền nhưng vì cái thú của nó, vì vinh dự được cống hiếnỂ (Trích Bản Tin 93, Sư Phụ khai thị Ồ ỔNhững hệ thống làm việc khác nhau trong vũ trụỖ).

Chúng ta cũng nên phát triển những hệ thống chính trị, kinh tế, giáo dục và xã hội, để tạo nên một môi trường lý tưởng, để thay thế quyền lực bằng việc phụng sự, thay thế sự cạnh tranh bằng sự chia sẻ, và thay thế sự công kích bằng sự thông cảm. Chúng ta phải hiểu rõ thực tế, rằng chúng ta chỉ có một Trái Ðất và tất cả mọi người đều phải nương tựa lẫn nhau. Chúng ta phải vượt qua sự phân biệt chủng tộc, quốc gia, tôn giáo và tất cả những phân biệt khác do con người tạo ra. Về đề tài này, Sư Phụ đã nhắn nhủ đồng tu pháp Quán Âm: ỀChúng ta phải làm những người tiền phong, những người lãnh đạo thế giới, không phải là trong những phong trào chính trị, cách mạng, mà hãy trở thành tấm gương sáng của sự hy sinh và tình thương. Ðó là cách để chúng ta cứu thế giới. Ðó là cách để chúng ta hướng dẫn thế giới vào thời đại mới, vào một tinh thần phụng sự và yêu thương lẫn nhau. Khi còn sống, chúng ta phải cống hiến đời sống của mình cho sự thiện lành, cho sự tiến bộ của nhân loại, của toàn thế giới, của toàn vũ trụ. Viễn ảnh của chúng ta phải rộng lớn, lớn hơn đời sống, phải cao thượng đến mức chúng ta không còn gì để mất nữa. Trong viễn ảnh lớn lao này, chúng ta không còn sợ hãi điều gì nữa. Tất cả những chướng ngại sẽ trở nên nhỏ bé và tất cả những điều bất tiện đều trở thành vô nghĩa trong một viễn ảnh như vậy. Tôi không cảm thấy rằng chúng ta nói chuyện mộng mơ, hay chỉ vẽ vời ra một viễn ảnh, mà tôi cảm thấy nó sẽ thành sự thật trong tương laiỂ (trích từ Bản Tin 21, Sư Phụ khai thị Ồ ỔDẫn dắt thế giới vào Thời đại mớiỖ). 


  <<
Giới thiệu trang này đến bạn