Tường trình theo xếp hạng và đánh giá của Sư Phụ


Phong trào Bất Bạo Ðộng Phong trào Bất Bạo Ðộng của Tây Tạng là ngọn đuốc sáng của lòng từ bi


Sư tỷ đồng tu Jolly Chiou, San Jose, California, Hoa Kỳ, sưu tập (nguyên văn tiếng Anh)

Qua hàng trăm năm phải sinh tồn trong môi trường khắc nghiệt vùng núi Hy Mã Lạp Sơn, người Tây Tạng đã có truyền thống dùng thú hoang làm thịt và y phục, tạo hậu quả hủy diệt sinh thái và gây diệt chủng cho nhiều loài vật hiếm, như giống chim trĩ trắng và cừu xanh mà chỉ được tìm thấy tại vùng đất này.

Do đó, từ năm 1642, Ðức Ðạt Lai Lạt Ma thứ năm đã ra pháp lệnh Bảo vệ Thú vật và Môi trường. Kể từ đó, những pháp lệnh này đã được ấn hành thường xuyên mỗi năm. Kết quả là sự ngưng giết chóc thú vật đã được kéo dài lâu hơn và cho nhiều giống vật hơn mỗi năm. Thêm vào đó, chính quyền đã khuyến khích người Tây Tạng khai phá đất đai để sản xuất những nguồn thực phẩm khác.[1]

Ðức Ðạt Lai Lạt Ma thứ mười bốn, người đoạt giải Nobel Hòa bình năm 1989 là kẻ rất tích cực trong những phong trào bất bạo động, và trong tác phẩm "Con đường đưa Nhân loại đến Hòa bình Thế giới", ngài phát biểu: "Tất cả mọi chúng sinh đều tìm kiếm hòa bình, sự tiện nghi và an toàn. Tất cả các sinh vật, ngay cả những sinh vật tí hon cũng cố gắng sinh tồn như con người chúng ta".1 Thêm vào đó, kể từ khi ngài khuyến khích tín đồ ăn chay vào năm 1993, sự tiêu thụ đậu hũ đã ngày càng phổ biến đối với nhiều người Tây Tạng đang chuyển sang ăn chay.[2]

Ðể giúp các cộng đồng Tây Tạng trong vùng Hy Mã Lạp Sơn tránh sử dụng da thú, ngài Ðạt Lai Lạt Ma đã tham gia những hội đoàn từ thiện tranh đấu và bảo vệ quyền lợi thú vật, như Tổ chức Quốc tế Chăm sóc Thú hoang (Care for the Wild International) và hội bất vụ lợi Tín mục cho Thú hoang Ấn Ðộ (Wildlife Trust of India). Ðề cập đến việc người Tây Tạng dùng sản phẩm thú vật làm y phục, ngài nói: "Tôi rất xấu hổ và cảm thấy không muốn sống khi nhìn hình ảnh người ta dùng da và lông thú để trang điểm. Ðừng bao giờ sử dụng hoặc mua bán thú hoang, những sản phẩm của chúng, hay những thành phần đến từ thú hoang."[3]

Do đó, theo tin Ðài truyền hình quốc tế CBS ngày 18 tháng 2, 2006: "Ðáp lời Ðức Ðạt Lai Lạt Ma, vị lãnh đạo tâm linh lưu vong của họ, hàng ngàn người Tây Tạng đã đốt bỏ da thú, không sử dụng những sản phẩm từ những loài thú hiếm đang bị diệt chủng".[4]

Với ảnh hưởng đặc biệt đến những quốc gia láng giềng như Ấn Ðộ, Trung Quốc, Bangladesh và Pakistan, phong trào bất bạo động của người Tây Tạng cũng là tấm gương điển hình cho nhiều chính quyền quốc gia, cho thấy việc tôn trọng, bảo vệ môi trường và những đồng loại của chúng ta trên trái đất là giải pháp để duy trì hòa bình thế giới và nội tại.  

 

Giới thiệu trang này đến bạn