Sử dụng châu báu một cách khai ngôả có thể mang lợi ích đến cho nhân loại

Do sư tỷ đồng tu Chiou, San Jose, California, Hoa Kỳ (nguyên văn tiếng Anh)

Trong lịch sử, kim cương được đề cập đến sớm nhất trong bản văn Arthasastra tiếng Phạn, một luận án kinh tế tại Ấn Ðộ được viết vào khoảng bốn thêá kỷ trước công nguyên. Bắt đầu từ thế kỷ thứ sáu, kim cương được xem là một chất liệu quý có thể cắt được những vật chất quý hoặc không quý, thậm chí có thể cắt được hồng ngọc. Kim cương cắt được tất cả m?i vật và không vật gì có thể cắt được nó. Sau thế kỷ 18, sự ưa chuộng kim cương dẫn đến sự khám phá những mỏ kim cương tại Ba Tây, Nam Phi, Gia Nã Ðại và Úc Ðại Lợi.

Các khoa học gia ngày nay đồng ý rằng kim cương là chất cứng rắn nhất, và ít bị ảnh hưởng hóa học nhất (phản ứng hóa học) trên địa cầu. Kim cương cũng rất bền và có hệ số ma sát rất thấp (thí dụ như, những chất khác có thể trượt qua kim cương một cách dễ dàng). Kim cương rất bền bỉ ở nhiệt độ và áp suất cao, và những làn sóng ánh sáng có thể đi xuyên qua kim cương một cách dễ dàng, từ tia cực tím cho đến vùng ánh sáng hồng ngoại xa xôi trong quang phổ điện tử.

Gần đây, các khoa học gia đã chế được kim cương nhân tạo với độ cứng như kim cương thiên nhiên, bằng một trong hai phương pháp: áp suất và nhiệt độ cao (High pressure and temperature - HPHT) và sự lắng hơi hóa học (Chemical vapor deposition - CVD), bằng cách đặt một lớp phim kim cương vào một chất liệu cứng. Lớp phim kim cương tạo nên bằng phương pháp CVD chẳng bao lâu sẽ được dùng trong nhiều lãnh vực, thí dụ như trong ngành khoa học nghiên cứu về độ ma sát, bôi trơn và mài mòn, trong việc chế lớp tráng chống rỉ sét, trong điện cực, thấu kính quang học, thiết bị làm nguội, cảm biến nhạy bằng hạt và hơi, và lớp tráng ngoài cho những dụng cụ y khoa.

Một báo cáo về CVD mang tựa đề "Kim cương thật lớn được chế tạo thật nhanh" bàn về những phát minh sử dụng kim cương cao cấp của tiến sĩ Russell Hemley và đồng nghiệp tại phòng thí nghiệm viện đại học Carnegie Mellon . Những khảo cứu gia đã sử dụng phương pháp CVD để chế tạo những tinh thể đơn kim cương. Tuy nhiên, không giống như những chất chế bằng phương pháp CVD có màu nâu, những kim cương này hoàn toàn trong sáng. Khi được hỏi về sự quan trọng của thành quả này, các khoa học gia đơn giản trả lời: "Thời đại kim cương đã đến".

Trong thế kỷ 20, một phát minh chính yếu là máy điện toán, dẫn đến thời đại vi tính. Tương tự vậy, trong thế kỷ 21, kim cương có thể đưa nhân loại vào một thời đại mới, và sẽ đóng một vai trò quan trọng trong khoa học và kỹ nghệ. Thí dụ như, những viên kim cương nhân tạo lớn, nhẹ tiền và phẩm chất cao có thể được dùng trong những vi điện tử áp suất và nhiệt độ cao dùng trong việc sản xuất những dụng cụ viễn thông tần số cao.

Ðồng thời, như nhiều báo chí đăng tải, các kỹ sư đang tìm ra nhiều áp dụng thương mại mới cho kim cương. Thí dụ như, Công ty Sony Corporation hiện đang sử dụng một lớp phim kim cương để tăng độ cứng của loa phóng thanh, từ đó cải tiến sự mô phỏng âm thanh tại những tần số rất cao. Hiện tại, những loa giọng kim hình vòm (tweeter dome - loa nhỏ có âm thanh tần số cao) được chế tạo bằng chất liệu dễ bị phá âm ở những tần số rất cao. Tuy nhiên, tiến sĩ Dr. Gary Geaves, trưởng khoa khảo cứu của công ty chế tạo loa phóng thanh Bowers & Wilkins tại Anh quốc cho biết: "Phẩm chất đặc biệt của kim cương có nghĩa rằng chúng ta có thể chế những loa giọng kim hình vòm có độ cứng cao, nhẹ và giữ độ cứng ở những tần số mà tai thường có thể nghe được và cao hơn". Do đó, khách hâm mộ âm nhạc chẳng bao lâu sẽ có được sự thưởng thức tối hậu với một thế hệ loa phóng thanh mới, qua những bộ phận được chế tạo bằng kim cương.

Một phát minh kỹ thuật cao cấp khác dùng kim cương là trong ngành y khoa. Phát minh này là chiếc khoan kích thước nhỏ mang tên Rotablator, được đề cập trong bài báo "Chiếc khoan đầu kim cương tạo chiều hướng mới trong việc quét sạch động mạch". Khác với những chiếc khoan trước, khoan này nhỏ hơn, quay nhanh hơn và có thể tiến vào những mạch máu nhỏ. Vì vậy, nó có thể phá bỏ những mảng vôi đóng bên thành động mạch tạo nên chứng cao máu và đôi khi ngăn cản lưu thông của mạch máu đưa đến nguy hiểm tánh mạng.

Nói về áp dụng của kim cương trong tương lai, Sư Phụ có nói:

"Lúc đầu, kim cương không phải là đồ trang sức cho con người, mà là một loại khoáng chất rất quý, được dùng trong khoa học, trong những máy móc và dụng cụ văn minh. Hiện tại, chúng ta không thể sử dụng chúng vì không có những khoa học gia đủ tài năng để phát minh ra những dụng cụ cao cấp bằng cách pha trộn kim cương, pha lê, vàng, v.v... nhưng trong tương lai điều này có thể thành tựu. Nếu chúng ta có cơ hội liên lạc với những hành tinh khác để học hỏi từ họ, rồi cùng với trí huệ và sự ủng hộ của người địa cầu, chúng ta có thể biến địa cầu trở nên huy hoàng. Tôi cũng hy vọng rằng thời gian chẳng bao lâu sẽ đến, để người địa cầu sẽ có được sự tiện nghi tốt đẹp hơn.

(Trích từ Bản Tin 93, Sư Phụ khai thị, "Bí ẩn của vũ trụ", http://www.godsdirectcontact.com/aulac/093/index.htm)

Có vẻ như thời đại mới giúp cho nhân loại có một cuộc sống thoải mái tiện nghi hơn đã đến. Quan trọng hơn, là những tiến bộ về khảo cứu kim cương đề cập bên trên chứng minh rằng viễn ảnh lạc quan của Sư Phụ về tương lai của tinh cầu đang trở thành sự thật.

 

Tham khảo
http://www.carnegieinstitution.org/news_releases/news_0505_16.html
http://www.igcar.ernet.in/mrsi/diamond.htm http://www.chem.wisc.edu/~newtrad/CurrRef/BDGTopic/BDGtext/dtdandtac.html http://www.chem.wisc.edu/~newtrad/CurrRef/BDGTopic/BDGtext/dmpids.html http://www.chem.wisc.edu/~newtrad/CurrRef/BDGTopic/BDGtext/dmpids.html

Giới thiệu trang này đến bạn