Một công trình nhà ở chu cấp đời sống bảo tồn năng lượng

Do sư huynh đồng tu John Hunter, Luân Ðôn, Anh Quốc (nguyên văn tiếng Anh)

 

Công trình hoàn thành lần đầu ở London Borough of Sutton

Như đã đề cập trong bài "Phát triển trong thời đại Hoàng kim" ỏ(xin xem Bản Tin 161), nhiều kỹ thuật mới được phát triển để giải quyết những khó khăn gây ra bởi sự thay đổi của thời tiết, nạn ô nhiễm và nạn thiếu nước. Anh Quốc, như những quốc gia khác trên thế giới, cũng phải đối đầu thêm với những thử thách gây ra do số đông người sống trong những vùng mà luôn luôn thiếu đất để xây nhà mới. Ðể giải quyết vấn đề này, chánh phủ Anh Quốc hiện đang tích cực khuyến khích sự phát triển công trình "cánh đồng nâu", kêu gọi xây dựng những công trình mới từ những tòa nhà cũ bị phá đi hay sửa sang những tòa nhà đang hiện hữu.

Một công trình thú vị phát triển nhà mới nhằm giải quyết vấn đề chỗ ở và những vấn đề khác nữa, được những nhà bảo trợ chương trình này gọi là BedZED (chương trình phát triển năng lượng không nhiên liệu hóa thạch [fossil]), phương thức này kết hợp nhiều nguyên tố đời sống có thể chống đỡ được, với những kỹ thuật mới nhất để thiết lập một cộng đồng kiểu mẫu lý tưởng cho tương lai. Công trình BedZEd đầu tiên nằm trong vùng "Cánh đồng nâu" ở phía nam của Luân Ðôn, được thiết kế với mục đích không thải ra thán khí bằng cách tránh dùng nhiên liệu hóa thạch. Mục tiêu này đã được thành công qua sự kết hợp những kỹ thuật năng lượng hữu hiệu cùng với việc xây một thiết bị lấy năng lượng và nhiệt lượng từ nhiên liệu củi. Hơn nữa, diện tích lớn với những mảnh quang điện (đơn vị thâu nhận năng lượng mặt trời) được ráp đặt trên nóc của các tòa nhà cung cấp đủ năng lượng cho 40 chiếc xe điện, giảm đi sự tiêu dùng nhiên liệu hóa thạch nhiều hơn nữa.

Trong công trình xây dựng, toán BedZED cũng đã quyết định chỉ dùng những vật liệu xây cất mua được trong phạm vi 35 dặm, như vậy sẽ giảm bớt "công sức biến hóa" của các vật liệu (bao gồm công sức dùng để sản xuất, chuyên chở và ráp nối các vật liệu). Ngoài ra, gỗ mới nào được dùng trong việc xây cất đều được lấy từ khu rừng địa phương WWF được hội đồng quản lý rừng phê chuẩn.

Tòa nhà cao ba tầng gồm có 82 căn hộ, mỗi hộ được lắp kính siêu cách ly xoay mặt về hướng nam để cung cấp sự tiếp nhận nhiệt lượng hữu dụng vào mùa đông. Một hệ thống tinh vi để sưởi ấm và làm thông khí cũng dùng những ống chụp lực gió hình mũ gắn trên mái nhà song song với những tấm kim loại trau đổi nhiệt để điều hòa bầu khí ấm.

Trở lại vấn đề nơi ở thì những chỗ làm việc được đặt trong vùng có bóng mát của những mái bằng xoay mặt về hướng nam. Vườn hoa ngoài trời được xây trên mái của chỗ làm việc, để mỗi một tầng của căn nhà ba tầng có thể có vườn hoa ngoài trời riêng, dễ dàng có ánh nắng mặt trời trong lúc cung cấp ánh sáng ban ngày nơi làm việc mà không bị vấn đề nóng bức trong mùa hè.

Bản vẽ hình cắt ngang của công trình.

Bên trong khu nhà phát triển BedZED còn có thêm một tòa thiết bị kết hợp nhiệt lượng và năng lượng, phòng công tắc điện và phòng trồng cây với mái bằng kính, với thiết bị xử lý nước ngay tại chỗ biến chế tất cả chất thải "đen" và "xám". Thêm vào đó, nước mưa được tích trữ và tái chế để giảm bớt sự cần thiết dùng nước cung cấp từ bên ngoài vào. Tòa nhà này cũng có trung tâm sức khỏe cộng đồng, nhà trẻ và quán cà phê, với một câu lạc bộ thể thao và văn phòng.

Khái niệm BedZED được phát triển trong thời gian 5 năm do một toán kiến trúc sư, nhóm phát triển sinh vật địa phương và nhóm xây dựng nhà cửa. Cộng đồng này được thiết kế để cung cấp nhà ở cho 240 thường dân và 200 công nhân, có khả năng đem lại một đời sống không thán khí, với tất cả năng lượng cho tòa nhà và phương tiện di chuyển trong vùng được cung cấp từ những nguồn năng lượng có thể tái phục hồi. Những khu "cánh đồng nâu" khác sử dụng những phương pháp tương tự có thể giảm thiểu một cách đáng kể sự bành trướng vùng đô thị ở Anh Quốc và các quốc gia khác, đồng thời vẫn cung ứng được những tiện nghi như sân chơi, chỗ công cộng, giải trí, và một không gian thích nghi để làm việc. Trường hợp cá biệt của khái niệm sinh sống tiến bộ này, mà đã trở thành hiện thực, chắc chắn có cơ hội gợi nguồn cảm hứng cho những công trình xây dựng khai ngộ hơn nữa.

 

* Hình được dùng là từ trang mạng Zedfactory

Giới thiệu trang này đến bạn