NHỮNG THAY ÐỔI LỚN LAO KHẮP THẾ GIỚI


 
 
BẮC ÁI NHĨ LAN
 
 

Sự phát triển hòa bình lịch sử ở Bắc Ái Nhĩ Lan

Ban Báo chí Dublin tường trình (nguyên văn tiếng Anh)

Vào ngày 28 tháng 7 năm 2005, một sự phát triển quan trọng có tính cách lịch sử đã diễn ra ở Bắc Ái Nhĩ Lan khi Quân lực Cộng hòa Ái Nhĩ Lan (Irish Republican Party - IRA) chính thức tuyên bố kết thúc cuộc xung đột vũ khí kéo dài 3 thập niên với Anh Quốc trong vùng Bắc Ái Nhĩ Lan và cam kết đeo đuổi mục đích thống nhất Ái Nhĩ Lan qua "những phương cách hoàn toàn hòa bình". Các nhà lãnh đạo Anh Quốc và Ái Nhĩ Lan nói rằng họ hy vọng lời tuyên bố, được môi giới thương lượng giữa phe đại diện chính trị của IRA và các quan chức ở Luân Ðôn và Dublin, sẽ phục hồi nền hòa bình địa phương và đem lại chung cuộc cho hơn 30 năm bạo lực của bè phái được biết đến như "những kẻ quấy nhiễu" đã giết hại trên 3.600 người Công giáo và Tin Lành từ năm 1969.

Kể từ khi lời tuyên bố hòa bình ra đời, sự thù nghịch xưa nay giữa Bắc và Nam Ái Nhĩ Lan đã trở thành một việc quá khứ. Láng giềng từng có thể là kẻ thù vì sự chia cắt hai bên về chính trị nay đã có thể trở thành bằng hữu. Công giáo và Tin Lành đã đều hạ cờ và những ký hiệu hiệp hội tôn giáo khác để khỏi làm tổn thương láng giềng. Cũng thế, vào ngày 24 tháng 4 năm 2006, các nhà lãnh đạo chính trị từ D.U.P. (Ðảng Dân chủ Hợp nhất) ở Bắc Ái Nhĩ Lan lần đầu tiên trong lịch sử đã tham gia vào cuộc bàn thảo liên chính phủ tại Dublin để đưa ra một giải pháp hòa bình cho sự tranh chấp của miền Bắc.

Ðây là tất cả những dấu hiệu xác định rõ ràng cho thấy băng đá đang tan rã. Mọi người ở cả hai miền Nam Bắc đều muốn hòa giải và khao khát hòa bình hơn bao giờ hết.


 

 
 
TÂY BAN NHA
 
 

ETA tuyên bố ngưng bắn vĩnh viễn

Do Pablo Monedero, Madrid, Tây Ban Nha (nguyên văn tiếng Tây Ban Nha)

 

Vào năm 1936, một trận nội chiến ở Tây Ban Nha đã đem lại hậu quả một chế độ độc tài (Franco, 1939-1975). Chẳng bao lâu sau, một nhóm riêng rẽ đã tổ chức ở vùng đông bắc Tây Ban Nha, tự xưng là ETA (Euskadi ta Askatasuna - nghĩa là "Ðất tổ Basque và tự do "). Kể từ khi đó, nhóm này liên tục thực hiện những cuộc tấn công trên khắp toàn đất nước cho đến thời gian hiện nay.

Tuy nhiên, vào đầu năm 2004, ETA biểu lộ rằng họ đang nghĩ đến việc ngưng bắn, rồi vào ngày 23 tháng 3 năm 2004, thì nhóm đã thông báo dự định của họ chấm dứt tất cả những bạo động. Sự tuyên bố mới đây ở Tay Ban Nha, ngoài việc là một tin lành, cũng đã giúp chính phủ toàn diện vì những nhà lãnh đạo đang lo toan những về vấn đề này, nay đã nhận được sự ủng hộ và đồng minh từ những đảng phái chính trị và những nhà lãnh đạo khác, bất kể những quan điểm chính trị khác nhau giữa họ.

Như Thanh Hải Vô Thượng Sư đã nói trong bài thuyết giảng của Ngài ở Madrid, Tây Ban Nha, vào ngày 5 tháng 5, 1999: "Chỉ có Khai Ngộ mới tiêu diệt được vô minh. Chỉ có tình thương của Thượng Ðế mới vô hiệu hóa được lòng căm thù. Chỉ có tình huynh đệ thật sự mới làm tan biến được những xung đột và ý kiến khác nhau trong anh chị emẨ. Quý hãy vị giúp tôi. Quý vị hãy đem tình thương của Thượng đế đến hành tinh này. Quý vị hãy giúp tôi cùng nhau cầu nguyện trong im lặng để biết được Thượng đế, để đem tình thương của Ngài và Thiên Quốc đến hành tinh này". Chúng ta rất vui mừng thấy được tình huynh đệ thật sự đang hình thành với hồng ân của Thượng Ðế.


 

 
 
TÍCH LAN
 
 

 

Hướng về hòa bình

Do Ban Báo chí Formosa

 

Suốt 20 năm qua, Tích Lan đã bị một cuộc nội chiến giữa hai phe, Sinhal và Tamil. Ước lượng khoảng 64 ngàn người đã thiệt mạng từ cả hai phe, và 700 ngàn thường dân đã phải di tản. Từ cuối năm 1999 đến đầu năm 2000, nhóm Hùm Tamil đã phóng một cuộc tấn công dữ dội và nổ nhiều bom tự sát tại thủ đô Colombo. Kết quả là sự sợ hãi và lo âu đã lan tràn khắp nước, với quân lính trang bị đầy đủ vũ khí tuần hành và kiểm tra những người khách qua đường ở khắp nơi.

Giữa lúc giới nghiêm và khủng hoảng, Sư Phụ đã đến Colombo vào năm 2000 thuyết pháp rộng rãi. Những người thành tâm cầu Ðạo đã đến gặp Sư Phụ bất chấp sự đe dọa an toàn cá nhân. Kể từ đó, sự xung đột đã sút giảm đáng kể và cộng đồng quốc tế đã bày tỏ nhiều quan tâm và lo lắng hơn đến sự an nguy của hòn đảo này. Thí dụ như vào năm 2002, Na Uy đã thủ vai trò trung gian và giúp đỡ hai phía đạt đến thỏa hiệp ngưng bắn, điều này đã mở ra một khởi đầu cho việc hòa giải. Vào tháng 2 năm 2006, cả hai phe đã gặp nhau ở Geneva để xúc tiến vòng đầu tiên của cuộc đàm phán hòa bình.

Mặc dù một vài người cực đoan vẫn còn miễn cưỡng không muốn đàm phán hòa bình và muốn hướng về những xung đột xa hơn, nhưng cả hai phía vẫn quyết tâm đi đến hòa bình. Họ mong mỏi vòng đàm phán hòa bình kế tiếp sẽ tiến bộ hơn với ít trở ngại hơn và tình hình chung sẽ trở nên ổn định và an ninh hơn.

 

Giới thiệu trang này đến bạn