Sự can đảm của một cá nhân làm sáng tỏ
cái giá thật sự của việc ăn thịt

Do Ban Báo chí Florida (nguyên văn tiếng Anh)


Vào ngày 3 tháng 7, 2006, nhà nghiên cứu dược lý John Verrall của chính quyền Anh đã loan báo một tin kinh ngạc cho tờ báo Daily Mail của Anh Quốc. Ông nói rằng chính quyền Anh đã cố tình che dấu những bằng chứng khoa học về những nguy cơ nghiêm trọng cho sức khoẻ của việc ăn thịt bò được cấy kích thích tố giới tính (sex hormone). Bài báo đăng trên tờ Daily mail đã được nhanh chóng lan truyền trên những tờ báo khắp thế giới.

Ông Verrall là một khoa học gia đáng kính với 49 năm kinh nghiệm trong nghề, một thành viên trong Ủy ban Sản phẩm cho Thú y của chính quyền có nhiệm vụ kiểm soát việc sử dụng kích thích tố của các nhà sản xuất thịt. Ông cảm thấy phải loan báo trước công chúng tin kinh động này, sau khi sự cảnh cáo nhiều lần của ông với Ủy ban bị làm ngơ.

Ðiều đáng chú ý của cáo trạng này, là giới chức Anh Quốc đã nhiều lần bị tố cáo về việc che dấu bệnh Bò Ðiên và những nguy hại khác của kỹ nghệ thịt. Nhà báo Geoffrey Lean, một nhà báo từng đoạt giải, tuyên bố: “Nói về sự kiêu ngạo và thờ ơ của những kẻ có nhiệm vụ giữ thực phẩm an toàn cho chúng ta, còn bằng chứng nào rõ ràng hơn là việc tìm cách bịt miệng ông John Verrall?”

http://www.dailymail.co.uk/pages/live/articles/news/news.html? in_article_id=393885&in_page_id=1770



Thực tế kinh hoàng của kích thích tố giới tính trong thịt


Vì sao các nông gia cấy kích thích tố giới tính vào loài bò? Kích thích tố giới tính khiến cho loài bò phát triển bắp thịt nhanh chóng hơn. Một số những kích thích tố này, dựa trên kích thích tố nam, đã bị cấm. Những vận động viên thể thao không được quyền sử dụng chúng để phát triển bắp thịt. Những kích thích tố khác, dựa trên kích thích tố nữ, làm ngưng chu kỳ sinh sản của loài bò, cũng khiến cho chúng phát triển bắp thịt nhanh hơn. Kết quả của việc cấy kích thích tố thật dễ sợ: những con bò được cấy kích thích tố phát triển 3 cân Anh thịt mỗi ngày – 20% nhanh hơn những con được nuôi theo cách tự nhiên.

Hiển nhiên là kích thích tố giới tính là những chất hóa học rất mãnh liệt. Chính vì lý do này, các vận động viên thể thao đã bị cấm không được sử dụng chúng. Không những chúng làm hại cơ thể những con bò được cấy (mà chẳng bao lâu sẽ bị làm thịt), thậm chí một phần nhỏ kích thích tố thặng dư trong thịt có thể tạo nguy hiểm lâu dài cho nhân loại và các loài vật khác.

Những dấu vết kích thích tố nhỏ như trong kính hiển vi đã được tìm thấy trong hệ sinh thái, được gieo rắc từ gió và nước. Thí dụ như, 12% những kích thích tố được cấy đã chạy trực tiếp từ con bò vào phân của nó, làm ô nhiễm sông ngòi. Những nhà sinh vật đã quy một số khuyết tật của cá và loài bò sát do những kích thích tố từ phân bò. Nói chung, những khuyết tật này cũng tương tự như những khiếm khuyết của những người sử dụng steroid – thí dụ như, dương vật và tinh hoàn của người nam bị teo nhỏ, và người nữ trở nên có nam tính.

Ðối với những người tiêu thụ thịt có dính thặng dư của kích thích tố, bị nguy hiểm nhiều nhất là trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai. Sự quân bình của kích thích tố giới tính trong một cơ thể đang phát triển rất nhạy cảm, và nhiều ảnh hưởng phụ có thể xảy ra. Những điều này bao gồm ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt (prostate) và tinh hoàn, sự teo nhỏ bộ phận sinh dục trong trẻ sơ sinh nam.

Tại Hoa Kỳ, là nơi mà 90% số gia súc chăn nuôi đều được cấy kích thích tố, bệnh ung thư vú có tỷ lệ 45% nhiều hơn, và bệnh ung thư tuyến tiền liệt nhiều gấp đôi tỷ lệ tại Âu Châu. Tỷ lệ cao của bệnh ung thư vú liên quan đến dậy thì sớm – nữ giới Mỹ có kinh nguyệt 2 năm sớm hơn so với thế kỷ trước, trước khi có việc sử dụng kích thích tố bừa bãi. Theo bác sĩ Carlos Sonnenschein, giáo sư trường Y khoa của Ðại học Tufts tại thành phố Boston, Hoa Kỳ, thì nguyên nhân tỷ lệ ung thư cao rất có thể là do những kích thích tố tiêm vào trong thịt.



http://www.sciencenews.org/articles/20020105/bob13.asp




Một sự che đậy

Trong năm 2002, một ủy ban các khoa học gia của Liên hiệp Âu Châu đã duyệt xét kết quả 17 cuộc nghiên cứu về hậu quả kích thích tố trong thịt, và kết luận rằng việc này có nguy cơ nghiêm trọng. Vì lý do này, việc cấy kích thích tố bị cấm đối với tất cả những gia súc thuộc Liên hiệp Âu Châu. Tuy nhiên, chúng vẫn không bị cấm tại những quốc gia khác như Hoa Kỳ, nơi các nhà nông vẫn tìm cách xuất khẩu thịt bò sang Liên hiệp Âu Châu. Trên nguyên tắc, Liên hiệp Âu Châu cấm nhập khẩu thịt có kích thích tố, nhưng không thử nghiệm thịt nhập khẩu. Các chuyên gia tin rằng thịt ô nhiễm vẫn tiếp tục được nhập vào Âu Châu. Ðiều quan trọng hơn, là chính quyền Mỹ và Anh Quốc hiện đang tìm cách bãi bỏ lệnh cấm hoàn toàn.

Giới cầm quyền Anh quốc gần đây đã đổi thái độ đối với Monsanto, một công ty quốc tế sản xuất kích thích tố giới tính. Monsanto đã hợp tác với những nhóm khác trong công nghệ thịt như Hiệp hội Những Người Chăn bò Mỹ Quốc (US Cattleman’s Beef Association). Và những nhóm này đã hợp tác để cưỡng ép tiến trình thương thuyết trong Tổ chức Mậu dịch Thế giới (World Trade Organization - WTO). Họ hiện đang tìm cách ép Liên hiệp Âu Châu phải chấp nhận thịt có kích thích tố trên luật pháp – dù rằng đa số thành viên Liên hiệp Âu Châu đều chống đối việc này, vì lý do an sinh của cả con người lẫn thú vật. Do việc Hoa Kỳ ép WTO phải có cuộc bỏ phiếu bí mật đáng ngờ, Liên hiệp Âu Châu hiện phải trả cho Mỹ $120 triệu mỹ kim mỗi năm để giữ lệnh cấm nhập khẩu này. Một quyết định cuối cùng của WTO sẽ được hoàn thành vào tháng 10, 2006.

Ông John Verrall, với địa vị một thành viên Ủy Ban Sản phẩm Thú Y của chính quyền Anh Quốc, đã biết rõ về chiến thuật của công ty Monsanto. Trong quá khứ, ông từng phơi bày sự kiện Monsanto đã ban cho viên chức xã hội những công việc làm lương cao một khi họ rời chính phủ. Hiện tại, do áp lực mãnh liệt từ những luật sư của Monsanto qua WTO, ngay cả Ủy ban Sản phẩm Thú Y đã quyết định chống lại báo cáo của các khoa học gia thuộc Liên hiệp Âu Châu. Ðiều này có thể tạo đổ vỡ trong việc chính quyền Liên hiệp Âu Châu chống việc nhập khẩu thịt có kích thích tố – từ đó sẽ nhập khẩu sản phẩm sinh lợi nhiều nhất của Monsanto: sinh thể đổi chủng di truyền (Genetically Modified Organisms - GMO).



Ảo tưởng của công nghệ thịt


Tất cả những trận chiến pháp luật đều được thực hiện bởi các luật sư quốc tế đàng sau những cánh cửa đóng kín. Theo luật của WTO, ý kiến của thường dân không thể ảnh hưởng những quyết định về chính sách mậu dịch đúng ra là dựa trên ý kiến của chuyên gia. Tuy nhiên, như ông John Verrall đã tiết lộ, tin tức từ các chuyên gia bị kiểm soát bởi ngành công nghệ. Ông Verrall thậm chí cũng không được phép bao gồm bản Báo cáo Thiểu số – một yếu tố tiêu chuẩn trong báo cáo của chuyên gia – vào trong bản báo cáo chính thức về kích thích tố của Ủy ban Sản phẩm Thú Y chính quyền Anh. Ông và một thành viên bất mãn khác, giáo sư Diana Anderson – một chuyên gia hàng đầu về hậu quả của việc cấy kích thích tố – đã hoàn toàn bị làm ngơ. Dù ông Verrall đã đệ trình một số lượng lớn những chứng cớ từ vô số cuộc khảo cứu được thực hiện trong vòng 2 năm qua, cho thấy sự nguy hiểm về sức khoẻ từ kích thích tố nghiêm trọng hơn nhiều so với dự tưởng, Ủy Ban vẫn không chấp nhận những kết quả này trong báo cáo. Do đó, ông Verrall đã bắt buộc phải ấn hành Báo cáo Thiểu số trên mạng truyền thông internet và bất tín nhiệm Ủy ban.



http://foodethicscouncil.org/node/166?PHPSESSID=1d4a99ca9cfa75d141f0704fe92b1284


Do hành động anh hùng của ông Verrall, Liên hiệp Âu Châu có thể sẽ giữ lại lệnh cấm kích thích tố, tối thiểu là đến khi thương thuyết của WTO kết thúc. Tuy nhiên, vấn đề kích thích tố chỉ là một trận chiến nhỏ trong một cuộc chiến tranh lớn, do công nghệ thịt tạo ra cho số đông dân chúng không ngờ vực. Ðây là một cuộc chiến với những thông tin sai lạc và thủ đoạn luật pháp, để che dấu cái giá thật sự của việc ăn thịt đối với sức khoẻ công chúng và môi trường. Dù ý kiến của người dân về phúc lợi thú vật đã thay đổi rõ rệt, và trên thực tế là kỹ nghệ thịt hiện đại đã xuống thấp dưới tiêu chuẩn đạo đức của xã hội ngày nay, thực tế này đã bị che đậy – bọc trong những gói kiếng nhựa (xin đọc Bản Tin 164, mục “Sư Phụ khai thị”, để biết thêm chi tiết). Công nghệ sản xuất thịt do đó đã cướp đoạt chính sách quốc gia và biến những cơ quan y tế công cộng thành trò hề. Nhưng trò lừa bịp này chỉ có thể tồn tại một thời gian.

Qua sự can đảm của những người như ông John Verrall, sự thật sẽ được phơi bày trước ánh sáng.  


<< >>