Âu Châu bước vào một thời đại Hoàng Kim không khói thuốc

Do Ban Báo chí Anh quốc (nguyên văn tiếng Anh)


Vào tháng 5, 1999, Thanh Hải Vô Thượng Sư thực hiện chuyến hoằng pháp khắp Âu Châu, nâng cao ý thức của lục địa này trong khi cuộc chiến Balkans đang xảy ra. Vào buổi thuyết pháp chót của Ngài, cũng đêm hôm đó (cùng một giờ), một hiệp định hòa bình cuối cùng đã được ký kết. Kể từ ngày đó, Âu Châu đã hưởng thụ một thời kỳ hòa bình chưa từng có trước đây.

Không may mắn là trong chuyến hoằng pháp Sư Phụ đã thấy được một hình thức khác có tính cách hủy diệt xảy ra khắp Âu Châu, đó là việc hút thuốc. Vì cơ thể Ngài rất nhạy cảm đối với bất cứ loại ô nhiễm nào, Sư Phụ bị những triệu chứng khó thở. Ngài liên tục cảnh cáo người Âu Châu rằng, vì sức khoẻ và tâm linh của chính họ, họ phải bỏ hút thuốc.

Ngạc nhiên thay, kể từ đó Âu Châu trở thành nước đứng đầu thế giới trong việc bỏ hút thuốc. Dù là việc hút thuốc đã ăn sâu trong văn hóa Âu Châu – đặc biệt là trong các quán cà phê và quán rượu – 6 quốc gia Âu Châu là Ái Nhĩ Lan, Na Uy, Ý Ðại Lợi, Malta, Thụy Ðiển và Tô Cách Lan đã cấm hút thuốc nơi công cộng từ năm 2004. Những lệnh cấm tương tự sẽ được ban hành kể từ đầu tháng này tại quốc gia Latvia, và năm tới tại Anh Quốc.

Trong khi đó, Ðức Quốc đã sẵn sàng để chấp nhận một lệnh cấm hút thuốc nơi công cộng trong tương lai gần đây. Thống kê cho thấy hầu hết dân Ðức muốn thấy một lệnh cấm như vậy. Quốc hội Ðức hiện đang chuẩn bị làm luật, và với sự ủng hộ từ thủ tướng Angela Merkel, người đã cấm hút thuốc trong những buổi họp nội các: “xác suất có lệnh cấm chưa bao giờ thấy tốt như vậy”.

Việc đánh thuế trên những sản phẩm thuốc lá thậm chí có thể hữu hiệu hơn là lệnh cấm hút thuốc nơi công cộng. Những cuộc khảo cứu cho thấy đánh thuế cao trên thuốc lá trước sau như một sẽ làm nản lòng giới trẻ trong việc hút thuốc. Tại Anh Quốc, kết quả của việc tăng thuế là mọi người mua thuốc lá ít hơn và mua những sản phẩm thay thế chất nicotine nhiều hơn để giúp họ bỏ hút thuốc. Tại Bảo Gia Lợi, sự tiêu thụ thuốc lá đã giảm hẳn từ khi thuế thuốc lá được tăng lên vào đầu năm nay. Tại Bulgartabac, tình trạng tệ đến nỗi kỹ nghệ thuốc lá do chính quyền làm chủ đang trên đà phá sản.

Cộng với những lệnh cấm hút thuốc nơi công cộng và đánh thuế trên sản phẩm thuốc lá, lệnh cấm quảng cáo thuốc lá cũng có kết quả hữu hiệu trong việc giảm hút thuốc. Sau khi cấm quảng cáo thuốc lá trên truyền hình trong thập niên 1990, Liên hiệp Âu Châu đã mở rộng lệnh cấm đến các đài truyền thanh, báo chí và mạng truyền thông internet trong năm 2003. Liên hiệp Âu Châu cũng sử dụng hàng triệu đồng cho các cuộc vận động, để giáo dục những người trẻ về nguy cơ của thuốc lá.

Những chính sách khai ngộ này đã bắt đầu có kết quả, số người hút thuốc trong Liên hiệp Âu Châu đã giảm từ 33% trong năm 2002 xuống 27% trong mùa thu năm 2005. Thêm vào đó, 80% người Âu Châu muốn có lệnh cấm hút thuốc nơi công cộng. Dưới sự gia trì liên tục của Sư Phụ, thời đại Hoàng Kim sẽ được ăn mừng là một thời đại hạnh phúc, lành mạnh và không khói thuốc!  


Tham khảo:
ù 1 ù 2 ù 3 ù 4 ù 5 ù 6 ù 7

 

<< >>