Sa mạc biến thành nguồn sống

Do sư huynh đồng tu Matthew Sirpis, Tasmania, Úc Ðại Lợi (nguyên văn tiếng Anh)


Mới thoáng nhìn qua thì thấy có vẻ như không thể chuyển hóa những sa mạc ở độ thấp nhất, khô nhất và nhiều chất muối trên thế giới thành vùng đất phì nhiêu. Nhưng một người Úc tên Geoff Lawton, một chuyên viên trong ngành nông nghiệp hồi sinh (permaculture), đã có ý tưởng khác về miền đất đầy cát bụi, tọa lạc giữa biên giới của quốc gia Jordan và Do Thái, nằm 400m (1300 bộ Anh) dưới mặt biển và chỉ cách Tử Hải (Dead Sea) 2 km (1,25 miles). Ðây là vùng đất liền có nhiều muối biển nhất trên thế giới, và cũng là một trong những miền đất khó trú ngụ nhất trên thế giới, với nhiệt độ mùa hè lên đến hơn 50 đọä C (122 độ F) và không có nước ngọt. Cách trồng trọt tại đây là trồng cây bên dưới những tấm nhựa và sử dụng phân hóa học.

Ông Lawton được mời làm cố vấn cho dự án này vào tháng 8 năm 2000 từ một công ty Nhật làm việc với một tổ chức từ thiện Jordan. Mục đích của dự án là để chứng minh sự trồng trọt có khả năng hồi sinh. Ðầu tiên, ông Lawton và phu nhân Sindhu thiết kế dự án, sau đó bắt đầu thực hành bằng cách dạy môn kỹ thuật nông nghiệp phục sinh cho người bản xứ. Ðể tỏ lòng kính trọng văn hóa Hồi giáo, bà Sindhu dạy phái nữ và ông Geoff dạy phái nam.

Trước hết, họ đào một hào dài 1,5 km (0,93 dặm), dùng cấu trúc hiện tại của trái đất bằng cách đi dọc theo đường viền của một vùng đá cứng nằm dưới mặt đất. Mục đích là để giữ nước và ngăn không cho nước thấm vào đất. Sau đó, họ phủ lên hào những lớp bồi và vật liệu dư thừa của cây, trước kia đã bị nông dân Jordan xem là vật liệu phế thải và đốt bỏ. Trên cùng những lớp bồi, họ trồng những loại cây sống trong sa mạc, và bên dưới là những cây ăn trái như chà là, sung, lựu v.v… Bên trên hào, họ cũng phủ thêm lớp bồi, vật liệu phế thải của cây cối, và bên dưới gắn một hệ thống tưới nước nhỏ giọt, để giảm thiểu việc nước bốc hơi.

Ðiều kinh ngạc cho người dân và giới chức nông nghiệp địa phương là, một sự chuyển biến đã từ từ bắt đầu. Trong vòng một năm, những cây sung đã cao lên 1 mét (3 bộ Anh) và trổ ra trái. Không người dân địa phương nào có thể tin được điều này. Những cây ăn trái khác cũng phát triển tốt đẹp. Nhờ hơi ẩm, những cây nấm đã mọc lên từ đáy hào. Vùng đất đã tràn ngập sự sống. Một phép lạ khác là, độ muối của đất đã giảm bớt dù được tưới bằng nước biển. Thử nghiệm đất cho thấy những vi sinh vật phát triển trong phân bón phì nhiêu đã tạo một chất sáp, chuyển muối thành chất không tác động, do đó không còn gây hại cho cây cối.

Kết quả của dự án đã tạo nên một thiên đàng hồi sinh tại một trong những miền khô cằn nhất trên thế giới. Phương thức sáng tạo này đã cho thấy không điều gì là không thể làm được nếu chúng ta cùng cộng tác làm việc với sự sống chung quanh mình, và phép lạ có thể xảy ra cho bất cứ những ai sẵn sàng chịu bỏ ra chút nỗ lực. Chúng ta chỉ bước một bước về phía Thiên đàng, Thiên đàng sẽ bước 100 bước về phía chúng ta.

Xin chúc mừng thời đại Hoàng Kim, và nhiều thời kỳ hạnh phúc sắp đến cho tất cả nhân loại trên trái đất, trong hiện tại và nhiều thế kỷ tương lai!
Tham khảo:
http://207.21.197.146/per/permaculture.swf
http://www.permaculture.org.au
http://permaculture.org.au/?page_id=12
 
Cảnh sa mạc, trước đây nghĩ là hầu như không thể trồng trọt được.
Hào giữ nước, trọng tâm của dự án nông nghiệp hồi sinh.
Cây ăn trái và cây sa mạc được trồng dọc theo hào đầy đất bồi.
Sự phát triển kinh ngạc của cây ăn trái sau một năm.
Những vi sinh vật có lợi và nấm mọc trong hào.
Vườn nông nghiệp hồi sinh với lớp bồi mầu mỡ..


 
<< >>
Giới thiệu trang này đến bạn