Tường trình theo xếp hạng và đánh giá của Sư Phụ


PHI LUẬT TÂN



Người Phi giang rộng tay
chăm sóc cho người tỵ nạn Âu Lạc


Do ông Joe lad Santos * (nguyên văn tiếng Anh)


Bà Imelda Marcos chăm sóc những thuyền nhân không quê hương

Sư cảm ơn Bà Imelda R. Marcos (trái) đã mở cửa Phi Luật Tân cho người tỵ nạn Âu Lạc.


Vào năm 1979, một chiếc tàu mang tên Tùng An với hơn 2000 người Âu Lạc trên tàu đã đến vịnh Manila. Trong tám tháng dài họ bị chặn không được vào đất Phi Luật Tân. Ðó không phải vì người Phi nhẫn tâm hay không quan tâm, nhưng bởi vì cả thế giới hình như chưa chuẩn bị. Liên Hiệp Quốc từ chối và chính trường thế giới đã vạch ra những giới hạn và dựng hàng rào chính trị để bảo vệ đất nước, phạm vi lãnh thổ, và quyền sở hữu riêng của mỗi quốc gia. Bà Imelda R. Marcos, lúc đó là Ðệ nhất Phu nhân của Phi Luật Tân, vợ của ông Ferdinand E. Marcos, người đàn ông quyền lực nổi tiếng Á Châu, trước tiên đã tuyên bố ủng hộ nơi tạm trú cho hơn hai ngàn linh hồn đang lênh đênh ngoài vịnh Manila trên chiếc tàu Tùng An.

Một báo cáo thật thương tâm từ tàu Tùng An tiết lộ rằng năm người chia nhau một trái chuối cho bữa ăn của một ngày. Báo cáo này làm bà Marcos rơi lệ. Bà nói "Tất cả chúng ta đều là người tỵ nạn. Nếu họ là người không có quê hương, thì tất cả chúng ta không có quê hương, không có ai trên thế giới này có quốc gia của riêng họ, vì tất cả chúng ta đều là người tỵ nạn".

Kết quả, một chỗ Puerta Princesa trong thành phố Palawan được công khai là nơi tạm trú (trại tỵ nạn Phi Luật Tân, được mọi người biết đến với tên gọi PRPC) cho những thuyền nhân đang chờ đợi chánh sách quyết định: phải làm gì với những người đàn ông và đàn bà từ biển này.

Vì lợi ích của trại tỵ nạn Phi, những bước nhân đạo mà bà Marcos đã làm trở thành chìa khóa mở cửa bờ đất liền của miền đất Phi Luật Tân cho thêm nhiều thuyền nhân người Âu Lạc. Làn sóng những người Âu Lạc đã được tá túc tại trại tỵ nạn Phi Luật Tân. Không còn gì nghi ngờ, Bà Marcos là người lãnh đạo Phi Luật Tân đầu tiên ở Á Châu tranh đấu cho những người Âu Lạc. Có lẽ những hành động tiên phong của bà đã trở thành một dấu hiệu làm ấm lòng những người lãnh đạo khác và đã giúp họ tiến đến sự nhất trí với việc giúp đỡ một tay.

Trại tỵ nạn Palawan nhận được sự giúp đỡ của Liên Hiệp Quốc và được tài trợ để hoạt động. Những người đã đến trại tỵ nạn trong toàn Á Châu được tự động hưởng quyền lợi tỵ nạn. Tuy nhiên, sau tháng 3 năm 1989, Liên Hiệp Quốc đã từ chối công nhận họ là người tỵ nạn. Từ lúc đó trở đi, địa vị của họ trở thành "người tìm chỗ lánh nạn" với hy vọng mỏng manh được định cư ở nước đệ tam.


Tổng thống Fidel Ramos ban quyền thường trú
cho 5000 người Âu Lạc


Năm 1995 khi Cao ủy Tỵ nạn Liên Hiệp Quốc (UNHCR) quyết định ngưng tài trợ cho các trại tỵ nạn toàn Á Châu, một số các quốc gia bắt đầu "cưỡng bức hồi hương" để gởi một số người ty nạn trở về quê hương, có lúc bằng những phương cách bạo lực. Nhiều người tỵ nạn đã phản đối sự đối xử này. Một số người thậm chí tự sát để phản đối.

Vào ngày 9 tháng 6 năm 1995, gần ngày độc lập thứ 97 của Phi Luật Tân (12 tháng 6), Tổng thống Fidel Ramos đã ban quyền thường trú cho 5000 ngàn người mà đã đến quốc gia này trước năm 1979. Sau khi nghe tin này, Thanh Hải Vô Thượng Sư, người từng làm việc không mệt mỏi để giúp tìm chổ định cư cho những thuyền nhân, gởi một lá thư đến tổng thống Ramos và chính quyền Phi Luật Tân để chúc mừng ngày độc lập và rất nhiều sự thành công của họ. Trên hết, Vô Thượng Sư đã thay mặt cho 5000 người tỵ nạn Âu Lạc cám ơn họ .

Khi UNHCR ngưng tài trợ cho các trại tỵ nạn, chính phủ Phi nghĩ đến việc hồi hương những người Âu Lạc. Những người tỵ nạn từ chối việc hồi hương và đã tuyệt thực để phản đối. Khoảng 700 người trốn khỏi trại tỵ nạn Palawan vì sợ rằng họ sẽ bị gởi trả về. Nhiều người trốn đi là diện trẻ em không gia đình vì họ sẽ là những người trước tiên bị gởi trả về.

Một bài báo được cắt ra nói về việc tổng thống Fidel Ramos ban quyền thường trú cho 5000 người Âu Lạc, và lá thư tri ơn từ Thanh Hải Vô Thượng Sư gửi đến Tổng thống Ramos và chính phủ Phi Luật Tân.


Nhà thờ Công giáo đã đứng phía sau những người tỵ nạn và chỉ trích chính phủ Phi đã bỏ rơi những người tỵ nạn. Bất kể những áp lực quốc tế, Tổng thống Fidel Ramos quyết định bãi bỏ kế hoạch hồi hương những người tỵ nạn và thay vào đó cho phép 2600 "người tìm chỗ lánh nạn" được vĩnh viễn ở lại trong nước dưới sự kiểm soát của Nhà thờ Công giáo La Mã. Trong một giây phút quyết định, Phi Luật Tân trở thành quốc gia duy nhất trên thế giới cho tỵ nạn vĩnh viễn "những người đi lánh nạn" Âu Lạc.

Thực ra, không có luật lệ cụ thể nào được ban hành cho sự thường trú hợp pháp của họ, nhưng thật đáng ngạc nhiên, vô cùng kỳ lạ là mặc dù không có một luật lệ cụ thể nào cho những người Âu Lạc sống ở Phi Luật Tân, họ vẫn được đối xử rất tử tế khi ở lại quốc gia này và được cho một cơ hội tự quyết định ở lại Phi Luật Tân, hay tiếp tục tranh đấu để được đến nước thứ ba theo sự chọn lựa của họ.

Theo ý kiến riêng của tôi, quốc gia của chúng tôi cho phép họ ở lại là dựa trên lòng nhân đạo với sự thúc đẩy của những công dân có lòng quan tâm và ảnh hưởng của hội giám mục Công giáo. Tổng thống Ramos, một nhà lãnh đạo kiên cường người Công giáo, đã đối phó vấn đề người Âu Lạc một cách nhân hậu. Người Âu Lạc được chấp thuận cho ở lại với sự thân ái và được phép đi lại bất cứ nơi nào trong nước như thể đang sống trên quê hương của họ vậy. Nhiều đoàn thể và cá nhân đã mở rộng vòng tayï

Cùng lúc, có nhiều nỗ lực được hình thành để giúp đỡ những thuyền nhân người Âu Lạc còn ở lại. Hội Quốc tế Thanh Hải Vô Thượng Sư đã cung cấp cho họ sự nâng đỡ về vật chất lẫn tinh thần. Thêm vào đó, nhiều đoàn thể phi chính phủ và cá nhân như luật sư Trịnh Hội, cũng đã từng là người tỵ nạn, tổ chức Boat People S.O.S do tiến sĩ Nguyễn Ðình Thắng đứng đầu, và Legal Assistance for Vietnamese Asylum Seekers (LAVAS), tất cả đều tận lực làm việc để vận động cho những thuyền nhân Âu Lạc được định cư ở nước thứ ba. Kết quả là vào tháng 4 năm 2004, chính phủ Hoa Kỳ và Phi Luật Tân đã đi đến một sự thỏa thuận về việc tái định cư. Vào ngày 26 tháng 9 năm 2005, nhóm 229 thuyền nhân Âu Lạc đầu tiên đã đặt chân đến Hoa Kỳ, theo hiệp ước cho phép 1600 người tỵ nạn Âu Lạc còn ở lại Phi Luật Tân được tái định cư ở Hoa Kỳ.

Nhờ lòng nhân ái và sự hợp tác nhân đạo giữa chính quyền Phi Luật Tân và Nhà thờ Công giáo, cùng với tấm lòng mở rộng của người Phi Luật Tân và sự tử tế của người Hoa Kỳ, những thuyền nhân Âu Lạc cuối cùng đã có thể đúc kết phần cuối câu chuyện của họ với một kết cuộc vui vẻ.


Thượng nghị sĩ Aquilina Q. Pimentel Jr. đại diện
cho đức tính nhân đạo của người Phi


Vì những lý do lịch sử, tôi xin kèm bản dự luật Thượng nghị viện 1152, chắc chắn nó sẽ vang vọng lịch sử như một minh họa điển hình về việc người Phi Luật Tân chân thành chăm sóc cho những anh chị em Âu Lạc như thế nào. Dự luật này được viết bởi Thượng nghị sĩ Aquilina Pimentel Jr., đệ trình vào năm 2003 trong lúc hơn 2000 thuyền nhân còn lại vẫn còn chưa biết chắc số phận của họ sẽ ra sao. Mặc dù dự luật này chưa bao giờ trở thành luật, nó đã cho thấy sự suy nghĩ nhân đạo của những người đại diện chính trị trong việc ban hành luật pháp của đất nước.

Sau đây là ghi chú giải thích cho dự luật:
Thượng Nghị Viện S. B. số 1152
Giới thiệu bởi Thượng nghị sĩ Aquilino Q. Pimentel Jr.


Dự luật của Thượng nghị viện 1152,
được viết bởi Thượng nghị sĩ Aquilino Pimentel Jr.


GHI CHÚ GIẢI THÍCH

Dự luật này nhằm ban diện thường trú cho những người tỵ nạn Việt Nam được hội đủ điều kiện sống ở Phi Luật Tân. Phi Luật Tân tiếp nhận một số ngoại kiều vào đất nước chúng ta vì sự cần thiết. Hầu hết những người tỵ nạn này là người Việt Nam. Có khoảng một ngàn người tỵ nạn Việt Nam đang sống ở Palawan và ở những nơi khác trong nước đang yêu cầu chính phủ cho phép được thường trú vĩnh viễn ở đây. Những người tỵ nạn Việt nam là trong số hàng ngàn người đã rời bỏ quê hương bị chiến tranh dày xéo của họ sau khi Sàigòn bị thất thủ. Không thể chấp nhận sự kềm kẹp của cộng sản, họ khao khát được là người tự do. Giờ đây, sự yêu cầu thiết tha của họ là được ban cho đặc quyền thường trú trên đất nước của chúng ta. Họ muốn nhận đất nước chúng ta như là đất của chính họ. Ðối với người tỵ nạn, đây là "miền đất hứa". Công chúng đòi hỏi chúng ta đáp ứng sự yêu cầu của những người tỵ nạn đau khổ này dưới hình thức tương xứng vai trò của Phi Luật Tân là một ngọn hải đăng của nền dân chủ trong vùng hậu EDSA miền viễn Ðông. Vì lý do này, dự luật này được đệ trình để được hợp thức hóa và cho phép sự ở lại của những ty nạn Âu Lạc ở Phi Luật Tân. Chúng ta không nên quên rằng cách đây không lâu, chúng ta cũng là một quốc gia phải đối diện với hoàn cảnh tương tự. Khi nhà độc tài cầm quyền, những người Phi bị khủng bố phải chạy trốn đến những nước khác để tìm sự tạm dung ở nơi đó.

Thật ra phải cám ơn những đất nước tự do. Giờ đây, chúng ta là một quốc gia được kêu gọi để báo đáp việc làm từ thiện bằng cách cho phép những người tỵ nạn Việt Nam đủ tiêu chuẩn trở thành thường trú nhân ở Phi Luật Tân. Chân thành yêu cầu dự luật này được thông qua.

AQUILINO Q. PIMENTEL JR.

* Tác giả của bài này, ông Joe Lad Santos, là một ký giả người Phi đã được tháp tùng Sư Phụ Thanh Hải trong chuyến viếng thăm Palawan vào ngày 8 tháng 4, 1991. Ông nói ông rất may mắn được làm một chứng nhân. --->

Giới thiệu trang này đến bạn