Trưởng dưỡng
tinh thần
thanh liêm
Thanh Hải Vô Thượng Sư khai thị, Hội thảo Ðặc biệt tại Thái Lan, ngày 26 tháng 11, 2006 (nguyên văn tiếng Trung Hoa)
Không phải là Sư Phụ nhẫn tâm từ chối những món quà chân thành của quý vị. Bình thường Sư Phụ vẫn không nhận lễ vật. Sư Phụ sẽ cho quý vị biết tại sao. Nếu chúng ta cứ nhận quà của kẻ khác, về sau sẽ trở thành thói quen, rồi sẽ biến thành tham ô. Cho nên Sư Phụ không nhận là không nhận! Ðồng tu của chúng ta cũng không được tùy tiện nhận lễ vật hay cúng dường. Những người xuất gia không được nhận cúng dường, Sư Phụ cũng không nhận, thậm chí một xu cũng không. Vì vậy, quý vị hãy hiểu rõ điều này. Từ rày về sau, đừng tặng quà cho Sư Phụ. Vì vị đồng tu này đã đem tác phẩm nghệ thuật đến đây, nên chúng ta sẽ đặt nó tại Trung tâm Thái Lan để làm kỷ niệm.

Bình thường Sư Phụ không nhận quà vì muốn làm gương. (Ðại chúng vỗ tay) Không phải một hai đồng, hay một hai món quà có hại gì. Tuy nhiên, nếu hôm nay chúng ta nhận cái này, ngày mai phải nhận cái khác. Nếu đã nhận c?a một người, trong tương lai phải nhận của người khác. Nếu hôm nay chúng ta nhận một xu, ngày mai sẽ nhận một đồng, ngày mốt sẽ nhận một ngàn đồng; rồi ngày khác sẽ nhận hai triệu đồng. Càng ngày càng tăng, một khi đã nhận rồi, về sau rất khó cự tuyệt. Quý vị cũng phải giữ thanh liêm, đây là cách chúng ta phải xử sự. (Ðại chúng vỗ tay)

Sau khi nhận quà của người khác, chúng ta phải đối xử đặc biệt với họ, rồi sẽ sanh tâm phân biệt. Sư Phụ đối xử với người giàu hay người nghèo hoàn toàn giống nhau. Sư Phụ không biết, và cũng không cần biết, ai giàu ai nghèo. Ðó là lý do tại sao Sư Phụ có thể đối x? công bình, yêu thương tất cả mọi người như nhau. Không ai có thể dùng tiền mua chuộc Sư Phụ; không ai có thể dùng bất cứ gì để mua chuộc Sư Phụ. Sư Phụ thuộc về quý vị, đối với tất cả mọi người như nhau. (Ðại chúng vỗ tay)

Ðó là lý do tại sao Sư Phụ không cho phép người xuất gia nhận cúng dường. Sau khi đã nhận cúng dường của ai, chúng ta phải hậu đãi họ. Khi người khác đến gặp chúng ta, dù rằng họ có lý do chính đáng hơn, hay có công đức hơn, chúng ta vẫn phải dành ưu tiên cho những người cúng dường mình. Ðiều này không đúng! Nếu chúng ta không hậu đãi họ, họ có thể cho rằng chúng ta xem thường họ. Họ có thể nghĩ: "Tôi đã cho quý vị rất nhiều tiền, vậy mà quý vị đối với tôi không khác gì người khác!" Rồi họ sẽ sinh lòng giận, và từ giận sẽ thành oán hận. Những đồng tiền, những danh lợi này không tốt cho chúng ta, không tốt cho thế giới. Vì vậy, chúng ta cần phải thanh liêm trong mọi việc. Chúng ta dùng những gì mình làm ra, và không nhận quà của người khác, hiểu chứ? (Ðại chúng đáp: Dạ!) (Mọi người vỗ tay)

Sư Phụ biết quý vị rất thành tâm. Thí dụ như, vị đồng tu đó đích thân vẽ một bình hoa và đem cúng dường Sư Phụ. Sư Phụ hiểu lòng thành của quý vị, không phải là không hiểu! Tuy nhiên, Sư Phụ bôn ba khắp nơi, làm rất nhiều chuyện, không thể không giữ sự thanh liêm. Sư Phụ đã như vậy từ khi còn nhỏ. Sư Phụ đã kể với quý vị nhiều lần. Khi còn đi học, cha mẹ gửi tiền trễ, Sư Phụ bị đói mấy ngày, nhưng không hỏi xin ai. Có người để cơm cho Sư Phụ, nhưng Sư Phụ không biết, vì người này không nói cho Sư Phụ biết. Dù không có thức ăn trong ba, bốn ngày, Sư Phụ vẫn không đụng đến đồ vật của người đó. Có một người cho tiền và mời Sư Phụ đến ở nhà họ, nhưng Sư Phụ từ chối. Sư Phụ la mắng anh ta dữ dội và cảnh cáo: "Cút đi, bằng không tôi sẽ kêu cảnh sát!"

Sư Phụ đã như vậy từ nhỏ, không phải chỉ mới đây. Nếu chúng ta không có tâm thanh liêm tự nhiên, thì phải tự huấn luyện, huấn luyện chính mình để thành người chánh trực. Chúng ta không nên bán linh hồn để đổi lấy những thứ vô thường của thế giới.