Những cải thiện tích cực trên tinh cầu
Một năm hòa bình đã đêán
Do Ban Báo chí Ohio (nguyên văn tiếng Anh)
Năm vừa qua đã thấy có nhiều cải thiện tích cực, khi các quốc gia và dân tộc giải quyết những xung đột và cùng nhau làm việc để thúc đẩy hòa bình trên tinh cầu của chúng ta. Nhiều quốc gia, một số là những nước với lịch sử hàng thập niên dài chinh chiến, gần đây đã chấp nhận thỏa thuận ngoại giao với nhau.

Do Thái và Palestine – Thành viên của Dự án Hòa bình Everest (trái sang phải) Micha Yaniv (Do Thái), Ali Bushnaq (Palestine), Dudu Yifrah (Do Thái) cùng nỗ lực quảng bá một thông điệp hòa bình khắp thế giới bằng cách đem mọi người thuộc nhiều tín ngưỡng đến với nhau, đặc biệt là người Do Thái và Palestine.


Vào ngày 26 tháng 11, Kim niên 3 (2006), một thỏa thuận ngưng bắn đã được ký kết giữa Do Thái và Palestine. Mới đây nữa, một hội nghị 2 ngày đã được tổ chức tại Petra, Jordan, với sự tham dự của những người đã đoạt giải Nobel, cùng với thanh thiếu niên Do Thái và Ả Rập, nhằm tìm ra các biện pháp mang lại hòa bình cho khu vực Trung Ðông.

Những chiếc xe lửa xuyên Triều Tiên tượng trưng cho sự nối lại các quan hệ bị cắt đứt trước đây của người dân Hàn Quốc.


Quan hệ giữa Bắc Hàn và Nam Hàn cũng đang được cải thiện nhanh chóng. Vào ngày 17 tháng 5, Kim niên 4 (2007), xe lửa chở khách từ hai lãnh thổ Hàn Quốc đã khởi hành từ cả hai miền nam và bắc, lần lượt đi đến các nơi ở Bắc Hàn và Nam Hàn. Những chuyến xe lửa xuyên Triều Tiên này là chuyến đầu tiên trong 56 năm.

Hàng trăm người Palestine cầm cờ vàng của đảng Fatah và cờ xanh của đảng Hamas trong tay trên đường phố Gaza yêu cầu nền hòa bình từ chính phủ một ngày sau khi lệnh ngừng bắn có hiệu lực.


Nhiều xúc tiến về hòa bình cũng đã diễn ra ở bên trong biên giới các quốc gia. Chính quyền đảng Fatah và Hamas của Palestine đã thành lập một chính phủ mới thống nhất vào tháng 3 với sự giúp đỡ ngoại giao từ Ả Rập Saudi, và một lệnh ngừng bắn mới đã đạt hiệu lực vào ngày Thứ Tư 16 tháng 5 ở thành phố Gaza.

Vào tháng 4, Kim niên 4 (2007), A Phú Hãn, một quốc gia đã trải qua nhiều thập niên nội chiến, giờ đây đã cùng hợp tác với nhau thiết lập nên một đảng chính trị đa dân tộc, Mặt trận Quốc gia Thống nhất (United National Front). Ðảng mới này hứa hẹn sẽ thi hành những biện pháp dân chủ để chấm dứt những cuộc nội chiến trong nước.

Người dân Uganda đi diễn hành vì hòa bình để ủng hộ cho những cuộc đàm phán hòa bình tháng 12 năm 2006.


Ở nước Uganda, các nhóm ly khai đã quyết định đàm phán để chấm dứt chiến tranh khi họ xác nhận lại cam kết hòa bình và đồng ý cùng ngồi xuống với một số quốc gia Phi Châu mà sẽ hỗ trợ việc đạt mục tiêu thống nhất. Những nhà lãnh đạo của các nước Sudan, Chad, và Cộng Hòa Trung Phi đã ký một hiệp ước nhằm khôi phục lại lời cam kết chung mang hòa bình đến cho quốc gia của họ.

Những đại biểu của chính phủ Sudan bên trong khu vực thương thuyết của cuộc đàm phán hòa bình ở Abuja, Nigeria.
Lãnh tụ của Lực lượng Giải phóng Darfur của Sudan, người đã ký Hiệp ước Hòa bình Darfur, tuyên thệ nhậm chức tại Khartoum, Sudan.


Riêng nước Cộng Hòa Trung Phi, một thỏa thuận hòa bình đã được ký kết bởi một trong các nhóm đối lập chính yếu vào tháng 2. Ðồng thời cũng vào tháng 2, một trong những phái chính trị lớn nhất ở Darfur, Sudan, đã chấp thuận một lệnh ngừng bắn và tuyên bố rằng họ sẵn sàng trở lại những cuộc đàm phán hòa bình với chính phủ.

Ấn Ðộ và Pakistan đang phối hợp hành động nhằm tạo ra một môi trường sống tốt đẹp hơn cho người dân vùng Kashmir, một vùng đất cả hai quốc gia trong lịch sử đều đòi quyền sở hữu. Ðồng thời một điều hết sức quan trọng là một hiệp ước về hạt nhân đã được ký kết bởi cả 2 nước này nhằm bảo vệ khu vực Kashmir tránh khỏi bất cứ một trường hợp tai nạn hạt nhân nào.

Ngoại trưởng Pakistan ông Khursheed Kasuri (hàng trước, bên trái), và Ngoại trưởng Ấn Ðộ ông Pranab Mukherjee (hàng trước, bên phải) gặp nhau tại Tân Ðề Li để tiếp tục đối thoại về hòa bình.


Vào tháng 11, Kim niên 3 (2006), Bộ trưởng nội vụ Nêpal và trưởng đàm phán của chủ nghĩa Mao đã ký một Hiệp ước Hòa bình Toàn diện nhằm giải trừ vũ khí, từ đó lập tức cho phép những người từng là quân nổi dậy được trở thành một thành viên của chính phủ chuyển tiếp. Cả hai bên đã thỏa thuận tôn trọng triệt để những điều khoản đã được đưa ra trong hiệp ước.

Thanh niên ở Huyện Bara, Nêpal, đọc một tờ báo với hàng đầu đề rằng: "Xung đột vũ trang chấm dứt".


Chính phủ Phi Luật Tân đã gặp gỡ lực lượng Mặt trận Giải phóng Hồi giáo Moro (MILF) và bày tỏ ý muốn công nhận quyền tự trị của người Moro. Thỏa thuận tìm hòa bình này có thể chấm dứt một trong những cuộc nội chiến dai dẳng nhất thế giới.

Ở tỉnh Aceh, một lãnh thổ của Nam Dương, trước đây hai phe đối lập đã xích lại gần nhau sau trận động đất nặng nề năm 2004 ở Ấn Ðộ Dương. Vào tháng 12, Kim niên 3 (2006), cư dân ở đây đã vui mừng lần đầu tiên trực tiếp tham gia bầu cử, tượng trưng cho thành tựu cao nhất của tiến trình đàm phán hòa bình 2 năm. Tại vùng Bờ Biển Ngà, 4 nhóm du kích đã cam kết buông vũ khí trước ngày 19 tháng 5, để chứng minh với cộng đồng quốc tế và trong nước rằng họ quyết tâm vì hòa bình.

Bên cạnh những mẩu tin đầy khích lệ này, những bước tiến tương tự hướng đến hòa bình đang diễn ra tại những nơi khác nhiều không thể kể hết. Với ân điển bao la của Thượng Ðế, ngày càng có nhiều vị lãnh đạo trên thế giới đang nhận thức được sự quan trọng của nền hòa bình và đang hợp tác với nhau cho một tương lai tươi sáng và xinh đẹp trên địa cầu.