Những cải thiện tích cực trên tinh cầu
Bao ny-lông – Không còn hợp thời


Do Ban Báo chí Anh Quốc (nguyên văn tiếng Anh)

Sự ngăn cấm và khuyến khích không dùng bao ny-lông đã trở thành một khuynh hướng quốc tế, một dấu hiệu nữa chứng minh ý thức được nâng cao trên tinh cầu.

Ðan Mạch đã dẫn đầu từ năm 1994, bằng cách đưa ra thuế bao bì, từ đó giảm thiểu mức tiêu thụ bao giấy và túi ny-lông đến 66%.

Với sự mở rộng đến phương Tây trước đầu thiên niên kỷ mới, Vương quốc Bhutan của Hy Mã Lạp Sơn, với cái nhìn xa rộng bảo vệ môi trường hài hòa tinh khiết và sự an sinh của người dân của họ, cũng như thú vật, đã thực thi một luật cấm nghiêm nhặt việc dùng bao ny-lông.

Từ năm 2002, hoạt động chống dùng sản phẩm ny-lông bắt đầu gia tăng đà tiến triển để trở thành một phong trào toàn cầu: Ái Nhĩ Lan đề ra "thuế ny-lông" 15 xu trên các bao ny-lông dẫn đến sự giảm thiểu 90% mức tiêu thụ. Bangladesh nhất trí thông qua đạo luật bãi bỏ hoàn toàn sự chế biến, nhập cảng, thị trường, buôn bán, trưng bày, dự trữ, phân phát, và mang theo bao ny-lông.

Trong những năm sau đó, nhiều chính quyền quốc gia công nhận ảnh hưởng nguy hiểm đến môi sinh gây ra bởi bao ny-lông, đã tích cực tìm cách đối phó vấn đề.

Vào tháng 5, 2003, bao ny-lông mỏng được kể là bất hợp pháp ở Nam Phi, với tiền phạt nặng nề (khoảng 14.000$ Mỹ kim) hay 10 năm tù cho những ai vi phạm. Malta đã thành công áp dụng một thuế sinh thái trên bao ny-lông vào đầu Kim niên 2, (2005), và số bao ny-lông tiêu thụ trong nước đã giảm 25 triệu trong vòng 2 năm.

Vào năm 2005, các thành viên trong Quốc hội Pháp đã nhất trí thông qua luật cấm dùng bao ny-lông không thể tự phân hủy, sẽ được hiệu lực bởi năm 2010. Ý Ðại Lợi cũng thông qua luật cấm tương tự sẽ có hiệu lực bắt đầu từ năm 2010.

Ở Úc Ðại Lợi, theo sau đề xướng của một vài thị trấn trong nước đã cắt giảm 45% việc dùng bao ny-lông trong khoảng năm 2002 đến 2005. Ty lập pháp tiểu bang Victoria đề ra 10 xu thuế trên mỗi bao ny-lông cho ra. Hành động này được xem như là một xúc tác cho sự cấm chỉ toàn quốc, vùng New South Wales và miền nam Úc Ðại Lợi đã dự định làm những hành động tương tự.

Ở Ấn Ðộ, tiểu bang Sikkim của dãy Hy Mã Lạp Sơn tự hào là tiểu bang đầu tiên đã thực thi hữu hiệu luật cấm hoàn toàn việc dùng bao ny-lông. Những tiểu bang khác như Himachal Pradesh, Goa, Kerala va Karnataka đều đã áp dụng đạo luật giống nhau. Mới thêm vào danh sách là tiểu bang Maharashtra ở miền tây, nơi tọa lạc Mumbai. Luật của họ được thi hành vào tháng 8 năm 2005, ngăn cấm sản xuất, buôn bán và sử dụng bao ny-lông. Những ai vi phạm sẽ bị phạt tiền hay tù tội.

Chiến dịch "Ngày không bao ny-lông" đã thành công trong việc nâng cao ý thức công chúng giảm tiêu thụ bao ny-lông.


Trong những năm qua, chính phủ Hồng Kông đã ra nhiều nỗ lực trong việc cắt giảm sự tiêu thụ bao ny-lông. Sau chiến dịch thành công vượt bực "Ngày không bao ny-lông" vào Kim niên 3 (2006), đã cho thấy mức tiêu thụ giảm 40% trong các cửa hàng bán lẻ tham gia, các nhà lập pháp hiện nay đang sắp thông qua một thuế môi sinh trên các bao hầu cắt giảm hơn nữa mức tiêu thụ đến một tỷ trong vòng một năm.

Ở Gia Nã Ðại, một tỉnh nhỏ gọi là Leaf Rapids ở Manitoba gần đây đã thực thi một quy chế thân thiện môi sinh. Kể từ ngày 2 tháng 4 Kim niên 4 (2007), các cửa hàng bán lẻ không còn được phép cho hay bán bao ny-lông loại dùng một lần, chỉ những loại bao có thể dùng nhiều lần và dùng lại mới được chấp nhận. Quy chế mới được ủng hộ bởi chương trình "tự đem bao của mình", một hiệu bao sinh thái có thể dùng lại, hầu mang cửa hiệu bán lẻ, khách hàng tiêu thụ và cộng đồng lại với nhau vì mục đích môi sinh. Giới thẩm quyền của tỉnh Ontario đã hoạch định giảm thiểu phân nửa mức tiêu thụ bao ny-lông trong vòng 5 năm tới, qua một sự cộng tác với Hội đồng Tái chế của Ontario và những hội đoàn giới bán tạp hóa và bán lẻ, để tìm một hệ thống khuyến khích giới tiêu thụ. Với 7 triệu bao ny-lông hiện đang dùng mỗi ngày, giảm 50% có nghĩa là hơn một tỷ được cắt giảm hàng năm ở Ontario.

Zanzibar, Tanzania, đã cấm dùng bao ny-lông trong một nỗ lực hầu cứu vãn hệ sinh thái đang bị đe dọa trong nước. Giám đốc cơ quan bảo vệ môi sinh của chính phủ tuyên bố: "Chúng ta hãy đặt môi sinh lên hàng đầu."


Rwanda, Cộng Hòa Somaliland, Kenya, và Tanzania đều cấm bao ny-lông mỏng. Uganda áp dụng luật cấm tương tự từ tháng 7 năm nay, và người dân được khuyến khích lựa chọn các vật liệu đựng truyền thống như lá chuối chẳng hạn. Vào tháng 3 năm nay, Hội đồng thành phố và quận của Cựu Kim Sơn, Hoa Kỳ, đã trở thành nơi đầu tiên thông qua đạo luật đặt ngoài vòng pháp luật túi mua sắm bằng ny-lông thường dùng. Từ tháng 9, tất cả siêu thị lớn trong tiểu bang California đều phải bắt buộc, bởi luật, dùng túi mua sắm bằng nguyên liệu tái chế hay loại có thể tự phân hủy, và những tiệm thuốc tây lớn sẽ phải thi hành bởi tháng 3 năm tới. Các thành phố khác như Portland, Oregon sẽ phát động theo sau.

Túi "Tớ không phải là bao nylông" của Anya


Các hệ thống bán lẻ lớn cũng đã tham gia hành động, nghĩ ra những sáng kiến mới mẻ để khuyến khích người mua thay đổi thói quen gói hàng. Một số cửa hàng thuyết phục khách hàng với những túi hiệu thiết kế có thể tái dụng để thay thế. Cửa hàng Trader Joe’s ở Hoa kỳ gần đây giới thiệu những túi màu xanh dương và xanh lục bóng, đã được bày bán trên toàn quốc. Và siêu thị Sainsbury ở Anh Quốc có túi hiệu thiết kế bởi Anya Hindmarch với dòng chữ "Tớ không phải là bao ny-lông", đã chứng minh rất thành công. Cũng ở Anh Quốc, những cửa hàng bán lẻ lớn như Tesco, Marks & Spencer, Sainsburys, và Walmart đã đồng ý cho người tiêu thụ dùng ít bao ny-lông và bao giấy hơn. Thêm vào việc đơn giản khuyến khích khách hàng dùng lại các bao ny-lông, họ cũng sẽ đổi qua cung ứng loại giỏ tái chế bất cứ khi nào có thể. Những đề xướng này có thể dẫn đến việc giảm bớt 25% ảnh hưởng môi sinh do bao ny-lông gây ra vào cuối Kim niên 5 (2008). Sự thải thán khí dự đoán sẽ giảm khoảng 58.500 tấn mỗi năm, tương đương với việc lấy đi 18.000 xe khỏi đường phố! Phong trào không chỉ được hỗ trợ bởi luật pháp chính quyền hay các cửa hàng bán lẻ lớn, nhưng quan trọng và khích lệ hơn, bởi những câu chuyện thành công của những người dân thường có trách nhiệm, tự động khởi xướng và bãi bỏ việc sử dụng trong cộng đồng địa phương của họ.

Nỗ lực của Ben Kearney biến Coles Bay , Úc Ðại Lợi, thành thị trấn đầu tiên không dùng bao nylông.


Coles Bay, một cộng đồng nhỏ của Tasmania, Úc Ðại Lợi, đã tẩy chay bao ny-lông ở tất cả mọi cửa hàng bán lẻ kể từ đầu năm 2003. Chủ nhân lò bánh mì, Ben Kearney đã khởi xướng với sự ủng hộ và tham gia hoàn toàn của tất cả các cửa hàng bán lẻ trong thành phố đồng ý với nhau về thiết kế và giá cả của túi bằng vải và giấy, ấn định ngày thay đổi, phát miễn phí 5 bao cho mỗi gia đình, và thế là xong!

Vào tháng 8, 2005, cộng đồng Collingwood ở Golden Bay, Tân Tây Lan, tuyên bố quyết định mua sắm không dùng bao, và chính thức trở thành nơi đầu tiên ở Tân Tây Lan đạt được mục tiêu này 7 tuần sau đó vào ngày 4 tháng 10.

Ông Trần Phi thuyết phục mọi người ngưng dùng bao ny-lông bằng cách cung cấp cho họ giỏ tre truyền thống.


Nông dân người Trung Hoa, ông Trần Phi , sinh sống tại huyện Vĩnh Gia, tỉnh Chiết Giang, đi khắp tỉnh thành, rồi khắp trong nước, nhiệt thành kêu gọi dùng giỏ tre truyền thống thay thế cho bao ny-lông để đi chợ. Hầu ngăn chận ô nhiễm trắng gây ra bởi phế thải nhựa ở sông Nam Khê gần nhà, ông bắt đầu biến trị trấn của mình thành không còn bao ny-lông bằng cách phát tặng giỏ đi chợ cho người dân địa phương và các cửa tiệm, yêu cầu họ ngưng dùng bao ny-lông. Phần còn lại là lịch sử. Trong suốt 6 năm nỗ lực siêng năng, ông Trần Phi đã phân phát hơn 6.000 giỏ đi chợ, và thuyết phục nhiều người không dùng bao ny-lông. Vào năm 2006, chính quyền Trung Quốc trao tặng ông giải Toàn cầu, là cúp danh dự nhất ở Trung Quốc.

Quyết tâm của cô Rebecca Hosking biến thành phố mình thành không bao ny-lông đã gợi hứng cho các cộng đồng khác ở Anh noi theo.


Tất cả 43 thương gia của phố chợ Modbury ở Devon, Anh Quốc, tự nguyện ngưng cung cấp bao nylông từ ngày 1 tháng 5 năm nay. Tất cả bắt đầu khi cô Rebecca Hosking, chuyên viên quay phim đời sống hoang dã cho đài BBC, trở về sau chuyến quay phim ở Hạ Uy Di, nơi đó cô đã bật khóc bởi ảnh hưởng khốc liệt của phế thải ny-lông đối với đời sống hải dương. Quyết tâm biến quê nhà của mình thành không bao ny-lông, cô trình bày cuốn phim* của cô cho tất cả thương gia, họ giờ đây đã cho ra những chọn lựa xanh, kể cả việc bán túi tái dụng làm bằng vải gòn tái chế với chứng nhận là từ hữu cơ và mậu dịch công bằng. Những túi làm bằng giấy và bột ngô có thể tự phân hủy được bán với giá rẻ, và giỏ đay là một chọn lựa khác. Theo bước chân của Modbury, nhiều cộng đồng địa phương ở Anh Quốc, từ Bovey Tracey nhỏ bé đến Exeter rộng lớn đang bắt đầu những kế hoạch tương tự.

Xin cảm ơn thật nhiều đến những cá nhân này về ý thức và nỗ lực cao cả của họ. Chúng ta hy mong càng nhiều cá nhân chính phủ sẽ ra những hành động tương tự hầu giảm thiểu việc dùng nylông thay vào đó dùng vật liệu có thể tự phân hủy để tinh cầu chúng ta được trong sạch và lành mạnh hơn trong tương lai rất gần. 


* Có thể xem đoạn phim này từ mạng lưới:
http://www.messageinthewaves.com/index.php