Thanh Hải Vô Thượng Sư khai thị
tại Los Angeles, California, Hoa Kỳ
Ngày 14 tháng 3, 1996
(Nguyên văn tiếng Anh)

 


 

 

 

 

 

 

 

 

 


Với lực lượng tu hành chúng ta có thể thay đổi nhiều thứ. Ai cũng biết như vậy, ngay cả những nhà tu bên Tây Tạng. Không cần tu cao họ vẫn có thể làm thời tiết thay đổi. Chúng ta không phải làm chuyện đó. Chỉ cần tu hành rồi tất cả mọi chuyện sẽ thay đổi theo ý muốn của chúng ta. Như vậy có lẽ là tốt nhất. Từ khi bắt đầu tu pháp Quán Âm ở đây, vùng California, tôi nghĩ California bây giờ là đông đệ tử nhất và bởi vì tôi đến đây thường hơn, thời tiết từ đó trở thành rất tốt. Có thể đó là một sự trùng hợp ngẫu nhiên, nhưng là một sự ngẫu nhiên rất hay. (Vỗ tay) Cho nên, tôi nghĩ rất là tốt. Tôi nghĩ chúng ta biến đổi khắp nơi. Nếu chúng ta tu pháp Quán Âm, sự việc sẽ thay đổi, tôi chắc chắn như vậy.

Có một câu chuyện nói về một Minh Sư kia đi đến những quốc gia khác nhau thuyết pháp. Một trong những người đệ tử đã mở thiên nhãn theo dõi cuộc hành trình của vị Minh Sư này trên bản đồ. Lúc đó người này biết thầy sẽ đi tới đâu, và sau đó ông hỏi lại những đồng tu địa phương về nơi mà vị thầy đã đặt chân đến. Bất cứ nơi nào ngài đến, trời đổ mưa, mưa, rồi mưa. Ðó là một quốc gia rất khô khan -- như Ấn Ðộ, đôi khi không có đủ nước để dùng. Nhưng khi Minh Sư này tới, bất cứ nơi nào chỗ đó, mưa xuống, luôn luôn y như vậy. Giống như ngài dùng mưa rửa đường đi vậy. Thật là đẹp.

Người đệ tử này thấy vậy, rồi ông hỏi lại những đồng tu vùng địa phương thì chuyện đã xảy ra y như ông thấy. Pháp Quán Âm thật là hay. Chúng ta không thể tả hết tất cả những lợi ích rút ra được từ Pháp Môn Tối Thượng. Nhiều khi tôi ước gì cả thế giới biết điều này, nhưng chúng ta phải kiên nhẫn. Nếu quý vị nghĩ tôi không phải là người kiên nhẫn thì chắc quý vị nên nghĩ lại. Bởi vì, nếu không kiên nhẫn không thể nào tôi chịu nổi. Không thể chịu đựng được khi thấy một phương pháp tốt như vậy, một lực lượng Vô Thượng và Tối Cao như vầy mà người ta lờ đi rồi sống trong sầu khổ. Mỗi ngày họ đều xin xỏ Thượng Ðế một chút phước báu hay gì đó mà không biết rằng họ đã có tất cả trong tâm.

Ðôi khi tôi cũng phải kiên nhẫn với những người đệ tử như quý vị. Bởi vì nó quá ư tuyệt hảo vậy mà quý vị vẫn không quan tâm đến bao nhiêu. "Hai tiếng rưỡi, cái gì? Tôi không có thời giờ!" Quý vị không sử dụng đủ kho tàng của mình. Thành thử, nếu nghĩ tôi không kiên nhẫn thì quý vị nên nghĩ lại. Nếu không nhẫn nại, không thể nào tôi chịu nổi chuyện này, thật đó. Sự nhẫn nại thật sự là như vậy. Không phải nếu tôi không la người nào tức là tôi kiên nhẫn. Tôi rất kiên nhẫn. Bởi vì đôi khi, nếu một người nào đó không Tâm Ấn đến nhà tôi vì lý do gì đó, nếu họ hành động như quý vị đôi khi hành động, tôi sẽ không la họ. Tôi sẽ không bảo người đó ngưng; tôi sẽ không bắt họ làm cái gì cả, mà chỉ từ từ, tử tế bảo họ làm những gì. Thí dụ, nếu họ cứ đứng luẩn quẩn thì tôi sẽ nói rằng: "ồ, mời ông ngồi". Sau đó, nếu ông ta đứng dậy nữa, tôi sẽ nói: "Xin mời ông ngồi."

Nhưng vì tôi lo lắng cho quý vị, quý vị là trách nhiệm của tôi. Cho nên tôi phải làm nhanh, giúp quý vị mau mau bình phục. Giống như quý vị quan tâm đến con cái, cách hành xử của chúng nó, dù một thất bại nhỏ quý vị cũng không chịu được. Nhưng đối với hàng xóm, quý vị không cần biết dù chúng nó có hạng bét trong lớp đi nữa. Quý vị không lo lắng đường lối cư xử hay sự học hành của người hàng xóm. Nhưng đối với con cái của mình thì quý vị để ý. Ðôi khi quý vị la mắng con cái, khuyến khích, thương yêu con cái, đôi khi cũng nghiêm khắc với chúng. Quý vị trông chừng từ cử động của các con, nhưng không trông chừng con hàng xóm. Tương tự như vậy, những gì quý vị thấy ở tôi, dù tôi cư xử tử tế hoặc tính tình gắt gỏng, hoặc bất cứ cái gì, đó chính là quý vị. Ðó chỉ là một sự phản chiếu mà thôi.

Trang kế