Bài viết của Chang Yu-chieh,
(Ban báo chí    Ðài Bắc, Formosa)

Mười ba năm trôi qua kể từ khi sư tỷ Hoàng được truyền Tâm Ấn. Trong thời gian này, nhờ tình thương và lực gia trì của Sư Phụ, chị có tiến bộ trong sự tu hành và được một đời sống êm đềm, trong khi đó những người thân trong gia đình chị cũng bình an và dồi dào sức khỏe. Tuy vậy, cách nay ba năm, chị Hoàng cảm thấy hay mệt mỏi và thường hơi mất ngủ. Vì chị bất cẩn trong thời kỳ tắt kinh, nên tình trạng sức khỏe càng suy giảm, kết quả chị mất ngủ nhiều hơn nữa, tiếp theo đó chị đau kinh niên nửa lưng bên dưới. Chị vội đi gặp người em trai là bác sĩ. Anh ân cần giới thiệu chị tới một số Tây y-sĩ. Nhưng sau khi khám bệnh chị, họ không tìm thấy bệnh trạng; tuy nhiên chị bị đau nhiều hơn trước. Một điều nữa chị phải uống thuốc bác sĩ, việc mà chị không bao giờ muốn từ khi còn nhỏ, nên chị nhờ tới sự giúp đỡ của các nhà Ðông y. Nhưng họ cũng không chữa được.

Sau đó, người em trai đưa chị đi chụp quang tuyến X, thì khám phá ra xương cổ của chị hơi ngiêng về phía trước và xương sống ngang lưng bị cong qua một bên. Tình trạng này cộng thêm lần bị ngã trước kia trên đường ướt nước mưa, đã làm cho xương chậu của chị bị vẹo. Khi bị ngã, chị không nghĩ tới nhiều vì lúc đó hãy còn nhỏ tuổi. Nhưng bây giờ đã gần năm mươi, mọi vấn đề tái phát; cơn đau đã làm cho chị nhiều đêm không ngủ. Ngoài ra, việc ngồi thiền cũng bị ảnh hưởng, một điều mà chị vô cùng lo lắng, nghĩ: "Nếu không ngồi thiền được thì sao gọi là tu?"

Chị thử thiền đứng, nhưng không đứng được lâu vì hai chân yếu. Thật là tiến thoái lưỡng nan. Sau đó chị nhớ lại trong kỳ bế quan ở Tam Ðịa Môn tại Bình Ðông vào tháng tư năm 1990, Sư Phụ có dạy và trình bày trước đồng tu phương cách thoa bóp giản đị và thể dục cho ấm người trước và sau khi tọa thiền. Chị bắt đầu làm theo lời Sư Phụ, thoa bóp và tập thể dục vài phút trước và sau mỗi đợt thiền. Dần dần, chị khỏi bệnh và vô cùng đội ơn Sư Phụ đã để ý từng chút cho cuộc đời đệ tử. Chỉ có chúng ta bất cẩn nên đôi khi không để ý tới điều này.

Ðể tiếp tục cải tiến tình trạng của cổ, lưng và hông, ngoài việc tập những động tác thể dục Sư Phụ dạy và những động tác giãn gân cốt khác, chị Hoàng nghe lời khuyên của một nhà trị liệu. Và chị vui mừng được chia sẻ dưới đây những điều học hỏi. Từng giai đoạn của những động tác thể dục được chỉ dẫn trang sau từ trái sang phải và từ hàng trên xuống hàng dưới. Quý đồng tu có thể chọn tập hàng thứ nhất và thứ hai cho lưng, hoặc chỉ tập hàng thứ ba co giãn gân cốt. (Xin xem hình.)

Chị Hoàng bền tâm tuân theo lời Sư Phụ và tập những động tác chữa bệnh này một thời gian, sau đó bệnh tình thuyên giảm rất nhiều, và nhờ vậy việc ngồi thiền cũng dễ dàng hơn. Chị đặc biệt nhấn mạnh rằng chúng ta vinh dự vô cùng đã được một pháp môn giải thoát từ hàng tỷ ức năm xưa truyền xuống địa cầu! Vì lý do đó mà chúng ta phải tu hành chăm chỉ, coi trọng thời gian quý báu còn lại của mình ở địa cầu. Cùng lúc chúng ta cũng phải chăm sóc cho sức khỏe hầu được làm một công cụ tốt để phục vụ trong việc chia sẻ tình thương và giáo lý Sư Phụ đến với những ai đang cần tới.

Những động tác thể dục này giúp bắp thịt ấm lên, rất có ích cho việc ngồi thiền và sức khỏe.

Muốn xem Sư Phụ dạy thể dục, xin vui lòng tới mạng lưới sau đây:

Băng Hình 200K, 56K

Ðộng Tác Thể Dục Thư Giãn Gân Cốt và Bắp Thịt Cổ

1.  Cúi xuống trước: Từ từ cúi đầu về phía trước; dùng sức nặng của đầu làm giãn bắp thịt cổ và gân cổ. Ðể yên như vậy từ 15 tới 30 giây.

2.  Ngữa ra sau: Từ từ ngữa đầu về phía sau; dùng sức nặng của đầu làm giãn bắp thịt và gân cổ. Ðể yên như vậy từ 15 tới 30 giây.

3. Quay vòng tròn: Không dùng sức, chậm rãi xoay cổ từ phải sang trái, rồi từ trái sang phải, giãn bắp thịt cổ và gân cổ. Lập lại năm lần.

4.  Nghiêng một bên: Chậm rãi nghiêng cổ sang bên này rồi sang bên kia; dùng sức nặng của đầu làm giãn bắp thịt cổ và gân cổ. Làm từ 15 tới 30 giây.



Ðộng Tác Thể Dục Làm Giãn và Khỏe Bắp Thịt Lưng và Gân Cốt
Ở vị trí cong mỗi lần 15 giây. Lập lại từ đầu năm lần.

* Tập những động tác trong hình bên trái mỗi ngày hai lần cho bắp thịt lưng và xương mạnh khỏe, dẻo dai.