Có một ký giả hôm nay tới phỏng vấn tôi ,
Ông hỏi: "Tà lực hay lực âm từ đâu tới?"

Tôi trả lời: "Từ Thượng Ðế." Tôi trả lời: "Từ Thượng Ðế."
"Sao lại có thể như vậy được?"
"Kinh Thánh nói rằng ‘Thượng Ðế sinh ra vũ trụ và tất cả mọi thứ. Không có cái gì mà không phải do Thượng Ðế sinh ra’. Thành thử nếu Thượng Ðế không sinh ra tà lực thì ai sinh ra?"
"Sư Phụ nói đúng. Nhưng tại sao Thượng Ðế lại sinh ra lực lượng âm?"

Tôi bảo ông ta rằng lực âm rất có lợi cho chúng ta, nếu mình biết cách chuyển hóa nó thành một lực có lợi. Thí dụ như điện cũng rất nguy hiểm. Chúng ta sẽ bị giựt và có thể bị chết nếu nó chạy vào người hoặc chúng ta tới gần chỗ có điện lực cao. Nhưng nếu biết cách xài điện, chúng ta sẽ không bị gì cả. Tiền bạc cũng xui khiến nhiều người phạm pháp, phạm giới, làm những hành vi tội lỗi. Tuy nhiên, nếu biết cách dùng đồng tiền thay vì làm nô lệ cho nó, tiền cũng rất có lợi cho chúng ta. Thay vì bị tiền sai khiến, chúng ta sẽ sử dụng và làm chủ đồng tiền. Nếu ngược lại thì chúng ta không thể sống mà không có tiền. Có những người rất ham tiền ham bạc, có thể đi trộm cướp, giết người, hoặc tìm kiếm những thủ đoạn không tốt để được thêm tiền. Lúc đó, tiền bạc trở thành xấu. Tuy nhiên, nếu biết cách dùng thì nó sẽ trở thành tốt.

Lấy ví dụ điện, chẳng hạn. Ðiện có hai cực; chỉ khi nào âm cực và dương cực nối lại với nhau thì mới sinh ra dòng điện. Cũng vậy, có hai loại lực ở thế giới này. Về phía dương thì có lực của Thượng Ðế gồm yêu thương, từ bi, hỷ xả, và lực lượng lợi ích. Về phía âm thì có lực của Ma Vương buộc con người vào thế giới này và khảo tính tham, sân, si, trí huệ và sức mạnh qua nhiều chướng ngại. Nói về nguồn gốc của nó thì lực này không tốt cũng không xấu, nhưng nó trở thành tốt hay xấu tùy theo cách sử dụng của chúng ta. Lực âm giúp chúng ta tập vượt qua và biến nó trở thành một điều lợi ích.

Tất cả những Minh Sư Khai Ngộ -- Phật Thích Ca Mâu Ni, Chúa Giê Su, Mohammed, Socrates, và Plato cùng những vị khác đã xuống trần dạy dỗ loài người làm sao để vượt lên khỏi lực âm, lực bên tả, và làm sao phối hợp nó lại với lực dương. Người Trung Hoa chúng ta gọi đó là "âm dương hòa hợp". Có cả hai âm và dương tốt hơn. Tại sao? Loài người chúng ta có thiếu âm và dương không? Không, nhưng có lẽ chúng ta có quá nhiều âm và quá ít dương. Chúng ta không quân bình, dễ dàng trở thành giống như lá cuốn theo chiều gió không có một quyết định gì riêng cho mình. Nếu theo con đường của trần gian, theo tham, sân, si và những ham muốn, tức là chúng ta đang đi theo con đường âm, lực tà. Lúc đó, Minh Sư Khai Ngộ khuyên chúng ta nên lấy thêm một số dương. Nếu không, chúng ta sẽ nghiêng về phía tả nhiều quá, sẽ có quá nhiều âm và sẽ vĩnh viễn bị cái âm này trói buộc.

"Dương" là gì? Ðó là lực lượng khẳng định, lực tình thương và lòng từ bi, sáng tỏ, minh bạch, hỷ lạc, được bổ sung bởi lực lượng gia trì. Nó tới từ "trên", trong khi lực âm tới từ thế giới, hay từ "dưới". Một cái kéo chúng ta lên trong khi cái kia lôi chúng ta xuống. Trên Thiên Ðàng, hay nơi các thiên thần cư ngụ, có rất nhiều dương, cho nên thiên nhân không biết đau khổ là gì, nói chi tới hiểu nỗi lòng của những người đau khổ. Trong thế giới này, chúng ta có quá nhiều đớn đau, phiền não. Sự khổ lụy lúc nào cũng có trong đầu óc. Chúng ta nghĩ rất ít về hạnh phúc, chúng ta không có nhiều tư tưởng về hạnh phúc bởi rất ít giờ phút vui tươi, trong khi giờ phút đau buồn thì lại có nhiều.

Nói ví dụ như: Chúng ta làm việc mỗi ngày hơn tám tiếng, mười tiếng đồng hồ. Khi về tới nhà chỉ được hưởng một vài chén cơm. Vui trong khi dùng bữa, nhưng phải làm mười tiếng đồng hồ để đổi lấy giờ phút đó. Khi sung sướng bên cạnh chồng hay vợ, chúng ta gọi đó là đang ở Thiên Ðàng, nhưng chúng ta quên rằng có biết bao nhiêu bổn phận kèm theo hạnh phúc đó. Hai mươi, ba mươi, bốn mươi năm dài sau khi lấy nhau, chúng ta phải có bổn phận đối với người đó và con cái. Từ sáng tới chiều, chúng ta làm việc cực nhọc kiếm tiền mua đồ ăn, quần áo và chăm sóc con cái cho tới khi chúng hai mươi, hai mươi lăm hay ba mươi tuổi. Vậy vẫn chưa xong. Sau này, khi chúng lập gia đình rồi có con có cái, chúng mang tới cho mình săn sóc. Thành ra, trong thế giới này, những giây phút thần tiên hay thời gian hạnh phúc rất hiếm. Chúng ta phải bỏ ra biết bao nhiêu công sức về thể xác cũng như tinh thần, sau đó mới được một chút niềm vui. (Vỗ tay)

Mục Lục