Con người hay nghĩ một cách sai lầm rằng người ăn thịt khỏe hơn người ăn chay, nhưng một cuộc thử nghiệm do giáo sư Irving Fisher của viện đại học Yale thực hiện với 32 người ăn chay và 15 người ăn thịt cho thấy người ăn chay có sức chịu đựng dẻo dai hơn người ăn thịt. Ông bảo những người này đưa cánh tay ra càng lâu càng tốt. Kết quả thử nghiệm rất rõ ràng. Trong số 15 người ăn thịt, chỉ có hai người đưa cánh tay ra được từ 15 tới 30 phút. Tuy nhiên, trong số 32 người ăn chay thì có 22 người đưa tay ra được từ 15 tới 30 phút, 15 người đưa ra được hơn 30 phút, 9 người được hơn một tiếng, 4 người được hơn hai tiếng, và 1 người đưa tay ra hơn ba tiếng đồng hồ. (Trích trong sách biếu Bí Quyết Tức Khắc Khai Ngộ).

Tôi là một giáo viên ăn chay trường tinh khiết đã sáu năm. Trong suốt thời gian này, hầu như không bao giờ tôi ngã bịnh ngoại trừ lâu lâu cảm mạo. Mùa hè năm 2000, trường tôi dạy có tổ chức một cuộc đi chơi tại tỉnh Zhangjiajie, quận Hunan và tỉnh Chengdu, quận Sichuan. Hơn 50 người tham dự, và chúng tôi đã lên nhiều rặng núi tại Zhangjiajie. Tới rặng núi đầu tiên, một số người trong nhóm chúng tôi leo nửa chừng thì mệt lả, sau đó họ dùng những phương tiện khác để tiếp tục cuộc hành trình, như dùng ghế kiệu và dây cáp, trong khi tôi là người đầu tiên đi bộ lên tới đỉnh.

Tới ngày thứ ba, chúng tôi tới ngọn Tianzi để ngắm mặt trời mọc. Mới đầu chúng tôi đi xe buýt lên nửa đoạn đường, rồi xuống xe đi bộ lên đỉnh. Một lần nữa, tôi là người đầu tiên tới ngọn. Lúc đi xuống thì chỉ có ba giáo viên và tôi là đi bộ, tất cả những người khác đều xuống bằng xe dây cáp. Khi tới bãi đậu xe, tôi nghe tiếng mọi người vỗ tay vang dội trong xe buýt. Các giáo viên khác rất thán phục tinh thần và sức lực của tôi.

Từ Zhangjiajie, chúng tôi tới Chengdu, nơi đây chúng tôi leo thêm vài ngọn núi nổi danh. Tôi thấy giống như là đi đường lộ bình thường, một số bạn đồng nghiệp nói đùa rằng chân tôi biết "bay". Tất cả những người khác trong nhóm thấy tôi đi bộ lên núi, rồi xuống núi mà không cần một phương tiện di chuyển nào giống họ.

Trong chuyến đi này, tôi ăn sáng bằng một chén cháo kê nhỏ với hai cái bánh bao, ăn trưa và ăn tối bằng hai quả cà chua, một hoặc hai quả dưa leo và một chén cơm. Ðây là bữa ăn thường lệ của tôi trong suốt cuộc hành trình kéo dài hơn mười ngày. Những người khác trong nhóm ăn tối thiểu là tám, có khi gần hai mươi món thịt mỗi ngày. Nhưng không một ai có thể bắt kịp tôi trong cuộc đi. Trong lúc tiếng đồn về kỳ công của tôi lan tràn tới những người đồng nghiệp khác sau khi chúng tôi trở về trường, người ta không còn nghĩ ăn chay là yếu hơn ăn mặn, trái lại họ bắt đầu tin tưởng người ăn chay có khả năng chịu đựng giỏi hơn.

Một dịp trước đó, vào ngày lễ mồng một tháng năm, 2001, hơn mười giáo viên chúng tôi làm một chuyến đi tới số 71 Glacier tỉnh Jiayuguan, quận Gansu. Theo chân là con gái của tôi, học sinh lớp 9, cũng ăn chay trường. Số 71 Glacier là một vùng 4.600 mét cao hơn mặt biển. Những người leo tới đây thường phát triệu chứng cao độ vì không đủ dưỡng khí. Tôi cũng bị những triệu chứng này nhưng không nhiều như những người đi chung nhóm. Con gái tôi hoàn toàn không có một dấu hiệu nào và luôn luôn là người đi đầu trong nhóm. Cô bé lên được một độ cao hơn những người đồng hành khác rất nhiều. Một lần nữa chứng minh rằng người ăn chay nhiều năng lực và sức chịu đựng hơn những người không ăn chay.

Nói tóm lại, sự kiện ăn chay có lợi cho sức khỏe và tăng cường sinh lực, sức chịu đựng không còn là một nghi vấn nữa. Như Albert Einstein đã nói: "Theo tôi nghĩ lối sống ăn chay, chỉ cần nói tới ảnh hưởng về thể chất đối với tính khí con người, sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới số phận nhân loại." (Lá thư gửi "Vegetarian Watch-Tower", ngày 27 tháng 12 năm 1930). Thế kỷ thứ 21 là giai đoạn đầu của thời đại ăn chay, chúng ta hãy chia sẻ lợi ích lớn lao này!

Mục Lục