Sau đó không lâu, phần lớn các đệ tử đã trở về Trung Tâm địa phương để nhổ cỏ dại, trồng cây làm đẹp môi sinh. Chỉ một vài người ở lại với Sư Phụ ngoài bãi biển. Vào lúc đó, khí hậu nóng bức chuyển sang mưa, và mọi người ẩn dưới tấm vải nhựa. Nhưng chỗ trú không đủ rộng cho tất cả mọi người; nên Sư Phụ chỉ thị chúng tôi cởi chiếc áo choàng của mình, treo chung quanh tấm vải nhựa để nới rộng nó ra, giống như mái hiên của một tòa nhà. Khi trời nắng lên, nhiều quần áo ướt cần phải phơi khô. Cho nên Sư Phụ dùng một sợi dây thép và một miếng gỗ dạt từ ngoài biển làm thành một cái máng treo quần áo.

Một đêm, trước khi một trong những đệ tử thường trú đi ngủ, anh nhớ tới câu chuyện đã xảy ra giữa anh và Sư Phụ, rồi thầm nghĩ: "Chúng tôi là đại nhân nên chúng tôi làm việc lớn. Quý vị là tiểu nhân nên quý vị làm việc nhỏ." Anh cảm thấy ý tưởng này thật là ngộ nghĩnh, rồi miệng mỉm cười đi vào giấc ngủ. Ngày hôm sau, trời lại đổ mưa và gió mạnh. Khi tạnh mưa, Sư Phụ yêu cầu người đệ tử này cột những cái áo choàng chặt vào tấm vải nhựa giống như cột màn, nhưng anh làm một cách cẩu thả. Sư Phụ đi chung quanh cột lại cho chặt, rồi tự nhiên Ngài nói: "Anh là đại nhân nên anh làm việc lớn, còn tôi là tiểu nhân nên tôi làm việc nhỏ." Những lời nói của Ngài khiến anh giật mình sửng sốt!

Ðôi khi những việc như vậy xảy ra để cho chúng ta đề cao cảnh giác. Lúc nào cũng phải ý thức rõ ràng là chúng ta đang kề cận một Minh Sư Ðắc Ðạo, không phải một người thường. Từ dáng dấp bên ngoài, Sư Phụ trông có vẻ rất bình thường, thương yêu trìu mến và gần gũi chúng ta mặc cho địa vị tôn kính của Ngài trong vũ trụ. Khi chúng ta gần gũi Ngài một thời gian, sự e dè, hồi hộp và kính nể lúc ban đầu dần dần phai nhạt và thường chuyển sang tính bất cẩn. Ðiều này cũng hay xảy ra trong bất cứ quan hệ nào giữa những người khác sau một thời gian. Chúng ta sống trong thế giới ta bà đã quá lâu đến nỗi thói quen trở nên rất kiên cố. Chúng ta làm phiền Sư Phụ khiến Ngài phải dùng cơ hội khác nhau để dạy dỗ chúng ta vượt khỏi những tính xấu đã và đang chế ngự chúng ta từ kiếp này qua kiếp khác.

Biến Cố Hai:

Khi cùng đi với Sư Phụ trong một chuyến hoằng pháp quốc tế, mỗi hai hay ba ngày chúng tôi thường phải di chuyển từ nơi này sang nơi khác. Và mỗi nơi chúng tôi tạm trú đều bị vấn đề. Chẳng hạn như có lần tôi phải giặt quần áo của Sư Phụ trong một bồn rửa mặt mà nhiều người đã dùng. Muốn chắc chắn được sạch sẽ, tôi dùng một cái bao ni-lông lót lòng bồn trước khi mở nước. Nhưng bồn rửa mặt quá nhỏ mà tôi phải cố giữ tay cho bao ny-lông trơn trượt ấy che hết cái bồn, khiến công việc của tôi càng khó khăn hơn.

Tôi nghĩ nếu chùi sạch bồn vài lần nữa, tôi sẽ không phải dùng đến túi này. Nhưng ngay khi tôi sắp sửa thực hiện ý tưởng đó thì Sư Phụ xuất hiện phía sau, Ngài nói: "Cô không làm vậy được! Bồn dơ lắm." Tôi hiểu rõ ràng là mình không nên để quần áo Sư Phụ đụng thành bồn, nhưng sự thiếu kiên nhẫn của tôi đã thắng. Tôi ngạc nhiên Sư Phụ đã cảm nhận được một việc nhỏ như vậy. Ngài nhấn mạnh rằng dầu khó khăn bao nhiêu, chúng ta cũng không nên hạ tiêu chuẩn của mình. Tôi thở ra nhẹ nhỏm bởi Sư Phụ đã chặn kịp thời trước khi tôi chểnh mãng.

Biến Cố Ba:

Trong một chuyến hoằng pháp quốc tế, đồng tu địa phương tại mỗi chặng ngừng chân đã hiến tặng nhà họ cho Sư Phụ và phái đoàn tạm trú. Một đêm nọ, khi mọi người đã đi ngủ, tôi lấy cái gối nhỏ và túi ngủ của mình đem ra phòng khách, rồi nằm xuống cạnh điện thoại, nghĩ rằng nếu điện thoại reo tôi sẽ bắt lên ngay. Nhưng tôi vừa đặt lưng xuống thì Sư Phụ xuất hiện. Khi biết tôi có ý định ngủ ở phòng khách cho tiện, Ngài nói: "Phòng khách là chỗ công cộng. Nếu anh ngủ ở đây, phòng khách này sẽ thành chỗ riêng của anh, người khác sẽ ngại mỗi khi họ cần lấy nước uống hay làm những việc khác. Chúng ta không thể chiếm chỗ công cộng vì mục đích ích kỷ. Anh có thể rút tạm dây điện thoại hoặc đem nó vào phòng." Lời nói của Sư Phụ in sâu trong trí tôi, đặc biệt là ngay từ đầu tôi đã cảm thấy bất an về việc ngủ trong phòng khách. Cho đến bây giờ, tôi vẫn còn nhớ quy luật này: Ðừng bao giờ bày đồ đạc cá nhân nơi công cộng và luôn luôn giữ nơi đây sạch sẽ.

Một lần khác, tôi đang cầm điện thoại đọc các số điện thoại cho người ở đầu dây. Tôi nghĩ rằng anh ta là người Mỹ, dầu tôi có đọc nhanh đi nữa, anh cũng phải hiểu, và tôi đã làm như vậy. Sau khi tôi cúp điện thoại, Sư Phụ lập tức chỉnh tôi. Ngài nói: "Anh đọc lẹ như vậy thì ai hiểu nổi?" Tôi cứng họng! Ðây là lần duy nhất tôi nói lướt qua trên điện thoại, và đã bị Sư Phụ bắt quả tang!

Sau khi được Sư Phụ dạy dỗ và sửa chửa nhiều chi tiết nhỏ trong cuộc sống, tôi dần dần bỏ lại sau lưng những phẩm tính thô thiển của mình và ngày càng trở nên tao nhã. Về việc này, Sư Phụ có lần nói: "Tôi đã từng gặp rất nhiều người kêu bằng Ổvĩ nhânỖ, những người thật sự vĩ đại, và đã từng thấy cách họ chăm sóc cẩn thận những chi tiết nhỏ nhặt, một cách rất tự nhiên như bản tính trời cho. Tôi nghĩ đó là vì sao họ trở nên vĩ đại; họ không coi nhẹ bất cứ việc gì. Họ biết tất cả mọi thứ mà không cần phải để tâm vào đó quá nhiều. Ðối với một số người thường, cho dù họ rất muốn đặt tâm trí vào việc gì, Ổsự chú tâmỖ của họ vẫn còn quá ít đến nỗi dù họ nói họ đã đặt hết tâm trí rồi, nhưng vẫn chẳng có là bao. Vì vậy, họ bỏ sót một vài góc cạnh, và đó là lý do tại sao công việc bị hư hỏng, không hoàn tất. Tôi đã từng thấy nhiều người kêu bằng vĩ nhân. Cung cách của họ rất khiêm tốn, thật sự chăm lo công việc một cách vui vẻ, săn sóc cho người khác và những công việc giao phó cho họ." (Thanh Hải Vô Thượng Sư thuyết giảng tại Trung Tâm Tây Hồ, Formosa, ngày 10 tháng 4, 1992, nguyên văn tiếng Anh, Băng thâu hình số 240)

Từ những thí dụ nhỏ này, việc nhận ra sự khác biệt giữa đại nhân và người thường không có khó.