Trở Về Mục Lục Hòa Bình Trên Trái Ðất
Khởi Sự Từ Chúng Ta
Trở Về Mục Lục

Thanh Hải Vô Thượng Sư khai thị
tại Aukland, Tân Tây Lan, ngày 27 tháng 4 năm 2000
(Nguyên văn tiếng Anh) -  Băng thâu hình số 686

V: Theo con hiểu thì con đường tu pháp Quán Âm là thiền định. Con thắc mắc là làm sao thiền định có thể giúp cho thế giới thay đổi, trở thành hòa bình, hạnh phúc -- một thế giới lý tưởng.

SP: Câu hỏi đó rất đúng. Tọa thiền không thay đổi thế giới; tọa thiền thay đổi chính mình. Nếu mọi người đều thay đổi chính họ thì thế giới này sẽ hòa bình. Câu hỏi đó rất đúng. Tọa thiền không thay đổi thế giới; tọa thiền thay đổi chính mình. Nếu mọi người đều thay đổi chính họ thì thế giới này sẽ hòa bình.

Chúng ta gây chiến tranh chỉ vì chính mình không có hòa bình, bởi vì không biết rằng người bên cạnh là Thượng Ðế. Chúng ta không ngộ ra rằng mình là Thượng Ðế, không nhận thức được rằng những người mà chúng ta giết hại, bắn, hành hạ, cũng là Thượng Ðế. Bởi vậy mà thế giới không có hòa bình.

Tọa thiền không có nghĩa là quý vị chỉ ngồi đó giống như bức tượng. Quý vị phải thật sự tiếp xúc với Thượng Ðế trước, đó mới là thiền thật sự. Khi xảy ra như vậy rồi, con người quý vị thay đổi vĩnh viễn. Quý vị trở thành gương mẫu hòa bình của một Thượng Ðế sống trên tinh cầu.

Dù quý vị không làm gì cả, người khác thấy quý vị họ cũng cảm thấy bình an. Họ muốn ở bên cạnh quý vị, muốn hỏi ý kiến quý vị, muốn học hỏi từ khuôn mẫu của quý vị. Do đó mà thế giới trở thành hòa bình yên ổn. Rất là hợp lý, không có gì là huyền bí cả. Trở Về Mục Lục

 

Làm Cách Nào Ðể Quen Dậy Sớm Thiền
Trở Về Mục Lục

Trở Về Mục Lục Thanh Hải Vô Thượng Sư kể, Tân Tây Lan, ngày 27 tháng 4 năm 2000
  (Nguyên văn tiếng Anh) - Băng thâu hình số 686

V:Làm sao thiền được mỗi ngày khi mình không có đủ giờ giấc trong ngày?

SP: Không dậy nổi hả? Tôi cũng vậy. Ðâu có ai thích dậy khi còn ở trong giường ấm áp, nhưng chúng ta cũng phải cố gắng. Giả sử quý vị có công ăn việc làm, phải dậy đi làm việc, thì quý vị cũng phải dậy. Vì hai ngàn đô một tháng mà quý vị dậy được mỗi sáng lúc năm giờ. Còn vì Thượng Ðế quý vị không dậy được! Vậy tôi phải làm sao? Quý vị phải đặt ưu tiên cho mình, có thể dậy sớm hơn thường lệ một chút, rồi sẽ quen đi.

Lấy ví dụ, dậy ba giờ sáng sớm quá, thì đừng dậy ba giờ. Nếu bình thường quý vị dậy đi làm lúc năm giờ, thì ngày đầu tiên dậy năm giờ kém hai mươi hay năm giờ kém mười, thậm chí năm giờ kém năm cũng được. Ngày hôm sau hay tuần sau dậy năm giờ kém mười. Cho mình quen với chuyện đó, rồi thưởng cho mình thật nhiều. Tự bảo lòng rằng: "Nếu mi dậy sớm hôm nay, ta sẽ cho mi cái bánh bagel bự gấp đôi hay thêm một ly cà phê sữa". Ðầu óc thích cái gì thì mình thưởng cho nó cái đó.

Quý vị cũng phải thương chính mình bởi vì nói cho cùng chúng ta cũng chỉ có một thân thể này thôi, và nhiều khi nó cũng mệt lắm chứ. Chúng ta làm việc cực khổ tám hay mười tiếng mỗi ngày chỉ để cho bộ máy này chạy. Rồi nhiều khi còn phải làm những công chuyện khác như là gia đình: vợ, con, cha mẹ, bạn bè, hàng xóm, bà con cô bác, vân vân. Chúng ta đòi hỏi thân thể này quá nhiều.

Cho nên, đương nhiên, nếu không dậy sớm thiền được thì hãy tha thứ cho mình. Ðừng có khắt khe với mình quá mức, mà từ từ huấn luyện chính mình. Xem truyền hình bớt đi, đi ngủ sớm hơn một chút để sáng mai dậy được. Hồi trước những sinh hoạt nào làm nhiều quá để tiêu khiển thời giờ nhàm chán thì bây giờ dùng thời gian đó để biết về Thượng Ðế. Chỉ cần sắp xếp thời giờ là được. Tôi cũng bận lắm chứ. Quý vị đâu biết; tôi ngồi đây coi bộ đẹp đẽ như vầy nhưng tôi cũng rất là bận rộn. Nhiều khi muốn dậy sớm cũng khó. Quý vị phải để đồng hồ báo thức. Ðôi khi phải như vậy.

Trong truyền thống Ấn Ðộ có một vị thánh, ông này thức dậy được, nhưng lại ngủ ngồi thay vì ngủ nằm; thành thử cũng vậy thôi. (Cười) Ðồng tu mình cũng vậy. Khi đi bế quan, họ ngồi đó trông có vẻ ngon lành lắm, nhưng họ ngồi bất cứ kiểu gì. (Sư Phụ làm trò, gục đầu qua một bên giả vờ ngủ gật) Cho nên đừng lo. Cứ cố gắng hết sức mình, cái đó mới là đáng kể. Vị thánh này ở Ấn Ðộ có tóc dài giống như tôi, ông cột tóc lên trần nhà. Không nói giỡn quý vị đâu! Về sau ông thành Minh Sư bởi vì ông cố gắng rất nhiều. Ông ấy cột tóc lên trần, mỗi khi gục đầu xuống là: "Ô! Úi cha!" (Cười)

Không phải tôi bảo quý vị để tóc dài hay là làm giống vậy. Nhưng phải tìm cách cho mình. Như là dậy sớm; thí dụ như, lúc mới đầu, tôi phải để một bình nước đá bên cạnh. Khi đồng hồ reng, tôi vói tay ra lấy nước đá rưới vào mặt: "ồ, nước đá chảy vào quần áo, chỉ còn có cách là nhảy ra khỏi giường".

Quý vị không phải làm như vậy; quý vị có cách riêng của quý vị. Nhưng mỗi khi muốn làm việc gì, quý vị sẽ làm được. Tin rằng mình làm được bởi vì quý vị là Thượng Ðế. Không có gì mà Thượng Ðế không làm được. Cứ nhớ rằng quý vị có Thượng Ðế bên trong, không người nào khác. Nhưng đừng nghe lời cái đầu và trí óc; nó chỉ là máy điện toán. Ðầu óc bảo mình rằng: "À, ngủ đi. Ngủ rất tốt cho mình." Nhưng đó không phải là lời Thượng Ðế nói, mà Thượng Ðế ở đàng sau cái đó. Trở Về Mục Lục

Trở Về Mục LụcBuổi Sáng Là Lúc Thiền Tốt Nhất Trở Về Mục Lục

Thanh Hải Vô Thượng Sư khai thị tại Aukland, Tân Tây Lan, ngày 27 tháng 4 năm 2000
(Nguyên văn tiếng Anh)   -    Băng thâu hình số 686

V: Thưa Sư Phụ, tại sao thiền buổi sáng là quan trọng?

SP: Quý vị có thể thiền bất cứ giờ nào. Vì buổi sáng phần đông ai cũng còn đang nghỉ. Và buổi sáng hãy còn yên tịnh, như là từ ba tới sáu giờ, đa số ai cũng còn đang ngủ: không xe cộ, không tiếng ồn, không trẻ con, không điện thoại reng. Trong đầu mình, sau khi nghỉ qua đêm, nó cũng lắng xuống. Cơ thể vẫn chưa có hoạt động hoàn toàn. Nên quý vị ngồi được dễ hơn, có thể nhập định, nghĩa là lên Thiên Ðàng, càng ngày càng lẹ. Nếu thiền ở nhà thì càng tốt hơn nữa. Bởi vì ở nhà quý vị bình tâm hơn, cảm thấy an ổn, yên lặng hơn.

Giờ giấc buổi sáng là tốt nhất. Nhưng không có nghĩa là quý vị phải thiền buổi sáng. Tôi thiền bất cứ giờ nào: trên xe buýt, xe hơi. Ðồng tu chúng ta thiền bất cứ nơi nào ngoại trừ lúc đang lái xe, đừng làm nghe. (Cười)

Trang Kế
Trở Về Mục Lục