Tranh 3
Tranh 4

Họa phẩm màu nước kia rất đặc biệt bởi vì nó đầy những phần khác nhau mà không có ở trong tầm nhìn của con người -- ý nói là nó gồm có những hình dạng rất nhỏ. (Tranh 3) Tôi chụp mỗi một phần rồi phóng lớn lên. Kết quả là mỗi một mảnh đó trở thành một tác phẩm của riêng nó. (Tranh 4) Thật là ngộ, khi trình bày những tấm hình chụp này, khách thưởng lãm tưởng mỗi bức là một tác phẩm riêng biệt, quên rằng tất cả đều phát xuất từ một bức họa chính mà ra. Một bộ tất cả những tác phẩm này có mục đích cho mọi người thấy rằng chúng ta ai cũng đóng mình vào trong khuôn khổ nhất định, một cuộc sống nào đó, rồi quên rằng mình có liên hệ mật thiết với đời sống của những người khác. Chỉ khi nào mình mở rộng con tim, lui lại một chút thì mới có thể thấy được trời bể vô biên; chỉ khi nào chúng ta khoan dung với mọi người thì mới có thể thấy được cả thế giới và toàn thể vũ trụ.

Einstein đã có lần nói về quan điểm "tất cả là một" trong một quyển sách của ông. Tôi rất thích quyển này, sau khi làm bức tranh này thì tôi vô tình kiếm thấy. Thành thử tôi trưng nó bên cạnh bức tranh. Về phương diện này thì Einstein nói rằng: "Mỗi người đóng phần trong Ổtoàn bộỖ mà chúng ta gọi là ỔVũ TrụỖ; người đó bị giới hạn trong khoảng thời gian và không gian, thấy con người mình, tư tưởng và tình cảm của mình tách khỏi những người còn lại -- gần như là một ảo ảnh trong tâm thức, ảo ảnh này tù hãm, giam cầm chúng ta vào trong những ham muốn, kìm hãm chúng ta vào trong tình cảm gia đình, họ hàng gần. Bổn phận của mình là thoát ra khỏi ngục tù này bằng cách nới vòng tay tình thương, từ bi bác ái bao trùm mọi sự sống, tất cả những gì trong thiên nhiên với nét đẹp rạng rỡ của nó."

Tranh 5

Bức tranh này tên là "Tại sao cuối cùng tất cả những câu chuyện thần thoại chỉ có tiên nhân biết?" dùng những vật liệu đặc biệt, cốt yếu trình bày quan điểm rằng những câu chuyện thần thoại, hoang đường mà chúng ta nghĩ tới chưa chắc đã là giả tưởng. Khi nhìn bức tranh từ phía trước, chúng ta chỉ thấy hình dạng bên trên mặt. Nhưng nếu nhìn từ một phía khác thì chúng ta có thể thấy được những điểm sáng vàng ẩn hiện ở đàng sau. Ðó có nghĩa là những gì mình không biết chắc gì đã không hiện hữu; chúng ta phải dùng một phương pháp khác và một khía cạnh khác để nhìn cho rõ, rồi lúc đó mới biết được ý nghĩa nồng cốt của nó. (Tranh 5)

V: Xin cho biết tại sao cô biết Thanh Hải Vô Thượng Sư?

Ð: Khi còn nhỏ tôi đã biết rằng con người là linh hồn trong một thân thể, và linh hồn đó có thể thoát ra khỏi xác. Nhưng khi tôi còn trẻ, cha mẹ tôi thường hay nói rằng: "Ðừng nghĩ tới những cái mà mình không thể nào biết được!" Rồi một hôm tôi bị tai nạn xe hơi, không phải là chuyện xui gì, bởi vì nó đã cho tôi thể nghiệm xuất hồn. Từ khi còn rất nhỏ, tôi đã muốn biết về tâm linh, và tôi được dạy rằng khi nào lớn lên thì mọi sự sẽ sáng tỏ. Sau này tôi dần dần khám phá ra rằng người lớn cũng không biết tất cả; cũng còn tùy. Tôi thường hay thất vọng bởi vì người khác không thỏa mãn được những thắc mắc trong tôi. Cho nên tôi tự bảo lòng: "Khi nào lớn lên tôi sẽ tìm cho ra sự thật đằng sau những hiện tượng bên ngoài".

Rồi một hôm, lúc tôi khoảng 20 tuổi, khi đó tôi đang thiết tha muốn biết câu trả lời, thì tôi thấy một cánh cửa sáng trên trời, cảm thấy như là mình đang nằm mộng, nhưng không phải nằm mộng. Tôi có thể đích thân đi qua cánh cửa đó, sang bên kia nếu tôi muốn. Nhưng tôi tự bảo rằng: "Không, không! Tôi chưa sẵn sàng. Chưa tới lúc." Rồi bằng một cách nào đó tôi đóng cửa này lại. Sau này, tôi tiếp tục có thể nghiệm bên trong. Lúc bấy giờ tôi cũng đang bắt đầu học về tâm lý học, triết học, cố gắng tìm một sự giải thích cụ thể cho những thể nghiệm bất thường này. Nhưng tôi rất thất vọng khi chẳng tìm thấy đâu cả. Tôi từng tiến bước về phía con đường tâm linh này.

Tôi đã khám phá ra một cách rõ ràng rằng ta chỉ có thể hiểu được nhiều sự việc qua thiền định, và tự bảo lòng rằng: "Trong thế giới này phải có một người nào đó cắt nghĩa được tất cả những chuyện này, có thể giúp tôi và dạy tôi thiền định!" Ðiều đó rất là thiết yếu, không những cho tôi mà còn giúp được cho những người chung quanh tôi. Và tôi biết rằng một vị Chân Sư tại thế là một người lưu loát, lạc quan và chỉ đòi hỏi tôi tu hành thành tâm, không phải đền đáp một điều kiện gì về vật chất.

Thế rồi một hôm, khi tim tôi đang mong muốn rất nhiều thì bỗng nhiên tôi trông thấy một quảng cáo nho nhỏ trong một tờ báo về tâm linh nói "Cống hiến một pháp môn tu hành đúng cho những người thành tâm tìm Chân Lý". Lòng tôi cảm thấy một cách mãnh liệt rằng đây là cái mà tôi đã và đang tìm kiếm ngày đêm, thể nghiệm bên trong của tôi cũng chứng nhận điều đó là đúng. Thế là tôi liên lạc với Trung Tâm Ba Lê, nhận một số tài liệu về giáo lý của Sư Phụ và mua một quyển sách Sư Phụ. Sau khi đọc xong tôi thấy rất dễ chịu. Ngài dạy rất kỹ, hoàn toàn thích hợp với giáo lý của tất cả những tôn giáo khác. Tôi cảm thấy như đang bước vào giai đoạn đầu của con đường đưa đến Tinh Hoa Chân Lý, và rất nhiều kho tàng trên đường đang chờ tôi khám phá. Sau đó tôi quyết định một điều rất quan trọng trong đời, đó là nhận Thanh Hải Vô Thượng Sư truyền Tâm Ấn cho tôi và tu pháp Quán Âm.

Tranh 6

Từ khi thọ pháp, tôi thường nhận được nguồn cảm hứng trong lúc tọa thiền. Thậm chí có khi còn "nhìn thấy" được những câu văn, "nghe" được những vần thơ hay là âm điệu của những nhạc phẩm mà tôi sẽ sáng tác; như bài này chẳng hạn, đã được sáng tác dựa theo nguồn cảm hứng trong lòng tôi lúc ngồi thiền. (Tranh 6) Tác phẩm này như một quyển sách được đặt trong một cái hộp với hai tấm gương ở bên trong và bài thơ của tôi nằm ở giữa. Hình ảnh phản chiếu từ hai tấm gương giống như đời sống con người bị nhiều rối rắm, cho thấy thế giới vật chất này chỉ là phản ảnh của thế giới thật. Trên cái hộp có hai dấu hiệu, viên đạn nhỏ và đóa hoa hồng, tượng trưng cho thế giới của chúng ta có chiến tranh lẫn hòa bình.

Bên trong là hình vẽ một đứa bé chăm chú cỡi trâu đang chạy mà không dùng dây cương! Ngụ ý nói rằng nếu không tìm thấy Chân Ngã của mình thì chúng ta sẽ ghét kẻ khác. Cái này có lẽ hơi khó hiểu. Nói cách khác, nếu tìm thấy Chân Ngã của mình thì đời sống của chúng ta sẽ cân bằng. Phía bên kia là một luồng ánh sáng chói lọi chiếu trên câu: "ánh đạo vàng to lớn vô tận này, em còn nhớ không?" Chúng ta vốn xuất thân từ ánh Sáng, nhưng chúng ta đã quên. Tuy vậy, một ngày nào đó, chúng ta sẽ nhớ lại. Bài thơ dài này gửi cho một người do chính Bản Lai của người đó viết và cũng là Chân Ngã trong vũ trụ, hỏi chính mình rằng có còn nhớ ánh đạo vàng của thuở nào không. Nhiều người cảm động rơi nước mắt sau khi đọc bài thơ này và đã đến bàn chuyện tâm linh với tôi.

V: Tất cả những người trong gia đình cô có thọ Tâm Ấn không?

Ð: Chồng tôi và hai đứa con trai đã thọ pháp một cách rất tự nhiên. Chỉ có đứa con gái là chưa thọ pháp bởi vì cháu còn nhỏ quá. Nhưng cháu cũng đang nóng lòng chờ đợi. Ðời sống của chúng tôi rất bình yên, tự nhiên. Nhiều việc xảy ra êm xuôi hơn trước, và những chuyện thần kỳ cũng đã xảy ra. Ðương nhiên tôi rất cám ơn Thanh Hải Vô Thượng Sư đã cố gắng giúp đỡ rất nhiều người!

Ghi chú:
Các giải thưởng mới đây của thi sĩ kiêm họa sĩ Anne Desprez gồm có:

* Một trong 90 người thắng giải (trong số 15 ngàn thí sinh) trong cuộc "Triển Lãm Nghệ Thuật Thời Ðại" tại Bảo Tàng Viện Bougon, thành phố Niort, Pháp quốc.
* Giải nhất trong Cuộc Thi Họa Sĩ Quốc Tế 1998 dưới sự bảo trợ của thành phố Strasbourg, Pháp quốc.
* Ðược chọn vào cuộc Triển Lãm Quốc Tế 2002 "Thơ và Nghệ Thuật" tại Strasbourg, Pháp quốc.

Bài phỏng vấn trên đã được phát hình trong chương trình truyền hình "Thơ Nhạc Tình Yêu và Tâm Linh" số 11. Muốn xem trên mạng lưới truyền thông, xin viếng địa chỉ: http://www.godsdirectcontact.org.tw/eng/hichannel/index.htm (Tiếng Pháp)

... Trang Trước