Không một nhà văn người Mỹ nào đã làm ảnh hưởng thế giới nhiều về phương diện văn học nghệ thuật mạnh mẽ như vị nổi tiếng của thế kỷ thứ 19 là thi sĩ, văn hào, ký giả, kiêm thần bí gia Walt Whitman (1819-1892). Sự ảnh hưởng sâu đậm của ông đối với vô số các tác giả, văn nghệ sĩ và những nhà xã hội học bắt nguồn từ sự hiểu biết thâm thúy về tâm linh và những đề tài phổ biến do ông viết, vang vọng thông điệp của tất cả những Minh Sư vĩ đại Ðông cũng như Tây phương qua nhiều thời đại, kể cả Thanh Hải Vô Thượng Sư của chúng ta.

 

 

Cuộc Ðời và Công Việc

Sanh trưởng tại thành phố Long Island, Nữu Ước, Whitman là con trai của một người khiêm tốn làm nghề nông và thợ mộc. Trong cuộc đời của ông, Whitman đã hành nghề giáo viên, thợ in, nhà báo, và vào thời kỳ nội chiến ở Hoa Kỳ (1861-1865) đã bỏ ra rất nhiều thời gian và sức lực làm công việc y-tá phục vụ thiện nguyện trong một bệnh viện chăm sóc chiến sĩ bị bệnh và bị thương, trong lúc ông sinh nhai trên đồng lương thư ký chính phủ và tiền thâu được từ bản quyền tác giả qua công việc viết lách của ông. Còn dư đồng nào, ông mua sắm đồ dùng cho bệnh nhân do ông chăm sóc, nuôi mẹ góa và em trai bịnh tâm thần.

Trong cuộc nội chiến Hoa Kỳ, Whitman cũng hết sức tán thành những nỗ lực nhằm mục đích kết thúc cảnh nô lệ và giữ vững phe Hiệp Chủng (Union), cùng lúc nhiệt tình ủng hộ sự tự do, bình quyền, và sự đoàn kết giữa tất cả các chúng sinh trong vũ trụ. Trung điểm của tất cả các thi phẩm của Whitman là một quan điểm mới, rất cảm thông với phái nữ và người Mỹ gốc Phi Châu cũng như tầm quan trọng của những người này đối với viễn ảnh của ông về một xã hội quân bình chủ nghĩa.

Tác phẩm vĩ đại nhất của Whitman là quyển thơ đầy cảm hứng Leaves of Grass (Cọng Cỏ), được xuất bản nhiều lần từ năm 1855 tới 1892, và được xem như là những tác phẩm thi ca đầu tiên của Hoa Kỳ. Thơ ông đặc biệt chứa đựng hai phương diện tâm linh và khoa học, là điều có một không hai trong thời đại của ông. Những bài viết này đã khiến một số học giả đã so sánh Whitman với những nhà văn tâm linh vĩ đại ở Ðông phương như thi sĩ Rumi người Ba Tư và thi sĩ thánh nhân Kabir người Ấn Ðộ.

Ngoài ra, thơ cũng như văn của ông có những điểm rất tương đồng với lời dạy của Sư Phụ Thanh Hải. Quyển Leaves of Grass của Whitman, như những bài khai thị và thi ca của Sư Phụ, hiển lộ một thái độ lạc quan đối với đời sống và vũ trụ, một niềm tin rất thiết thực về sự đồng nhất và thiện mỹ hiện hữu trong tất cả chúng sinh, và một trí huệ tâm linh rất cao thâm. Như Thanh Hải Vô Thượng Sư, Whitman đồng ý tất cả tôn giáo đều có cùng một Chân Lý ẩn tàng. Chẳng hạn, trong một bài khai thị, Sư Phụ Thanh Hải nói rằng: "Quý vị có thể gọi đó là Phật giáo, Thiên Chúa giáo, Ðạo giáo hay bất cứ cái tên nào, tôi tán thành tất cả. Tôi sẽ nói mọi tôn giáo đều tốt. Tất cả các Minh Sư dạy đạo đều tốt, đều nói về Chân Lý và đều đưa quý vị về Chân Lý". Cũng vậy, một trong những bài thơ của Whitman nói rằng ông nhận "một trăm, một ngàn Vị Cứu Tinh, người trung gian, và Thánh Kinh". Nói về chính mình, ông viết "Thuộc về mọi màu da, mọi đẳng cấp mọi địa vị, mọi tôn giáo là tôi".

 

Trang kế >>