V:V: Tôi thấy đã cố gắng hết sức mình làm việc trong thế giới này và theo đuổi ước mơ của mình, nhưng nhiều lúc cũng dễ bị lạc. Có khi tôi nghi ngờ không biết rằng mình làm như vậy có đúng không. Liệu Pháp Môn Quán Âm có giúp tôi được sự hướng đạo của vị Chân Sư bất cứ lúc nào để tôi được dẫn dắt tốt hơn về cách sống ở đời cũng như trong những quyết định thiết thực?

SP: Có chứ, chắc chắn rồi. Bởi vậy mới có Pháp môn Quán Âm, để biết chính mình, để biết chắc mình muốn cái gì ở đời và cần phải làm gì ở đây. Nhưng không phải chỉ có qua đêm là biết được, dĩ nhiên rồi. Do đó mới phải ngồi thiền, mỗi ngày dành ra một ít thời giờ, vì mình sẽ quên nữa. Ðôi khi quý vị có một thể nghiệm khai ngộ nào đó, nhưng ngồi thiền xong quên hết; giống như nằm mơ. Thành ra, phải thiền nữa, thiền hoài là vậy.

Mỗi ngày thiền càng nhiều, chúng ta càng cảm thấy yên chí về tất cả những gì mình làm trong cõi đời này. Ðiều đó bảo đảm. Nếu không thì bỏ thời giờ ra để thiền có ích gì, nếu vẫn không yên chí giống như hồi trước. Cho nên, bảo đảm là có ích. Hỏi mấy người ngồi thiền thì biết, coi họ cảm thấy khá hơn như thế nào trong đời sống. Mọi việc đều trôi chảy.

Dĩ nhiên là khi để thêm thời giờ vào việc câu thông với Thượng Ðế thì quý vị sẽ có thêm trí huệ, cảm thấy hứng khởi hơn, có linh cảm hơn từ một đầu óc sáng suốt. Khi quý vị gạt hết tất cả những chuyện khác, chỉ câu thông với Thượng đế mà thôi, lúc đó mọi việc sẽ rõ ràng, minh bạch.

V: V: Nghiệp xấu có ngăn chặn tiến trình khai ngộ hay không?

SP: Nó không chặn hết nhưng cũng chặn rất nhiều. Nhưng quý vị có thể thay đổi nghiệp xấu của mình. Sau khi khai ngộ hay sau khi thọ Tâm Ấn, vị Chân Sư sẽ xóa đi nghiệp quá khứ giùm cho quý vị, chỉ chừa lại nghiệp hiện tại mà thôi. Bởi vì nếu cái gì cũng rửa hết thì mình sẽ không sống ở thế giới này được nữa, mình không có lý do gì để mà hiện hữu. Vì để lại nghiệp chướng hiện tại cho đời này tiếp tục, nên chúng ta vẫn có cả nghiệp xấu lẫn nghiệp tốt.

Thành ra, không thể nói rằng tất cả nghiệp xấu đều rửa sạch. Nhưng nếu quý vị theo kỷ luật và giữ trường chay để giảm bớt nghiệp chướng tương lai thì cuộc sống sẽ suông sẻ hơn. Như vậy mình chỉ cần lo cho nghiệp chướng hiện có mà không cần phải lo cho nghiệp chướng mới sinh ra. Cho nên chúng ta không phải tái sinh làm chúng sinh đau khổ mà làm một Thánh nhân khai ngộ, nếu muốn sinh trở lại thế giới Ta Bà này. Nếu không muốn thì chúng ta có thể ở lại trong một thế giới tâm linh cao hơn để làm thầy hay chỉ làm một công dân trong vũ trụ, nhưng được khai ngộ và hạnh phúc.

Nghiệp xấu và nghiệp tốt đều có là bởi vì mình đã gieo từ bao nhiêu kiếp trước. Nhưng không bao giờ xóa được những nghiệp chướng tồn kho nếu không có Minh Sư tại thế giúp mình. Ðó là luật lệ của Trời đất. Ðó là ân điển Thượng Ðế đã ban cho chúng ta qua vị Minh Sư, người được quyền xử lý những nghiệp chướng tồn kho này, đốt nó đi cho người tầm Ðạo được nhẹ nhàng đôi chút để mà có thể tiến bước trên đường, tại vì đường đi rất khó .

Vừa làm việc ở thế giới này vừa ngộ Ðạo là một chuyện rất là khó. Ðó là chưa kể nghiệp tồn kho đang đợi mình. Nếu nghiệp tồn kho không hủy đi thì người đó vẫn còn phải trở lại đây. Bởi vì những gì họ trả cũng chỉ là nghiệp của kiếp này, nghiệp đã định rồi. Còn nghiệp tồn kho kia chưa được rửa. Sau khi trả cái này xong thì lại phải trả cái kia. Cho nên Minh Sư phải thiêu hủy những nghiệp chướng trong kho, chỉ để lại một chút thôi cho kiếp này.

Nhưng cũng dễ. Càng thiền nhiều thì chúng ta càng câu thông với Thượng Ðế, càng biết cách thanh toán, lo liệu ngay cả nghiệp chướng xấu của mình. Chúng ta sẽ không cảm thấy gánh nặng như hồi trước vì mình mạnh mẽ hơn. Giống như thân thể có tính đề kháng cao thì dù có cảm cúm gì đó mình cũng không bị chết, không thấy yếu nhiều. Có thể cũng bị bệnh, nhưng bình phục rất mau. ... Câu hỏi trước

 

Trở Về Mục Lục