Do Ðàn Cừu Non, Ðông Kinh, Nhật Bản

Gần đây, trong khi du lịch tại Mỹ quốc, tôi đã gặp quyển sách "Phép ăn siêu nghiệm: Ăn chay và những tôn giáo trên thế giới" của tác giả Steven Rosen. Trong khi đọc quyển sách, tôi bắt đầu nghĩ về câu trả lời thông thường của tôi khi thường được hỏi: "Tại sao quý vị ăn chay?" Tôi thấy mình dễ dàng liệt kê những lợi ích về sức khỏe, như là giảm chất béo, ngừa bệnh ung thư, ngăn bệnh tim v.v... tất cả những điều này là lý do rất tốt để tránh ăn thịt. Nhưng tôi bỗng nhiên nhận ra rằng, tôi đã quên không nói đến một lý do quan trọng nhất: lòng nhân ái đối với tất cả các chúng sinh.

Trong cuốn sách của ông, Rosen nêu rõ rằng, cả hai Ðiều Răn thứ sáu trong Thánh Kinh Thiên Chúa Giáo và Do Thái giáo cũng như là Giới đầu tiên của Phật giáo là "Không nên sát sinh" hay là "Không sát sinh". Ngôn ngữ này rất rõ ràng, và không phải chỉ nói về con người. Tác giả cũng đề cập rằng "Luật Vàng" Ồ "Hãy đối xử với kẻ khác y như mình muốn kẻ khác đối xử với mình" Ồ được tìm thấy trong hầu hết những Thánh Kinh của tất cả các tôn giáo, đưa đến câu hỏi: "Phải chăng thú vật cũng là Ổkẻ khácỖ?" Bởi vì chúng cũng sống, thở và suy nghĩ giống như con người, và cũng biểu lộ tình thương, sự sợ hãi và giận dữ.

Cả Thiên Chúa Giáo lẫn Do Thái giáo đều tin theo 46 quyển sách đầu tiên trong Thánh Kinh, gọi chung là Kinh Cựu Ước trong Thiên Chúa Giáo, và Torah trong Do Thái Giáo. Quyển đầu tiên, Sáng Thế Ký, giới thiệu dự kiến nguyên thủy của Thượng Ðế cho Trái Ðất, rằng "vào thuở khai thiên lập địa" nhân loại lẽ ra phải theo phép ăn chay. Những trái cây và rau cải được dự trù là thức ăn của chúng ta, và con người được quyền cai trị hay cai quản loài cá, chim và những thú vật khác. Do đó, "công tác" của con người trên Ðịa cầu đã được định nghĩa rõ rệt Ồ chúng ta được thức ăn chay miễn phí để cai trị hay chăm sóc Vườn Thượng Uyển của Thượng Ðế Ồ một địa vị tốt với đầy đủ đặc quyền, và một ông xếp tối cao. Và tiếp theo là một kẻ cai trị tốt của thế giới loài vật dĩ nhiên sẽ chăm sóc kẻ dưới, với lòng quan tâm nhân ái cho sự lợi ích của chúng, và không giam cầm, hành hạ, giết hại và ăn chúng. Tuy nhiên qua nhiều thế kỷ, quan niệm về quyền cai trị hay cai quản các thú vật đã bị diễn giải sai lầm với ý nghĩa rằng con người có thể sử dụng những sinh vật này theo bất cứ cách nào họ thích, kể cả việc tàn sát và ăn thịt chúng.

Một thí dụ về sự liên hệ nhân ái với thú vật sẽ được ân sủng của Thượng Ðế đến từ quyển Kinh Cựu Ước về Daniel, trong đó nhân vật chính, nhà tiên tri Do Thái Daniel, bị bắt. Ông bị giải từ Do Thái đến thành Babylon và bị Vua Nebuchadnezzar giam cầm. Tuy nhiên, sau khi biểu lộ thiên tài của mình, Daniel được ban cho sự giáo dục tốt đẹp nhất trong thành Babylon. Vào một thời điểm trong quyển Kinh, lúc triều đình Nebuchadnezzar tặng thịt và rượu vang ngon nhất thành Balylon cho Daniel và ba người bạn Do Thái đồng hành, họ đã từ chối, và thay vào đó xin chỉ ăn rau cải và uống nước trong 10 ngày, nói rằng những người bắt giữ họ có thể phán xét kết quả vào cuối thời gian này. Sau cuộc thử thách, Daniel và đồng bạn có vẻ khỏe mạnh hơn những nhóm sinh viên khác đã dùng thức ăn của nhà vua; vì vậy những người bị bắt đã được cho phép tiếp tục ăn chay.

Daniel sau đó trở thành nhà tiên tri và người giải mộng cho nhà vua. Ông cũng phụng sự cho hai vị vua kế tiếp, và bị vị vua thứ ba, Darius, bắt giam trong chuồng sư tử về tội thờ Thượng Ðế riêng của ông. Khi vua Darius đến chuồng thú ngày hôm sau, Daniel nói với nhà vua rằng một thiên sứ của Thượng Ðế đã đến và làm cho sư tử ngậm miệng lại. Về sự kiện này, tác giả Rosen viết: "Có lẽ vì con thú cảm nhận được lòng nhân ái tối cao và không ác tâm của vị thánh ăn chay", nên Daniel không bị hại.

Trong một chương liên hệ của Quyển Sách về Isaiah trong Kinh Cựu Ước (11:7), nhà tiên tri đã đoán rằng sẽ có một thời điểm mà loài sư tử sẽ ăn cỏ rơm giống như loài bò và nằm chung với bê con. Ðể chứng cho minh cho lời tiên đoán này, một câu chuyện có thật về một con sư tử ăn chay có thể được tìm thấy trên mạng truyền thông Internet tại http://www.vegetarismus.ch/vegepet/tyke.htm. Câu chuyện nói về con sư tử cái Little Tyke, ở nông trại Hidden Valley Ranch thuộc tiểu bang California, được chăm sóc bởi hai ông bà Georges và Margaret Westbeau.

Cô sư tử đòi ăn thức ăn chay, nhưng ông bà Westbeau cố ép Little Tyke ăn thịt trong 4 năm, vì chứng minh khoa học cho thấy rằng loài sư tử sẽ bị chết nếu không ăn thịt. Tuy nhiên, cô sư tử vẫn lớn mạnh với thức ăn chay. Thực tế nó cũng mạnh khỏe như bất cứ con sư tử nào mà người ta đã từng thấy.

Cuối cùng, ông bà Westbeaus đã chấp nhận việc ăn chay của Little Tyke, khi một người bạn nhắc ông George về một đoạn trong Sáng Thế Ký, chương 1:30, trong đó Thượng Ðế nói rằng, mọi thú vật sẽ dùng thảo mộc xanh làm thức ăn. Cô sư tử đã trở nên thật hiền lành, đến nỗi tất cả mọi loài sinh vật đều có thể nằm xuống chung với cô, kể cả "loài sinh vật nguy hiểm nhất: con người" (Hình 1).

Source: Daily Nation, Kenya, Jan 7, 2002

Một câu chuyện tương tự có thể được tìm thấy trên mạng truyền thông Internet* về một con sư tử cái mang tên Kamuniak ("kẻ được ân sủng"), do những nhân viên lâm nghiệp quốc gia Kenyan kể. Con sư tử cái đã bỏ nhiều ngày để bảo vệ con linh dương nhỏ bé, đuổi đi nơi khác những con linh cẩu, chó rừng và những thú dữ khác, và đối xử với con linh dương như là một sư tử con, bằng cách nằm trên cỏ bên cạnh nó. Là một điều ngạc nhiên khi thấy trong rừng dã Kenya một con sư tử cái nhận nuôi linh dương và cả hai đi cạnh nhau trong hòa bình, hoàn tất lời tiên tri trong Thánh Kinh: "Và cừu cùng sư tử sẽ nằm chung với nhau". (Hình 2)

Hai câu chuyện này đã xóa bỏ sự hoang đường cho rằng loài thú ăn thịt phải ăn thịt mới có thể sống được, đồng thời cũng cho thấy, một cách đáng ngạc nhiên, rằng phép ăn uống được đề nghị cho con người trong Sáng Thế Ký cũng thích hợp thậm chí cho cả sư tử!

Tác giả Rosen cũng ám chỉ rằng nhà tiên tri Mô-Ha-Med là người ăn chay, và nhân nhượng cho phép những đệ tử ăn thịt vì họ "chưa sẵn sàng cho trình độ hiểu biết tâm linh đó". Ðồng thời, trong đạo Sufi, một giáo phái thần bí của Hồi giáo, có rất nhiều câu chuyện nêu lên những lợi ích về lòng nhân ái cho tất cả những tạo vật của Thượng Ðế. Trong một câu chuyện, một người đàn ông Sufi lấy làm ngạc nhiên khi thấy một vị thánh nữ Sufi đang được thú vật bao quanh. Khi ông đi đến thì các thú vật bỏ chạy, ông hỏi thánh nữ vì sao chúng bỏ chạy. Thánh nữ hỏi ngược lại ông gần đây đã ăn gì. Khi ông nói hành chiên trong mỡ, thánh nữ trả lời: "Ông ăn mỡ của chúng! Vậy tại sao chúng lại không bỏ chạy khi nhìn thấy ông"? (Ghi chú: 1 Diet For Transcendence , tr. 63)

Thêm vào đó, nhiều kinh điển Ấn Ðộ giáo cũng khuyến khích sự ăn chay, nhưng những lời sau đây từ Mahabharata (một trong những thiên sử ca thần bí vĩ đại của Ấn Ðộ) được coi như diễn tả tiến trình ăn thịt một cách chính xác nhất: "Người mua thịt thực hành bạo lực (himsa) bằng tiền bạc của mình; kẻ ăn thịt dùng bạo lực bằng cách hưởng thụ khẩu vị; kẻ sát sinh dùng bạo lực bằng cách trói và giết thú vật. Do đó, có 3 biểu thị của việc sát sinh".

Một câu chuyện khác từ mạng truyền thông Internet kể chuyện những đồ tể trong lò sát sinh đang dùng bữa trưa. Một trong những con cừu trong danh sách bị giết thoát ra khỏi chuồng, và bước đến với những người làm việc. Nó bắt đầu gặm rau cải từ những ổ bánh mì của họ, và những người đàn ông cứng rắn này bắt đầu vỗ về con vật, và chẳng bao lâu họ nhận thấy không thể giết nó được. Do đó họ thả con cừu đi, cho thấy một khi người ta đã tiếp xúc với thú vật thì rất khó lòng mà giết nó được. Ngay cả khi một người đã giết hàng trăm lần, sự tiếp xúc trực tiếp với một sinh vật dễ thương có thể khơi dậy lòng nhân ái.

Những câu chuyện kể trên cho thấy, trừ phi chúng ta ăn chay, chúng ta rất khó lòng bước trên con đường nhân ái. Khi một người ăn thịt thú vật, những cảm xúc sợ hãi và giận dữ mà con vật trải qua khi bị giết sẽ được tiêu hóa, và trở thành một phần thân thể của người ăn thịt. Tuy nhiên, khi người ta ngưng ăn thịt, thân thể sẽ bắt đầu tiến trình thanh lọc để cho lòng từ bi bắt đầu phát triển bên trong. Vì vậy, ngay cả loài sư tử cũng có thể trở nên những sinh vật nhân ái có tình thương khi chúng ăn chay. Nhưng dĩ nhiên, tu hành pháp môn Quán Âm cũng là điều cốt yếu trong tiến trình này. Như Thanh Hải Vô Thượng Sư đã nói: "Nếu mọi người đều tu thiền và theo phép ăn dinh dưỡng mà không có sự giết chóc, thì thế giới đã ở trong tình trạng hòa bình từ lâu rồi. Quý vị không cần phải bỏ của cải, chỉ cần bỏ đi sự ăn thịt. Như vậy đã đủ để cứu toàn thế giới".

Trở Về Mục Lục