Do Ban báo chí Ðài Bắc tường trình (nguyên văn tiếng Trung Hoa)

Mùa xuân đã đến với những ngọn gió mát dịu đem sinh khí đến cho Hội trường Giáo dục Xã hội Ðài Bắc trong buổi triển lãm tranh Thanh Hải Vô Thượng Sư, do Trung tâm Ðài Bắc tổ chức từ 13 đến 18 tháng 3, 2004. Cuộc triển lãm, với đề tài Ấn tượng Thời Ðại Hoàng Kim mới - Hoa Thiên giới, được tổ chức cùng với những hoạt động tỉnh thức tâm linh bao gồm hội thảo, ngâm thơ, trình diễn văn nghệ, vũ, kịch và một buổi trình diễn thời trang Thiên Y. Cuộc triển lãm đã đánh thức lòng yêu mến nghệ thuật trong tâm hồn những cư dân Ðài Bắc và làm rung động tâm hồn những học sinh thuộc Trường trung học cấp hai Haishan.

Vào ngày 13 tháng 3, cuộc triển lãm và buổi hội thảo khai mạc đã thu hút một hội đồng nghệ sĩ, bình gia, nghệ thuật gia, và thi sĩ nổi tiếng cũng như là mọi tầng lớp trong xã hội, đến để chia sẻ nhận thức và cảm hứng của họ về những họa phẩm của Sư Phụ. Các đồng tu cũng bày tỏ lòng thành tâm khao khát một đời sống vĩnh hằng qua việc diễn ngâm những bài thơ từ tuyển tập Giòng Lệ Âm Thầm của Sư Phụ, phụ họa bởi đàn thụ cầm, sáo và đàn tam thập lục, cùng hòa điệu nhịp nhàng với âm thanh dìu dặt của chiếc đàn tiểu hồ cầm (cello).

Trong cùng ngày, một loạt những hoạt động đặc biệt được tổ chức trên Sân khấu Thành phố bên ngoài hội trường. Ðầu tiên, những vũ điệu Dunhuang ngoạn mục và các trò chơi cho thanh thiếu niên đã hấp dẫn một đám đông quần chúng gồm người lớn và trẻ em. Tiếp theo, những tiếng trống nổi lên như sấm báo hiệu buổi khai mạc cuộc trình diễn thời trang ngoài trời, với hàng trăm kiểu Thiên Y SM cho mùa xuân và mùa hè được các người mẫu đồng tu trình diễn, biểu lộ những kiểu y phục độc nhất vô nhị, thanh nhã, duyên dáng và yêu kiều của Sư Phụ. Vẻ tự tin hồn nhiên của các người mẫu càng làm nổi bật cấu trúc và đường may tuyệt mỹ của y phục cũng như là vật liệu thoải mái của vải. Thật không lạ gì khi buổi trình diễn đã được hơn hai trăm khán giả trổi lên những tràng pháo tay hoan nghênh nhiệt liệt.

Khán giả càng say mê thưởng thức khi một nhóm đồng tu trẻ thơ ngây lên trình diễn một màn kịch đầy thích thú dựa theo câu truyện "Vị hoàng tử gà" từ quyển sách bằng tranh "Thượng Ðế chăm lo mọi việc" đầy trí huệ của Sư Phụ. Cũng không kém phần khôi hài là một màn kịch do các đồng tu lớn trình diễn dựa theo câu truyện "Kẻ trộm trở thành người tu".

 

Những sinh hoạt khai mạc cuộc triển lãm đã tạo nên bầu không khí ấm cúng tràn ngập khắp hiện trường. Khi quan khách đến viếng khu triển lãm tại Hội trường Giáo dục Xã hội, họ thật kinh ngạc trước từ trường an lành và tươi sáng tỏa rạng từ những họa phẩm của Sư Phụ trong một hội trường đã được bao phủ với một bầu không khí nghệ thuật phong phú.

Một quan khách và nghệ thuật gia, Bà Li, ghi nhận rằng Sư Phụ đã diễn tả được những thoáng rực rỡ đầy màu sắc từ nét đẹp đơn sơ của thiên nhiên, như được biểu lộ trong họa phẩm "Sơn Ðộng" và "Khai Ngộ", tạo nên sự rung động sâu xa trong tim bà. Tiếp theo, bà cho biết: "Tôi cảm thấy rất thu hút bởi sự tương phản rõ rệt giữa những múi trái cây trong họa phẩm ỔMăng CụtỖ, với màu đỏ nhẹ thuần khiết đem đến một cảm giác bình an thanh thản cho tâm hồn và màu sắc trong họa phẩm ỔLo SợỖ, một phản ảnh trung thực của đời sống". Bà Li thích thú đến độ không ngừng ca hát trong khi thưởng thức họa phẩm "Măng Cụt" và "Khai ngộ". Bà cũng hoàn toàn đắm mình vào những vần thơ từ bài "Khuyến Tu" của Sư Phụ, trong Tuyển tập thơ Vô Tử: Trăm năm một cuộc dãi dầu/ Vàng thau lẫn lộn biết đâu lọc lừa/ Ðời như bọt nước chiều mưa/ Không tu kẻo trễ, còn chờ kiếp nao"?

Một vị khách khác, bà Huang, được biết tin cuộc triển lãm từ chương trình truyền hình "Hành Trình qua Thiên giới". Trong ngày khai mạc, bà đã đến Trung tâm nghệ thuật Biển Tình Thương của Hội Quốc Tế Thanh Hải Vô Thượng Sư tại Ðài Bắc và bấm chuông cửa. Tuy nhiên, những đồng tu lúc đó đã đi vắng, một là dự Thiền Nhị hàng tháng tại Tây Hồ hoặc đi giúp tổ chức cuộc triển lãm. Nhưng qua sự an bài tuyệt diệu của Sư Phụ, một sư tỷ lẽ ra đã đi dự Thiền Nhị cảm thấy như có điều gì thúc giục cô đến Trung tâm nghệ thuật Biển Tình Thương. Sau đó sư tỷ này trở thành người hướng dẫn đưa bà Huang đến Hội trường Giáo dục Xã hội. Bà Huang rất hâm mộ những họa phẩm của Sư Phụ nên đã thỉnh tuyển tập Sáng tạo Nghệ thuật của Sư Phụ và nấn ná lại hiện trường đến năm tiếng đồng hồ. Bà cảm thấy rất xúc động khi nghe một sư tỷ giải thích giáo lý Sư Phụ và ý nghĩa bên trong những họa phẩm. Sau đó, bà Huang không do dự xin thọ pháp Phương Tiện ngay tại Hội trường. Giữ ăn chay 10 ngày một tháng đối với bà không có gì trở ngại, vì gần đây bà đã đột nhiên ưa thích thức ăn chay.

Sau khi học pháp thiền Phương Tiện, trong lúc thiền định, bà Huang bị thu hút bởi một linh ảnh về họa phẩm "Sơn Ðộng". Trong thể nghiệm này, một năng lực đem bà vào một sơn động nghiêng vách, đột nhiên biến thành một cánh cửa màu hoàng kim rực rỡ khổng lồ hình chữ nhật. Bà liền tiến vào không do dự. Sau buổi thiền, bà nói với một sư tỷ đồng tu: "Tôi rất yêu thích họa phẩm ỔSơn ÐộngỖ và ỔKhai NgộỖ. Tôi vô cùng cảm tạ Sư Phụ đã nhắc nhở tôi về hai họa phẩm này trong linh ảnh". Sau khi học pháp thiền Phương Tiện, bà Huang vui vẻ sắp xếp để thăm viếng Trung tâm Tây Hồ ngày hôm sau để thưởng thức những họa phẩm khác của Sư Phụ. Bà cũng dự định trường chay để chờ thọ Tâm ấn vào pháp môn Quán Âm!

Buổi triển lãm nghệ thuật ngoài việc được sự say mê thưởng thức của đại chúng, còn thu hút rất nhiều họa sĩ tài danh, đã đến để thưởng thức phong cách tự nhiên, vô tư và dễ thương của Sư Phụ. Thí dụ như, ông Huang Zhao-yuan, cố vấn văn phòng Phủ Tổng thống, đã đặc biệt ngưỡng mộ họa phẩm "Thạch Ðộng". Ông cho biết họa phẩm này còn đi tiên phong hơn là trường phái Ấn tượng trong thời đại của nó. Ông phát biểu: "Dù rằng họa phẩm nhìn có vẻ phức tạp, người xem vẫn có thể thấy được một luồng ánh sáng nói với chúng ta rằng cuộc đời lẽ ra là hạnh phúc". Ðối với ông Gu Min, giám đốc Thư viện Lập pháp Formosa, bức tranh "Pháp Hỷ Tràn Ðầy" có một sự hấp dẫn đặc biệt, vì họa phẩm này biểu tượng cho một niềm phúc lạc tối cao. "Thế nào là trạng thái pháp hỷ tràn đầy?", ông tự hỏi trước khi tự trả lời chính mình: "Là một niềm vui và Chân phúc chỉ có thể cảm nhận được bằng trái tim, đem sinh khí đến cho từng tế bào trong cơ thể". Ông giám đốc Gu Min cũng còn là một thành viên của Liên đoàn Hiệp hội Thư viện quốc tế dưới quyền điều khiển của UNESCO thuộc Liên Hiệp Quốc.

Ban tổ chức cuộc triển lãm cũng mời các nghệ thuật gia Lin Tsang-Yuh, David Wu và Claire Chen đến dự buổi hội thảo với đề tài "Huơng Trưa" (ghi chú 1). Các tham dự viên đã sốt sắng phân tích những họa phẩm của Sư Phụ và tiếp xúc với khán giả một cách thân thiện. Theo ông David Wu, sáng lập viên của phương pháp họa Wu Jin, những sáng tác của những họa sĩ non nớt thường diễn tả nhất thời những cảm giác mãnh liệt ngay tại thời điểm đó. Phong cách nghệ thuật của Vô Thượng Sư có thể đột phát, thuần khiết, vô tư và trực tiếp, nhưng Ngài cũng không kém phần tài tình trong việc bày tỏ thông điệp mà Ngài muốn truyền đạt qua các tác phẩm. Vẽ tranh bằng trí huệ loại bỏ được sự dựa vào kỹ thuật, thường thấy trong tác phẩm của những nghệ sĩ được huấn luyện trong trường lớp. Thí dụ như, Sư Phụ thường phác họa những nét lớn và táo bạo thay vì đi vào chi tiết nhỏ nhặt. Trong cách bố cục tài tình, Ngài biến sự phức tạp thành đơn giản với sự diễn tả và khả năng nghệ thuật uyển chuyển qua cách sử dụng các sắc thái khác nhau và sự tương phản màu sắc.

Ông Wu cho biết: "Hầu hết mọi người đều phải qua những khóa huấn luyện khắc khe lâu dài khi học về hội họa, nhưng Thanh Hải Vô Thượng Sư dường như chỉ dùng trí huệ và thế giới bên trong phong phú của Ngài để vẽ tranh. Ðó là lý do tại sao Ngài đạt được những thành quả tuyệt vời chỉ trong một thời gian ngắn". Ông cho biết thêm, dường như tất cả những kỹ thuật và dụng cụ của thế giới cũng không đủ cho Vô Thượng Sư, để miêu tả thể nghiệm phong phú bên trong của Ngài! Những họa phẩm của Ngài thuộc về trường phái Ấn tượng trong phong cách và đôi khi cũng trừu tượng, nhưng không đưa vào chi tiết trong những thay đổi về độ sáng và sắc thái. Ông David Wu khám phá rằng những họa phẩm vẽ bằng phấn tiên của Vô Thượng Sư cũng không kém phần đặc sắc, so với những họa phẩm tranh sơn dầu của Ngài. Những bức họa này đơn giản và thanh lịch trong yên tĩnh, nhẹ nhàng về cách diễn tả và cũng nồng nàn trong cách sử dụng màu sắc.

Thêm vào đó, ông Wu cho biết: "Thanh Hải Vô Thượng Sư không qua sự huấn luyện học đường nào, tuy nhiên Ngài bỏ qua việc phác họa đường nét để đi thẳng đến sự diễn tả trực tiếp bằng màu sắc. Những màu sắc Ngài dùng là phối cảnh ba chiều với những sắc thái tăng giảm của độ sáng. Do đó, để thưởng thức họa phẩm của Thanh Hải Vô Thượng Sư, chúng ta nên nhìn bố cục toàn diện, không nhất thiết phải nhìn gần. Lui lại vài bước, chúng ta có thể cảm nhận được rõ rệt hơn sự tương phản, sự phối hợp và hài hòa của màu sắc". Theo ý ông Wu, đây là cách hay nhất để thưởng thức những họa phẩm của Thanh Hải Vô Thượng Sư.

Nghệ thuật gia Claire Chen bày tỏ rằng phong cách của Thanh Hải Vô Thượng Sư rất tự tại và thanh thoát, bố cục tranh mãnh liệt và sống động, hoàn toàn thoát khỏi sự câu thúc gò bó và phản ảnh niềm tự tin tuyệt đối. Ðối với bà Chen, điểm nổi bật nhất được diễn tả trong những họa phẩm của Thanh Hải Vô Thượng Sư là "buông bỏ". Ðặc điểm nghệ thuật chính của Ngài là phong cách táo bạo, mãnh liệt đến từ tâm hồn vô tư. Ngài sử dụng màu sắc một cách táo bạo và thẳng thắn không hoa mỹ, biểu lộ sự tự tại của Ngài, thoát ra khỏi những tính chất kiểu cách nhân tạo, bày tỏ niềm hạnh phúc lớn lao của Ngài trong khi vẽ tranh.

Nghệ thuật gia lừng danh Lin Tsang-Yuh cũng cống hiến quan điểm của ông về "Mỹ thuật Thanh Hải độc nhất vô nhị" từ khía cạnh lý thuyết và triết lý nghệ thuật. Ông phát biểu: "Những họa phẩm của Thanh Hải Vô Thượng Sư tạo nên một ấn tượng nhẹ nhàng, tự tại và mỹ thuật. Dành ra vài phút giây để thưởng lãm những tác phẩm của Ngài, chúng sẽ ta thấy đàng sau những đường cọ, màu sắc và bố cục đơn giản, là nhịp điệu của sự chấn động bên trong và sự nhận thức của một linh hồn đầy quyền năng tinh khôi và rạng ngời". Vào năm 20 tuổi, ông Lin đã đoạt giải nhất trong kỳ thi Giải thưởng Văn chương Tuổi trẻ á châu. Những sáng tác của ông thuộc nhiều thể loại, bao gồm từ tiểu thuyết, hội họa, nhiếp ảnh, cho đến đạo diễn và viết kịch bản cho đài truyền hình, đồng thời cũng đã nhận lãnh nhiều giải thưởng trong những lãnh vực này. Ông hiện đang dạy ngành mỹ thuật về đồng quê tại một số đại học cộng đồng như Viện Ðại học cộng đồng Wenshan Ðài Bắc.

Một khán giả, ông Cai Si-qin diễn tả thể nghiệm của ông khi tham dự một khóa học nghệ thuật của ông Lin Tsang-Yuh tại Wenshan: "Ông Lin có một cách dạy đặc biệt. Những bài học của ông không bắt đầu bằng cách phác họa chỉ giúp phát triển khả năng nghệ thuật. Thay vào đó, vì hầu hết những sinh viên đại học cộng đồng đã trải qua những kinh nghiệm phong phú trong đời sống, để họ có thể diễn tả trong các sáng tác, ông Lin đòi hỏi rằng họ phải thử nghiệm để khám phá cách diễn tả sáng tạo. Chỉ khi họ gặp khó khăn trong tiến trình sáng tạo, ông Lin mới bước vào giúp đỡ. Ðiều này giúp sinh viên phát triển khả năng sáng tạo bẩm sinh của họ, và vượt qua ranh giới của những kỹ thuật vẽ tranh theo truyền thống. Qua sự học hỏi vượt ngoài khuôn khổ này, sinh viên có thể phát triển phong cách riêng của họ. Ông Cai Si-qin cũng tìm được sự cảm hứng trong cách học hỏi sáng tạo qua tấm gương của Vô Thượng Sư, vị đã tinh thông cách vẽ tranh không thầy dạy và đã khám phá cách diễn tả trong những phong cách nghệ thuật rất phong phú.

Vào ngày 17 tháng 3, hơn 30 học sinh từ trường trung học cấp 2 quận Haishan thuộc Ðài Bắc, trong một chuyến sinh hoạt ngoài lớp, đã đến viếng địa điểm triển lãm tranh Sư Phụ tại Hội trường Giáo dục Xã hội. Họa sĩ David Wu được mời làm hướng dẫn viên để dạy các thanh thiếu niên về cách thưởng thức những họa phẩm được trưng bày. Sau một cuộc hướng dẫn sơ khởi, các học sinh tổ chức bầu cử cho những họa phẩm mà họ ưa thích nhất, trước khi đi thưởng ngoạn các sáng tác phẩm trở lại trong những nhóm nhỏ, hay xem những tuyển tập tranh vẽ của Sư Phụ, trong khi sốt sắng bàn luận với nhau về những họa phẩm.

Số phiếu cho thấy những họa phẩm được ưa thích nhất như sau, trong thứ tự phiếu nhận được: Thời Ðại Mới, Sơn Ðộng, Cảnh Ðêm Dương Minh Sơn và Lời Ca của Biển. Các học sinh cũng chia sẻ những quan điểm sau đây: "Trong họa phẩm Thời Ðại Mới, những màu sắc tinh khiết nhẹ nhàng khiến cho chúng ta cảm thấy ấm cúng và thoải mái. ở góc trên bên trái, một hình ảnh mơ hồ giống như chiếc dĩa bay trông rất bí ẩn, như thể đang đem chúng ta vào một thời đại mới. Những đường nét vàng bao phủ toàn bức tranh trông thanh tú như ánh sáng mặt trăng, những chấm li ti nhìn y như các ngôi sao. Tưởng tượng mình đang ở trong bức tranh, chúng ta cảm thấy như đắm chìm trong tình thương của từ mẫu. Bức Sơn Ðộng tạo nên một cảm giác tỉnh thức. Dù rằng chúng ta không biết điều gì nằm tại tâm điểm của ánh sáng, nó có vẻ như thấm nhập không gian và thời gian. Chú ý nhìn vào tâm điểm, chúng ta cảm thấy như sắp sửa bay vào trong đó. Trong Cảnh Ðêm Dương Minh Sơn, những màu sắc lạnh, tịnh trên đất và những màu ấm, sáng bên trên tạo nên một cảm giác sâu xa hùng vĩ, và những tia sáng rực rỡ phát ra niềm hy vọng vô biên!

Ông Wu rất ngạc nhiên và vui mừng trước những lời bình phẩm thông minh của học sinh; ông nói: "Những lời bình phẩm này biểu lộ tâm hồn thơ ngây đầy sáng tạo của những lớp trẻ, và sở thích của chúng về sự huyền bí". Ông cũng khuyến khích các học sinh gìn giữ tâm đơn thuần để có thể phát triển tài năng trong những năm sau này.

Sư tỷ Ye được thọ Tâm ấn khi lên 7 tuổi và lớn lên trong gia đình Quán Âm yêu thương. Cô hiện tại là một sinh viên đại học, với những kỷ niệm hạnh phúc chơi đùa trên cát và nghỉ ngơi trên võng trong Vườn Cầu Vồng, bước theo dấu chân Sư Phụ cũng như là hưởng một thời gian tuyệt diệu với Ngài tại Trung tâm Tây Hồ. Khi Trung tâm Ðài Bắc tham gia cuộc triển lãm nghệ thuật "Hoa Thiên Giới" và Hội chợ Sách quốc tế Formosa 2004, sư tỷ Ye đã tham gia làm việc lần đầu tiên, trong tư cách một người mẫu cho những Hợp tuyển Thiên Y SM mùa xuân và mùa hè. Nói về những kinh nghiệm này, cô cho biết: "Thật là một vinh dự và thử thách để được tham gia làm việc cho Sư Phụ. Chúng tôi phải hoàn toàn buông bỏ tất cả những ước muốn được lợi ích cho mình, cho cái Ngã nhỏ bé của mình, để có thể đạt thành quả tuyệt đối cho bản thể lớn của toàn nhóm. Chỉ qua sự làm việc trong nhóm, chúng tôi mới có thể dẹp được cái ngã tiềm tàng sâu trong tâm trí, và vượt khỏi những giới hạn mình tự đặt ra cho chính mình, để có thể mau chóng trưởng thành". Cũng giống như Sư Phụ đã khai thị: "Càng làm việc giúp đỡ người khác, chúng ta càng mau trưởng thành". Vì vậy, cô hy vọng tất cả các đồng tu sẽ quý trọng mọi cơ hội để phụng sự người khác, để học hỏi từ kinh nghiệm để trưởng thành về cả hai phương diện cảm xúc và tâm linh.

Ghi chú 1: Buổi hội thảo khai ngộ "Hương Trưa" sẽ được phát hình trên chương trình truyền hình "Hành Trình Qua Thiên Giới". Ðể xem trên mạng, xin đến viếng http://www.godsdirectcontact.org.tw/ch/index.htm. Những báo cáo chi tiết sẽ được ấn hành trong những ấn bản tương lai của Bản Tin.

Ghi chú 2: Hơn một thập niên trước, nghệ thuật gia David Wu đã sáng tạo kỹ thuật Wu Jin bằng cách sử dụng keo kỹ nghệ làm màu sắc và ngón tay làm cọ vẽ.