Gia tăng tiêu thụ thức ăn chay
giúp bình định thế giới

 


Do bác sĩ Rồng Vàng, Los Angeles, CA, U.S.A. (nguyên văn Anh Ngữ)

"Thịt là nguyên nhân của tất cả mọi cuộc chiến và sự đau khổ trên thế giới này. Chỉ bỏ ăn thịt; điều này sẽ đủ để cứu thế giới cũng như là chính mình và đem lại sự lành mạnh cho quốc gia. Không ăn thịt là đóng góp vào sự hòa bình của tinh cầu này".

~ Thanh Hải Vô Thượng Sư

Trong những năm gần đây, sự gia tăng hiểu biết về tình thương đối với thú vật, sự quan tâm về những căn bệnh liên quan đến thịt như là "bò điên" và bệnh tim, và sự phát triển của hàng loạt những thực phẩm chay hiện có mặt trên thị trường đã gợi hứng cho nhiều người trên khắp thế giới giảm bớt hay bỏ hẳn việc ăn thịt. Do đó, tại nhiều quốc gia như Hoa Kỳ, kỹ nghệ thực phẩm chay đang phát triển mãnh liệt. Trong khi thị trường thực phẩm chay bùng nổ, những món chay như sữa đậu nành và thịt burger chay xuất hiện thường xuyên hơn trong những tiệm thực phẩm và nhà hàng ăn liền. Một khảo cứu gần đây của hãng nghiên cứu thị trường Anh quốc Mintel International Group Ltd. cho thấy từ năm 1998 đến 2003, số bán lẻ của thực phẩm chay và thức uống thay sữa đã tăng 113%, lên đến 1,6 tỷ mỹ kim. Thống kê này đặc biệt đáng chú ý, vì như Thanh Hải Vô Thượng Sư đã khai thị, Hoa Kỳ trước giờ vẫn dẫn đầu thế giới về số tiêu thụ thịt cho mỗi đầu người: "Hoa Kỳ có tỷ số bệnh ung thư cao nhất trên thế giới bởi vì người Hoa Kỳ ăn rất nhiều thịt bò. Họ ăn thịt nhiều hơn bất cứ quốc gia nào khác. Quý vị hãy tự hỏi vì sao người Trung Hoa hay những quốc gia cộng sản không có tỷ số bệnh ung thư cao. Họ không có nhiều thịt như vậy. Ðó là kết quả của những cuộc khảo cứu".

Lòng từ bi là một yếu tố trong việc tránh ăn thịt

Nói về những động cơ cá nhân về nguyên nhân số lượng thực phẩm chay bán lẻ đang tăng, bà Debra Wasserman của Hội Ủng hộ Ăn Chay (Vegetarian Resource Group) tại Hoa Kỳ cho biết: "Các siêu thị nghĩ rằng người ta mua thực phẩm chay vì lý do sức khỏe, nhưng đa số (khách hàng) Ồ những kẻ thúc đẩy việc ăn chay Ồ ủng hộ quyền lợi thú vật". Vì vậy, lòng từ bi đối với chúng sinh dường như là động cơ thúc đẩy trong việc phát triển tiêu thụ thực phẩm chay hơn là vì lý do sức khoẻ cá nhân. Bà Wasserman cũng cho biết, phong trào bảo vệ quyền lợi thú vật thành hình từ những năm đầu của thập niên 1980 cho những người ăn chay và ăn chay không dùng sữa để phát triển tình thương cho thú vật đã hấp dẫn những tầng lớp trẻ trong quần chúng. Và thật ngạc nhiên, giới sản xuất những thực phẩm "chính" lại là những kẻ hiểu điều này hơn ai hết: "Nhiều món chay và món chay không sữa đến từ những công ty gà (và tương tự). Họ hiểu về phong trào này, và biết rằng những người trẻ là thế hệ của tương lai".

Như kể trên, ngoài quyền lợi của thú vật, quan tâm về sức khỏe cũng là yếu tố chính ảnh hưởng sự gia tăng mức tiêu thụ thực phẩm chay. Nhưng ngay cả khi động lực của khách hàng là sức khỏe, sự chọn lựa thực phẩm của họ vẫn có lợi cho thú vật. Ông Bruce Friedrich, phát ngôn viên cho Nhóm Người Ủng hộ việc Ðối xử Nhân đạo đối với Thú vật (People for the Ethical Treatment of Animals) tại Mỹ cho biết, không có hại gì nếu chú ý đến sức khỏe thay vì quyền lợi thú vật, bởi vì việc tránh ăn thịt sẽ có lợi cho thú vật, không cần biết là dựa trên căn bản nào: "Từ quan điểm của chúng tôi, nếu người ta do ảnh hưởng hậu quả sức khỏe để giảm bớt sự tiêu thụ thịt cá, điều này giúp cho loài vật. Nếu hai người cắt giảm việc ăn thịt xuống một nửa, thì cũng giống như là một người ăn chay hoàn toàn".

Quan tâm sức khỏe là động lực

Cho đến giữa thập niên 1990, sự thay đổi về tiêu thụ thực phẩm chay tiến triển chậm, nhưng khi những chứng minh khoa học càng lúc càng cho thấy những phép ăn có chất mỡ cao là nguyên nhân chính gây ra bệnh cứng động mạch tim, nhiều người đã bắt đầu kiểm soát lại thói quen ăn uống của họ. Ngoài những vấn đề liên quan đến bệnh tim, sự quan tâm về việc nhiễm bệnh "bò điên" (bovine spongiform encephalopathy) qua người từ thịt bò ươn cũng tăng lên trong những năm qua, đã cộng thêm vào việc giảm bớt tiêu thụ thịt đỏ. Trong khi một số khách hàng đã chỉ thay thịt đỏ bằng thịt gà, thịt heo hay cá, những người khác ít nhất cũng thay thế một số thịt đỏ bằng chất đạm đậu nành, mì căn và những sản phẩm tương tự. Sự chuyển sang ăn chay một phần như vậy (được giới báo chí gọi là "ăn chay đụng") là một động lực chính để thúc đẩy thị trường thực phẩm chay. Giống như nhiều người trường chay tinh khiết, phần lớn những người "ăn chay đụng" được thúc đẩy bởi những dữ kiện y khoa cho thấy ích lợi về sức khỏe về việc ăn chay. Do đó, bà Suzanne Hobbs, giáo sư khoa dinh dưỡng viện Ðại học Noth Carolina cho biết, một lý do của sự phát triển ăn chay có thể nói là nhờ sự hiểu biết của đại chúng về quan hệ giữa phép ăn uống và các chứng bệnh: "Dù chúng ta có quyết định ăn thuần chay hay không, mọi người đều biết giảm bớt ăn thịt là điều họ nên làm".

Sự phát triển trong tương lai là đều tất yếu

Nhiều thực phẩm chay hiện tại được ưa chuộng xuất xứ từ thị trường thực phẩm thiên nhiên bổ dưỡng. Tuy nhiên, sự gia nhập vào thị trường của các nhà sản xuất thực phẩm lớn như Kraft, ConAgra, General Mills, Dean Foods và Kellogg rõ ràng đã mang lại lợi tức không nhỏ cho những siêu thị bán lẻ, nhờ khả năng lớn của những công ty này trong việc phát triển, phân phối và quảng cáo sản phẩm.

Do đó, càng nhiều công ty lớn tham gia vào phong trào, tương lai của việc gia tăng phát triển kỹ nghệ thực phẩm chay càng tươi sáng. Thật ra, Cơ sở Dữ liệu về Sản phẩm Mới Mintel, là công ty khảo cứu thị trường nêu trên, đã báo cáo rằng tổng số thu nhập của sản phẩm chay bán lẻ đã gia tăng từ 20 đến 40% mỗi năm trong 5 năm qua. Trong năm 1996, tổng số thu nhập của thực phẩm chay bán lẻ là 3,1 triệu mỹ kim; đến năm 2001, con số đã lên đến 1,25 tỷ mỹ kim, và Mintel tiên đoán rằng sự thu nhập sẽ lên đến 2,8 tỷ mỹ kim trong năm 2006.

Thêm vào đó, Hội Ủng hộ Ăn Chay báo cáo rằng 4,8 triệu người Mỹ ) 2,5% dân số trưởng thành Ồ cho rằng mình là người ăn chay, và hầu như 1% hay 1,7 triệu là những người ăn chay không dùng trứng sữa. Những thống kê khác cho thấy 5 đến 9% người Mỹ trưởng thành Ồ 9,7 đến 17,4 triệu người Ồ "gần như ăn chay" có ăn chút đỉnh thịt, gà hay cá, và thêm 38,6 đến 48,2 triệu người Mỹ Ồ 20% đến 25% dân số Ồ là "thiên về ăn chay", họ ăn ít nhất là 4 bữa chay một tuần.

Những dữ kiện kể trên cho thấy dân số Hoa Kỳ thật sự đã bắt đầu nghe theo lời khuyên của Thanh Hải Vô Thượng Sư về việc giảm bớt việc tiêu thụ thịt, từ đó đã đem bầu không khí hòa bình đến cho thế giới: "Bởi tất cả những lý do về sức khỏe, chúng ta nên ăn chay. Bởi tất cả những lý do khoa học, chúng ta nên ăn chay. Bởi tất cả những lý do về kinh tế, chúng ta nên ăn chay. Bởi tất cả những lý do về lòng nhân ái, chúng ta nên ăn chay. Và cũng để cứu thế giới, chúng ta nên ăn chay. Một số khảo cứu đã cho thấy rằng nếu người Tây Phương, tại Hoa Kỳ, ăn chay chỉ một lần mỗi tuần, chúng ta sẽ cứu được 16 triệu người bị nạn đói mỗi năm. Cho nên hãy làm người anh hùng, hãy ăn chay. Dù rằng quý vị không theo tôi, hay không thực hành cùng một pháp môn, xin làm ơn ăn chay vì lợi ích của chính quý vị, vì lợi ích của thế giới".

Kết luận

Thêm vào đó, ở những vùng khác trên thế giới, nơi mà thực phẩm chay được thường xuyên tiêu thụ vì những lý do tôn giáo, văn hóa và kinh tế, thì phong trào ăn chay đã trên đà phát triển. Do đó, khi thiên niên kỷ mới mở ra, thời đại đời sống ăn chay bác ái đã bắt đầu, từ đó thúc đẩy sự tiến tới của Thời đại Hoàng Kim bằng lời khuyên của Sư Phụ: "Chỉ cần bỏ ăn thịt cá; vậy sẽ đủ để cứu thế giới cũng như là cứu chính mình và sức khỏe của quốc gia. Tránh ăn thịt là đóng góp vào nền hòa bình của tinh cầu".

 

 Hội Y tế Thế giới: Mục tiêu khai ngộ và những thành quả đáng ghi nhận