tại công viên Khoa học Tân Trúc


Thanh Hải Vô Thượng Sư nói rằng sự phát triển song song giữa tâm linh với khoa học qua nhiều thời đại đã giúp cho nhân loại nắm được khá đủ kiến thức. Phấn khởi trước những lời nói ấy, vào ngày 23 tháng 9, Kim Niên 1, đồng tu Trung tâm Tân Trúc, Formosa, đã tổ chức một buổi "Hội thảo Tâm linh và Khoa học", để chào mừng sự tịnh hóa và nâng cao tâm thức trong nhân loại. Giống như các nghiên cứu khoa học, hội thảo nhấn mạnh về lý thuyết và bằng chứng thực nghiệm, bao gồm phần chiếu băng Sư Phụ nói chi tiết về sự tương quan giữa khoa học và tâm linh, phần diễn giảng đặc biệt về sự hòa nhập hai lãnh vực này, và phần vấn đáp. Thêm vào đó còn có triển lãm tác phẩm nghệ thuật của Sư Phụ. Khóa dạy thiền Phương Tiện theo sau để dẫn chứng cụ thể ảnh hưởng tốt của việc tu hành. Do đó, hội thảo đã dùng quan điểm khoa học, cống hiến lý thuyết lẫn thực nghiệm, nêu bật sự quan trọng của vấn đề tìm Bản Lai Diện Mục bên trong.

Buổi hội thảo được tổ chức trong phòng họp quốc tế của Thư viện Ðại học Quốc gia Chiao Tung (NCTU), tọa lạc gần Ðại học Quốc gia Tsing Hua (NTHU), và gần nhiều phòng thí nghiệm quốc gia và công viên Khoa học Tân Trúc có tiếng trên thế giới. Lúc các đồng tu vào tới khuôn viên đại học sửa soạn xin mượn chỗ cho hội thảo, họ gặp ông Chang Chun-yen, Hiệu trưởng trường NCTU, và ông đã rộng lượng cho phép.

Bích chương và những tờ tin tức loan báo hội thảo có in hình Sư Phụ ngồi thiền, xung quanh là hình một chiếc dĩa bay, và hình một chiếc đèn Vạn Thọ nằm trên họa đồ thái dương hệ và các bảng mạch điện, ý chỉ vào thời Hoàng Kim, khi mà tâm linh và khoa học tiến triển song song với nhau. Một sư huynh đồng tu trong ban tổ chức khi thấy tờ bích chương thì vô cùng kinh ngạc, vì dĩa bay trong hình gần giống y như dĩa bay mà anh đã thấy trong đời thật ba mươi năm trước! Ngoài việc phát giấy báo tin cùng thiệp đánh dấu sách và gửi thiệp mời, Trung tâm Tân Trúc cũng thông báo về buổi hội thảo qua đài phát thanh và truyền hình. Tin tức cũng đến tai các đoàn thể khoa học và giáo chức bằng điện thư e-mail và đài BBS, một hệ thống truyền tin quốc tế. Thêm vào đó, đài phát thanh thịnh hành nhất Tân Trúc, "Anh và Tôi", đã chuyển tin rất rõ ràng đến quần chúng về hội thảo bằng cách an bài một buổi gọi điện thoại trực tiếp vào đài, rất sôi nổi, có cả tặng sách.

Kết quả từ những công việc quảng bá kể trên là Ban Kinh sách của Trung tâm Tân Trúc nhận được rất nhiều cú điện thoại hỏi thăm tin tức, nhất là về việc học thiền, cho thấy lòng khát khao muốn biết thêm về tâm linh đã gia tăng trong lòng người dân của thời đại Hoàng Kim.

Triển lãm nghệ thuật thiên đàng và các món khai vị chay ngon miệng

Ông Chen An-bin, Giám đốc Viện Ðiều hành Tin tức của đại học NCTU Ðồng tu dẫn Ông Chang Chun-yen (giữa), Hiệu trưởng trường NCTU, đi chiêm ngưỡng các tác phẩm nghệ thuật của Sư Phụ.

Mưa rả rích liên tục tại Tân Trúc cả hai ngày trước ngày hội thảo, nhưng tới 10 giờ sáng vào đúng ngày tổ chức thì mưa lại tạnh, nhường chỗ cho mặt trời chiếu rọi. Nói một cách tiêu biểu, Thượng Ðế đã rửa sạch bầu không khí Tân Trúc bằng nước Cam Lồ trước khi ban cho thời tiết đẹp để đón chào quan khách. Ðồng tu đến đông hơn dự đoán, tới địa điểm rất sớm để trang hoàng, giăng một biểu ngữ nổi bật bên ngoài, và treo cờ hai bên lối đi, lôi cuốn sự chú ý của các sinh viên cũng như giáo chức. Công việc sửa soạn mà bình thường phải mất hai ngày, đã được anh chị em đồng tu hoàn thành trong vòng mấy tiếng đồng hồ, khiến nhân viên làm việc thư viện ngợi khen hết lời.

Lúc 3 giờ chiều, lễ khai mạc bắt đầu tại nơi tiếp tân ở lối vào được trang trí khang trang lộng lẫy, trưng bày các họa phẩm, đèn Vạn Thọ và sách báo Sư Phụ. Trong khi đó, nhiều đồng tu phục sức với Thiên Y và Thiên Trang cũng trà trộn với quan khách ở chỗ tiếp tân. Bên trong hội trường, cuốn băng Sư Phụ giải thích về ý nghĩa tiêu biểu của tác phẩm nghệ thuật của Ngài được liên tục chiếu trên hai màn ảnh lớn, đã trở thành một tiết mục đáng chú ý nữa ngoài các tác phẩm triển lãm. Các đồng tu cũng mời quan khách dùng các món khai vị chay; đồng tu từ những trung tâm khác ngoài Tân Trúc khen thức ăn ngon hạng "sáu sao". Nhiều quan khách say mê bầu không khí lịch thiệp của hội trường nên đã lưu lại rất lâu trước khi miễn cưỡng ra về.

Ngoài sinh viên và giáo chức trong trường NCTU còn có nhiều quan khách từ những nơi khác tới tham dự, gồm các giáo sư dạy nghệ thuật và các thầy cô cùng với nhóm học trò của họ. Ông Chen An-bin, giám đốc Viện Ðiều hành Tin tức của trường NCTU, đã đến xem triển lãm chiều hôm ấy. Trong khi xem cuốn băng Sư Phụ thuyết pháp tại vận động trường Ðào Viên năm 2000, ông nói: "Tôi kinh ngạc khi thấy hàng vạn khán thính giả ngồi đầy vận động trường!" Ông Chen sau đó hứa sẽ dự buổi hội thảo vào tối hôm ấy. Một người khách khác là ông Zheng, tổng giám đốc của một hãng kỹ nghệ trong vùng, có biết về Sư Phụ qua một đồng tu khi ông đang du học ở Hoa Kỳ và đã từng viếng Trung tâm San Jose. Lại thêm ông Wang, trưởng phòng thí nghiệm và nghiên cứu của một hãng địa phương, từng học hội họa khi còn trẻ, chăm chú ngắm các họa phẩm của Sư Phụ, sau đó xem xét quyển hình nghệ thuật của Ngài, nhận thấy Sư Phụ rất để ý từng chi tiết trong khi sáng tác. Ông hiệu trưởng trường NCTU đã cùng với và một nhóm khách trí thức Trung Hoa đến viếng khu triển lãm, và tất cả được mời tới tham dự buổi hội thảo tối hôm đó.

Những bài diễn văn hùng hồn
và thiền định khai mở trí huệ

Buổi hội thảo về tâm linh và khoa học tối hôm ấy là tiết mục chính trong ngày. Quan khách tham dự gồm có giáo chức, sinh viên, nhân viên đại học NCTU và các trường đại học lớn và nhỏ khác trong những vùng lân cận, viện nghiên cứu, phòng thí nghiệm quốc gia, cùng với dân chúng địa phương, công chức các nha trong chính phủ cũng như nhân viên các hãng kỹ nghệ ở Tân Trúc. Buổi hội thảo được hưởng ứng nồng nhiệt; khán giả ngồi gần hết 400 ghế của hội trường. Trong số khách danh dự có ông bà Chang, Hiệu trưởng Ðại học NCTU, Giám đốc Chen An-bin, ông Tseng Kuo-hsiung, Hiệu trưởng Ðại học Kainan. Vì đến sớm trước khi hội thảo bắt đầu, nên ông Chang ngồi xem băng văn nghệ "Một thế giới... hòa bình qua âm nhạc" của Sư Phụ trong phòng hội, trong khi phu nhân đi xem triển lãm nghệ thuật ở chỗ tiếp tân.

Hội thảo do hai người cùng điều khiển chương trình trong bầu không khí tự nhiên thoải mái. Trước tiên, Hiệu trưởng Chang của trường NCTU, là nhân vật có tiếng trong ngành kỹ nghệ sản xuất chất bán dẫn điện tử (semiconductor), là hội viên Học viện Sinica tại Formosa, kiêm hội viên quốc ngoại của Học viện Kỹ sư Quốc gia Hoa Kỳ, được mời lên thuyết trình. Trong bài diễn văn, ông Chang đã phát biểu: "Sau khi thiền, đầu óc trở nên thông suốt hơn, thanh tịnh và sâu sắc hơn, do đó ta sẽ suy nghĩ rõ ràng hơn để mà giải quyết vấn đề". Sau đó, buổi hội thảo tiếp tục với phần giới thiệu tiểu sử của Sư Phụ và cuốn băng "Can đảm trực diện đời sống" (Luân Ðôn, Anh quốc, năm 1999), trong đó Ngài thảo luận về liên hệ giữa khoa học và tâm linh, và giải thích vêà sự tan biến của một nền văn minh cổ xưa trên mặt Ðịa Cầu.

Rồi tới hai bài diễn văn khác được trình bày, đầu tiên là của ông Zhou Er-nan, trưởng ban kiểm soát phẩm chất của hãng United Microelectronics, một trong những hãng sản xuất thành phần não bộ của máy vi tính (computer chips) lớn nhất thế giới. Bài diễn văn của ông Zhou có tựa đêà là: "Sự hôải nhập giữa tâm linh và khoa học và những lợi ích chung". Ông nói: "Quan sát cuộc cách mạng trong kỹ nghệ thông tin, người ta có thể khám phá ra rằng kết quả của bao năm nghiên cứu cũng chỉ chứng minh những thứ mà người tu hành từ thời xưa đã liễu ngộ rồi". Ông Zhou cũng nói thêm rằng phương cách mà các đệ tử theo pháp môn của Sư Phụ họ tu hành để được thể nghiệm cùng một bậc như vị Minh Sư, cũng tương tự như phương pháp khoa học mà đã được tiến sĩ Andrew Newberg của Ðại học Pennsylvania (Hoa Kỳ) loan báo, cho thấy thể nghiệm tâm linh có thể được chứng minh bằng thí nghiệm khoa học. Ông Zhou nói thêm: "Rất nhiều phát minh và khám phá mới mẻ đêàu là bắt nguồn từ những cảm hứng trong mơ và đã được biến thành hiện thực do các khoa học gia bậc thánh từ thiên đàng xuống". Sau đó ông Zhou dùng quan điểm tu hành để đề nghị giải pháp cho những tai họa trên thế giới đang xảy ra hiện nay bởi những tranh chấp quốc tế và xử dụng khoa học kỹ thuật một cách sai lầm. Sau cùng, từ khía cạnh tôn giáo học, ông Zhou nêu ra rằng các bậc đại Minh Sư của tất cả tôn giáo đã đạt khai ngộ từ cùng một phương pháp, đó là Pháp môn Quán Âm. Ông Zhou kết luận bài diễn văn bằng cách lập lại lời của khoa học gia Albert Einstein: "Khoa học mà không có Ðạo thì cũng như què, Ðạo mà thiếu khoa học thì cũng như đui"!

Người đọc diễn văn thứ hai là một đồng tu, anh Liu Pei-xin, cựu giám đốc kỹ thuật của hãng Essen Technologies Ðức quốc, hiện là sinh viên tiến sĩ ngành khoa học vi tính của trường NCTU. Bài diễn văn của anh mang tựa đề "Thư giãn gia tăng hiệu quả học hành và lạc quan nâng cao tiềm năng sẵn có". Sư huynh Liu dẫn chứng lý luận này bằng cách dùng lý thuyết làn sóng não và các phương pháp học tập, cho thấy đầu óc tập trung và thái độ lạc quan có thể gia tăng hiệu quả của việc học. Khi đầu óc tập trung, chúng ta có thể biến đổi làn sóng bêta không ổn định thành làn sóng alpha sâu bên trong, nhờ vậy khả năng thông hiểu và phán đoán tăng lên rất nhiều, rồi từ đó hiệu quả của việc học sẽ thăng tiến một cách mau chóng và rõ rệt. Ðồng thời, tính lạc quan có thể giúp ta vượt lên được những trở ngại trong việc học, bù đắp khía cạnh bi quan trong vô thức và giúp ta nhìn môi trường sống chung quanh từ một quan điểm xây dựng. Cũng giống như tập trung trí óc, suy nghĩ lạc quan cũng gia tăng hiệu quả của việc học. Sư huynh Liu còn bàn về việc những tiềm năng có thể phát triển như thế nào dựa vào những nghiên cứu về làn sóng trong não bộ. Sau cùng anh kể một thể nghiệm bản thân cho thấy pháp môn Quán Âm có thể dùng số lượng rất nhiều làn sóng trong não bộ để khai mở những tiềm năng và cải tiến hiệu quả của việc học với tâm hồn thanh thản.

Trong phần vấn đáp của hội thảo, hai sứ giả Quán Âm gia nhập với đồng tu trên khán đài để trả lời thêm chi tiết cho các câu hỏi từ những người tham dự. Tiếp theo là phần thực nghiệm để củng cố những điều quả quyết trong hội thảo - phần chỉ dẫn và tập thiền. Một sứ giả Quán Âm dạy Pháp Phương Tiện; vài chục quan khách thuộc đủ mọi lứa tuổi và nghề nghiệp khác nhau đã được dịp xác minh ngay lập tức những lý thuyết đưa ra trong hội thảo.

The NCTU Library already housed several of Master’s Sách, and after the event the Hsinchu Center donated more of Her publications to the collection, in hopes of providing readers with greater access to the divine teachings.

Trí huệ xuất phát từ giáo lý Vô Thượng và quan khách hào hứng đáp lại tình thương

Ông Tseng Kuo-hsiung thuộc viện Ðại học Kainan, người đã thực hiện những cuộc nghiên cứu tường tận về những đặc điểm của sự phát triển của não bộ con người, rất khâm phục bài diễn văn của sư huynh đồng tu Liu Pei-xin, nên ông đã viết xuống những điểm chính vào sổ tay. Ngoài ra, ông Chen An-bin, người từng nghiên cứu kinh Kim Cang trên mười năm, đã nói chuyện rất lâu với các đồng tu sau buổi hội thảo. Ông khen pháp Quán Âm là một pháp phi thường, tỏ lòng ngưỡng mộ sự vĩ đại của Sư Phụ đã giúp chúng sinh mở mang trí huệ và nâng cao ý thức tâm linh của thế giới.

Một người khách nữa cũng rất hưởng ứng buổi hội thảo, đó là thân mẫu của một sư tỷ đồng tu. Dù đã biết đến giáo lý Sư Phụ hơn mười năm về trước, bà vẫn không tin, mãi đến tối hôm đó bà mới quyết định học thiền Phương Tiện. Ngày hôm sau, bà hoan hỷ mời cô con gái lại nhà ăn mừng bước đầu trên con đường tu học của bà! Trước và trong lúc hội thảo, viên quản lý hội trường của đại học NCTU đã tận tình giúp đỡ đồng tu, tỏ vẻ rất thích giáo lý của Sư Phụ, và cứ xem Ngài giảng pháp trên màn ảnh lớn. Sau buổi hội thảo, ông thành tâm xin học thiền Phương Tiện, do đó đã gia nhập vào hàng ngũ tu hành.

Trong số quan khách còn có một người đàn ông cư ngụ gần đại học NCTU và đã về hưu từ năm 1989 để có thể tập trung vào việc nghiên cứu tôn giáo và tu hành. Sau khi học pháp Phương Tiện, ông không ngớt so sánh sách của Sư Phụ với kinh Kim Cang, và quả quyết rằng pháp Quán Âm là phương pháp duy nhất đưa đến Chân lý. Một vị khách khác nhận xét: "Hai bài diễn văn ngày hôm nay nghe rất là phấn khởi và có tầm mức quan trọng về tâm linh". Sau khi học thiền Phương Tiện, bà đến ban làm việc hỏi xin cuốn băng thâu hình buổi hội thảo. Một người học pháp Phương Tiện nói rằng ông ta có được thể nghiệm thần kỳ trong lúc đau ốm vào năm 2003. Trong giấc mơ, ông thấy hóa thân Sư Phụ đến cứu ông. Lúc hội thảo, ông thấy linh hồn của các đồng tu sáng tinh khôi, và trong giấc mơ sau buổi hội thảo, ông thấy các đồng tu hiện đến như những Long Thần Hộ Pháp từ bi và trang nghiêm, cứu ông ta khỏi cảnh khó khăn. Nhiều người vì thời khóa biểu bận rộn không thể đến dự hội thảo, đã sốt sắng hỏi thăm về những sinh hoạt tương tự trong tương lai.


Kết Luận: Những linh hồn mới giác ngộ

Năm 1988, Sư Phụ thuyết pháp tại viện đại học NCTU, và mười sáu năm sau cũng tại nơi này, Trung tâm Tân Trúc đã tổ chức thành công buổi "Hội thảo về Tâm linh và Khoa học" và triển lãm nghệ thuật, chia xẻ tình thương thiêng liêng cùng thông điệp của Ngài, bằng cách tổng hợp cả ba lãnh vực tâm linh, khoa học và nghệ thuật lại với nhau. Buổi sinh hoạt đã được sự hưởng ứng sôi nổi trong khu vực Tân Trúc và khuyến khích nhiều người nên theo đuổi lối sống tâm linh. Sự tham dự của những khuôn mặt quan trọng trong giới học thức và kỹ nghệ cao đẳng đã phản ảnh sự liễu ngộ nhanh chóng trong xã hội rằng khoa học và tâm linh thật sự bổ túc cho nhau. Hoạt động vừa qua cũng gieo thêm nhiều hạt giống tâm linh trong địa hạt khoa học và kỹ nghệ. Hy vọng sự hiểu biết mới mẻ về tâm linh bắt nguồn từ những diễn biến như vầy sẽ giúp cho kỹ thuật ngày nay tiến xa hơn nữa và mang thêm lợi ích đến cho nhân loại trong thời đại Hoàng Kim.

Một số hình ảnh chủ yếu của các diễn biến kể trên phát hình trong chương trình Sun TV "Hành trình qua Thiên giới" số 116 có thể được xem trong mạng lưới: http://godsdirectcontact.org.tw/eng/hichannel/index.htm bằng tiếng Anh, phụ đề tiếng Trung Hoa)

Tuyến đầu: Một điềm báo tốt cho tương lai - Hào quang Sư Phụ tỏa sáng trong Hội chợ Sách Frankfurt

 

Ðề tài liên hệ:
Lời Pháp Cam Lồ: Những khám phá khoa học phải được quâân bình với trí huệ tu hành
Giáo lý Chọn lọc: Pháp môn Quán Âm là môn khoa học chính xác nhất