Truyện một vị Thánh vương

Thanh Hải Vô Thượng Sư khai thị, Thiền Nhị tại Formosa,
ngày 27-28 tháng 9, 1992 (nguyên văn tiếng Trung Hoa)
MP3-CR14

Một giòng sông để đổi lấy nhân mạng

A-nan (thị giả của Phật Thích Ca Mâu Ni) hỏi Phật: ỀBẩm Thế Tôn, Ngài có thể kể cho chúng con biết Ngài đã làm gì trong tiền kiếp để làm lợi ích cho tất cả chúng sinh?Ể

Ðể trả lời, Ðức Phật kể cho A-nan câu chuyện sau đây:

A tăng kỳ kiếp trước, trên Ðịa cầu có bốn giòng sông và hai vị đại vương. Một vị vua mang tên Brahmadeva, có nghĩa là Phạm Thiên (lực lượng sáng tạo tối cao), có ba giòng sông trên lãnh thổ của ngài. Quốc gia và dân tộc ngài rất giàu có, tuy nhiên lại yếu về mặt quân sự. Lãnh thổ của vị vua kia, tên là Vajradati, chỉ có một giòng sông và ít dân hơn, nhưng dân chúng rất giỏi về quân sự.

Vua Vajradati nghĩ: ỀQuân lính của ta rất hùng mạnh, nhưng trong nước chỉ có một giòng sông, không đủ sức cung cấp nước. Quân đội của vua Brahmadeva thì yếu hơn, nhưng lãnh thổ của ông có 3 giòng sông. Chúng ta nên đòi ông một giòng sông. Nếu ông đồng ý, chúng ta sẽ làm bạn và giao hảo tốt đẹp với ông. Nhưng nếu ông từ chối, ta sẽ xâm lăng nước ông. Nếu ông tặng ta một giòng sông, ta sẽ chia sẻ tất cả với ông, và đến cứu dân ông nếu có thiên tai. Bằng không, ta sẽ tấn côngỂ! Nên vua Vajradati triệu bá quan lại để bàn luận, rồi thảo một lá thư cho vua Brahmadeva.

Khi vua Brahmadeva nhận lá thư, ông do dự không muốn chịu thua và tự nghĩ: ỀChà! Tiên tổ đã trao lại giang sơn đất nước này cho ta. Ta đâu có chiếm đoạt từ vua Vajradati. Ông có quyền gì mà đòi hỏi như vậy?Ể Nên ông nói với sứ giả: ỀTa không lập ra giang sơn này. Nó được vua cha và tổ tiên truyền lại cho ta. Nhà vua của ông thật vô lý khi đòi hỏi ta phải nhượng đất! Nếu ông muốn chiến tranh, chúng ta cũng không nhã nhặnỂ. Sứ giả trở về nước báo cáo tình trạng cho vua Vajradati.

Chẳng bao lâu Vajradati liền gửi đại hùng binh đến xâm lăng nước của vua Brahmadeva. Và quân đội của vua Brahmadeva hoàn toàn thảm bại. Kế tiếp, vua Vajradati tiến vào kinh thành, vây hãm hoàng cung, khiến cho vua Brahmadeva quá khiếp sợ, không dám chống cự. Thấy tình trạng nguy hiểm, bá quan khuyên nhà vua: ỀBẩm Hoàng thượng, lính của họ rất can đảm và hùng mạnh, quân của ta thì yếu nhược. Tại sao Hoàng thượng lại lưu luyến một giòng sông, để cho dân phải lâm cảnh hiểm nghèo? Nếu ngài tiếp tục như vậy, chúng ta thậm chí có thể mất cả giang sơn. Xin ngài nghĩ lại và hiến giòng sông cho vua VajradatiỂ.

Vua Brahmadeva ưng thuận, và bá quan đến gặp vua Vajradati nói rằng: ỀQuốc vương của chúng tôi đã chấp nhận lời đòi hỏi của hoàng thượng. Nhà vua cũng cống hiến cho hoàng thượng một nàng công chúa. Kể từ nay, hai quốc gia chúng ta giữ mối giao hảo tốt đẹp, chia sẻ lẫn nhau, bảo vệ và giúp đỡ lẫn nhau khi hiểm nghèoỂ. Rồi hai vị vua làm hòa, mỗi người trở về quốc gia của mình, và vua Vajradati đem công chúa về làm vợ.


Một người đạo đức làm lợi ích cho tất cả

Sau một thời gian, công chúa mang thai và trong thời gian này, một chiếc lọng quý xuất hiện phía trên đầu nàng. Bất kể công chúa làm chuyện gì Ồ đi đứng nằm ngồi Ồ lọng quý luôn luôn theo nàng. Khi thời gian đến, nàng sinh một bé trai, với thân thể chiếu sáng như vàng, tóc thật đẹp. Sau khi được sinh ra, chiếc lọng bắt đầu đi theo bé trai thay vì người mẹ, bởi vì lọng quý đến là vì bé trai.

Nhiều thầy tướng số đến nhìn đứa bé và chỉ biết khen ngợi: ỀBẩm Hoàng thượng! Hài nhi này thật khác thường! Hình dáng và vẻ mặt biểu lộ rằng hoàng tử là người đạo cao đức trọng, thế gian vô địch. Không ai sánh bằng!Ể Nhà vua và hoàng hậu rất vui mừng, và theo phong tục, hài nhi được đặt tên theo hai điều: thứ nhất, hiện tượng lạ xảy ra; và thứ hai, tử vi theo ngày sinh của đứa bé (vị trí các vì sao và hành tinh khi hài nhi được sinh ra). Các thầy tướng số tâu: ỀBẩm Hoàng thượng, có hiện tượng lạ gì xảy ra trong thời gian hoàng hậu mang thai chăngỂ? Nhà vua trả lời: ỀKhi hoàng hậu mang thai, có một chiếc lọng thất bảo* thường che trên đầu và theo bà khắp mọi nơiỂ. Vì vậy, hoàng tử được đặt tên là ỀBảo CáiỂ (Lọng quý).

Khi hoàng tử đến tuổi trưởng thành, vua Vajradati băng hà và hoàng tử lên ngôi kế vị. Vua Bảo Cái thường rời hoàng cung để đi quan sát dân tình. Trong một ngày hè nóng nực, ngài đi ra ngoài, thấy vài nông dân đang cày cấy ngoài đồng không áo che thân dưới ánh nắng gay gắt. Ngài cũng nhìn thấy những con trâu cày ruộng cực nhọc, lê bước qua bùn lầy kéo theo lưỡi cày nặng nề, và để ý thấy rằng cả người và vật đều kiệt sức từ công việc gian khổ. Nhà vua hỏi tùy tùng vì sao các nông dân phải làm việc cực nhọc như vậy.

Một vị quan tùy tùng trả lời: ỀQuốc gia chúng ta lệ thuộc vào canh nông, và hầu hết nhân dân đều là nông gia. Nếu họ không làm việc cực nhọc, chúng ta sẽ không đủ sống và dân chúng sẽ bị đói. Và nếu dân chúng sống trong đói khổ, quốc gia sẽ nguy khốnỂ. Nghe lời này, nhà vua liền lập nguyện: ỀNếu tôi thật sự là vị vua có nhiều ân điển, dân chúng tôi sẽ không phải làm việc cày cấy cực nhọc, nhưng sẽ có đủ gạo và các vụ mùa khác để thỏa mãn nhu cầu của tất cả mọi ngườiỂ. Sau khi vua Bảo Cái lập nguyện cho tất cả mọi gia đình trong quốc gia, đủ loại gạo và sản phẩm tự nhiên sinh sản đầy đủ cho tất cả. Bất cứ loại gạo hay rau trái nào mà người dân ao ước đều hiện ra trong nhà.

Một thời gian sau, nhà vua đi ra ngoài thăm dân tình, lần này ngài thấy nhiều người đốn củi, khiêng nước và giã gạo. Họ đổ mồ hôi ràn rụa và trông như kiệt lực, nên ngài hỏi bá quan: ỀTại sao dân chúng của ta làm việc cực nhọc như vậy?Ể Và bá quan trả lời: ỀThưa hoàng thượng, nhờ ơn đức của ngài, dân chúng giờ đã có đủ gạo và rau trái để ăn, và không cần phải làm việc trong ruộng đồng. Tuy nhiên, họ vẫn phải giã gạo, và đốn củi để đốt lửa nấu gạo. Nên họ vẫn phải làm việc cực nhọcỂ. Nghe lời này, nhà vua lại phát nguyện: ỀNếu tôi thật sự có đạo đức và quyền lực thiêng liêng để làm vua cõi đất này, xin cho bất thức ăn nấu sẵn nào dân tôi muốn sẽ tự động hiện ra trong nhà họ. Vậy họ sẽ không phải bỏ nhiều công sức để nấu nướngỂ. Và cũng như trước, lời ước của nhà vua thành sự thật. Từ đó, thức ăn tự động hiện ra cho dân chúng mà không cần phải nấu nướng.

Sau một thời gian, nhà vua đi ra ngoài chơi, và trong dịp này, ngài thấy một số người làm việc hùng hục quay tơ và dệt vải. Một lần nữa, ông hỏi bá quan về hoàn cảnh này, và họ báo cáo: ỀNếu người dân không dệt vải, họ sẽ không có y phục để mặc, và sẽ chịu khổ vì lạnh, nên họ vẫn phải làm việcỂ. Một lần nữa, nhà vua lập nguyện: ỀNếu tôi thật sự có ân sủng và đạo đức để làm vua nước này, xin cho dân chúng tôi có bất cứ y phục nào họ muốn, và không phải làm việc cực nhọc để quay tơ dệt vảiỂ. Và thật vậy, kể từ hôm đó, người dân có đủ loại y phục họ ao ước. Thay vì ra lá, cây cối trổ ra y phục. Người ta chỉ việc chọn những thứ họ thích và đem về nhà. Quả thật kỳ diệu!

Sau đó, nhà vua lại đi ra ngoài chơi và thấy nhiều người làm những dụng cụ âm nhạc, nên ngài hỏi: ỀNhững người này đang làm gì vậy? Tại sao họ phải làm việc cực khổ như vậy?Ể Và các quan tùy tùng trả lời: ỀHiện tại người dân đã có đủ ăn, đủ mặc và đủ y phục, nên họ muốn nghe nhạc. Họ muốn đánh các loại nhạc khí để giải tríỂ. Ô! Rồi một lần nữa, nhà vua lập nguyện: ỀNếu tôi có đủ công đức và phẩm chất cao thượng của một quốc vương, xin cho âm nhạc tự phát ra từ cây cối trong nước tôi, và giải trí cho dân chúng bằng đủ loại nhạc khí họ mong được ngheỂ. Và điều này được thành tựu! Ðủ loại nhạc khí mọc ra từ cây cối cho dân chúng. Và nếu họ không muốn tự mình đánh nhạc, âm nhạc sẽ tự động phát ra từ các nhạc khí.

Rồi sau một thời gian, bá quan đến gặp nhà vua, và vì đang là giờ ăn nên nhà vua mời họ dùng bữa với ngài. Sau khi dùng bữa, các quan thấy rằng bữa ăn thật ngon miệng, thức ăn là những món ngon nhất họ chưa từng thưởng thức qua. Họ cảm thấy mạnh khỏe, hăng hái và hạnh phúc, nên họ tâu: ỀBẩm, Hoàng thượng, chúng thần chưa bao giờ được hưởng những thức ăn như vậy. Thật thơm ngon và bổ dưỡng, khiến chúng thần cảm thấy thân tâm phúc lạcỂ!

Nhà vua trả lời: ỀNếu các khanh ước được có những thức ăn này, các khanh phải ăn cùng lúc với trẫm. Rồi các khanh chắc chắn sẽ có được những thức ăn thơm ngon tại nhàỂ. Nên nhà vua ra thông cáo khắp nước, rằng tất cả dân chúng nên ăn cùng giờ với nhà vua. Và kể từ đó, khi nhà vua dùng bữa, trống được trổi lên để cho dân chúng biết đã đến giờ ăn. Khi họ ăn cùng một giờ, họ được thưởng thức cùng những thức ăn thơm ngon của nhà vua, khiến họ phấn chấn cả thân thể và tinh thần.

Vua Brahmadeva đòi lại giòng sông

Trong khi đó, vua Brahmadeva gửi sứ giả đến chào, và mang thông điệp đến cho vua Bảo Cái: ỀKhi vua cha ngài còn sống, chúng tôi đã nhượng một giòng sông trong nước cho vương quốc ngài. Giờ vua cha ngài đã băng hà, xin ngài vui lòng trả lại giòng sông cho chúng tôiỂ. Và vua Bảo Cái trả lời: ỀTôi không lấy sông của ngài để xây dựng nước tôi. Giờ đã là quốc vương, tôi sẽ không để cho dân chúng phải đau khổ. Ðây là chuyện nhỏ. Xin hãy kiên nhẫn. Tôi sẽ hội kiến với vua của các ngươi để bàn luận những vấn đề quan trọng hơn cho hai quốc gia chúng taỂ.

Sứ giả chuyển thông điệp từ vua Bảo Cái đến cho vua Brahmadeva, sau đó đã đồng ý gặp gỡ, và hai vị vua đồng ý ngày giờ hội kiến. Rồi hai vị vua, cùng với binh mã, đến bên bờ sông hiện đang chia cách hai quốc gia. Họ gặp nhau trên chiếc tàu ở giữa sông để bàn luận chuyện quốc gia đại sự.

Khi gặp vua Bảo Cái, vua Brahmadeva hết sức hâm mộ hình dáng uy nghi của ngài chiếu sáng như ngọn núi vàng, tóc ngài sáng như pha lê, mắt lấp lánh như sao, miệng đẹp như bông hoa, mũi cao và thẳng, mặt chữ điền oai nghiêm, lỗ tai dài đầy uy quyền. Ồ! Càng quan sát vua Bảo Cái, nhà vua càng thán phục. Ông nghĩ có lẽ vua Bảo Cái là hiện thân của Ðại Phạm Thiên, vì trông ngài không giống người thường!

Hai vị vua nói chuyện về thời tiết và khí hậu tốt. Vua Bảo Cái nói: ỀDân chúng trong quốc gia tôi có đủ thức ăn và đồ dùng, tất cả đều tự nhiên đến không cần gắng sức. Họ không cần phải cống hiến tôi bất cứ gì. Chúng tôi không bắt đóng thuế hay tiền phạt, không cần phải thi hành luật lệ. Vì những lý do này, tôi không thể trả giòng sông lại để họ phải làm việc cực khổ cho ngài. Trong quốc gia tôi, dân chúng không cần phải làm gì cho nhà vua. Tất cả những gì họ muốn ăn, uống hoặc sử dụng đều đến một cách tự nhiên. Thậm chí y phục và âm nhạc cũng hiện ra tự nhiên. Họ có tất cả mọi thứ nên không cần phải làm bất cứ gì để phụng sự nhà vuaỂ.

Những lời này làm vua Brahmadeva kinh hoảng, nhà vua càng hoảng sợ hơn khi quân lính vua Bảo Cái bắt đầu đánh trống để ra tín hiệu ăn trưa. Vua Brahmadeva bắt đầu sợ hãi, nghĩ rằng quân lính sẽ bắt giết ngài, nên đứng dậy xin lỗi, chân tay ngài run rẩy. Vua Bảo Cái cũng đứng lên khuyên giải và yêu cầu ngài ngồi xuống, nhà vua nói: ỀNgài không cần phải lo. Ðã đến giờ ăn trưa nên quân lính tôi đánh trống để nhắc nhở dân chúng, vì nếu họ ăn cùng giờ với tôi, họ sẽ được những thức ăn ngon lành tuyệt diệu. Ðây là phong tục của nước tôiỂ.

Nghe những lời này, vua Brahmadeva chắp tay nói: ỀHoàng thượng, xin ban rãi tình thương của ngài đến cho dân chúng tôi. Xin cho thức ăn tự nhiên hiện ra như là trong quốc gia của ngài. Chúng tôi sẽ trở thành thần dân của ngài. Chúng tôi sẽ đầu hàng hôm nayỂ!

Triều đại tuyệt diệu của thánh vương

Vua Bảo Cái đồng ý lời yêu cầu của vua Brahmadeva, và từ đó trị vì cả hai nước. Sau đó, tất cả bá quan văn võ của nhà vua ngày đêm đến chầu trong triều đình trang nghiêm siêng năng trị quốc.

Một buổi sáng, một chiếc xe quý có bánh xe bằng vàng bay đến vương quốc từ phương trời đông. Chiếc xe trông hết sức xinh đẹp, huy hoàng, chiếu sáng mặt đất bên dưới. Chứng kiến cảnh này, vua Bảo Cái bước xuống ngai vàng, quỳ xuống bái Thiên Ðịa: ỀNếu tôi có đủ ân điển và công đức để trở thành Chuyển Luân Thánh Vương (Chakravartin Ồ chữ Phạn để chỉ một nhà lãnh đạo với công đức gặt hái từ những hành động tốt trong những tiền kiếp, cho phép ngài chinh phục một cách dễ dàng tất cả những vị vua khác để cai trị thế giới), xin hãy cho chiếc xe kỳ diệu này ở lạiỂ! Khi nhà vua vừa nói xong, chiếc xe ngưng lại giữa trời trước cung điện, rồi nhiều báu vật xứng đáng cho bậc Thánh Vương cũng bay đến, bao gồm voi quý, phụ nữ, ngọc báu và quân lính bằng điện, có lẽ là người máy. Có đủ thứ vật lạ. Chiếc xe được gửi đến cho vị thánh vương có thể là dĩa bay của thời xưa, bởi vì dĩa bay thậm chí đã có từ thời đó! Nó đến từ một hành tinh khác và rất tuyệt diệu! Có rất nhiều dụng cụ xứng đáng cho vị thánh vương!

Kể từ đó, vua Bảo Cái trở thành Chuyển Luân Thánh Vương sở hữu nhiều của báu và cai trị bốn đại lục. Ân điển và công đức của ngài đem đến hòa bình và hạnh phúc cho tất cả mọi chúng sinh, và thỏa mãn mọi nhu cầu của họ. Trong triều đại của ngài, dân chúng đều giữ mười thiện giới như sau: 1. Không sát sanh; 2. Không trộm cắp; 3. Không tà dâm; 4. Không nói dối; 5. Không gieo hạt giống bất hòa, có nghĩa là không ngồi lê đôi mách gây chuyện giữa hai nhóm bằng cách nói xấu nhóm này với nhóm kia; 6. Không phát biểu lời hiểm độc; 7. Không phóng đại, thí dụ, về những điều thật sự xảy ra trong một hoàn cảnh, không chế thêm làm hoang mang người khác; 8. Không tham lam; 9. Không phẫn nộ và 10. Không mê đắm.

Tất cả mọi người trên lãnh thổ đều giữ 10 giới luật và được lên Thiên đàng sau khi qua đời.

Nguyên nhân bắt đầu từ a tăng kỳ kiếp

Khi đó, Ðức Phật nói: ỀA-nan, ông phải biết rằng vua Bảo Cái thật ra là ỀtaỂ trong một tiền kiếp! Và vua Vajradati hiện tại là cha ta và hoàng hậu của ngài là mẹ taỂ.

Ðức Phật tiếp tục kể: ỀLúc đó, ta rất từ bi và yêu thương chúng sanh như con cái của mình. Ta chia sẻ của cải và giáo lý để dẫn đạo họ. Vì lý do này, ngày nay ta đã thành Phật, tối cao trong Tam giới, và không chúng sinh nào sánh bằng. Cũng vì lý do này, và nhờ duyên nghiệp, những kẻ theo ta thời đó được học hỏi cách tu hành tâm linh, phát triển lòng từ bi làm lợi ích cho người khác, và cùng thiền định với nhauỂ.

A-nan mới hỏi Ðức Phật: ỀâBẩm Thế Tôn, con xin hỏi nhân duyên nào đã khiến vua Bảo Cái trở thành Chuyển Luân Thánh Vương và được chiếc lọng quý bảo vệ ngay cả trước khi sinh ra đời?Ể

Ðức Phật trả lời: ỀA-nan, thời xa xưa, hằng a tăng kỳ kiếp trước trên Trái Ðất, trên một linh sơn có một vị Ðộc giác Phật sống trên đó bị bệnh trúng phong. Y sĩ bảo ông phải dùng sữa trong hoàn cảnh này. Nên vị Ðộc giác Phật đi gặp một người lái buôn tên Seng-you, kể cho ông ta về căn bệnh của ngài và xin chút sữa. Người lái buôn vui vẻ cúng dường sữa cho ngài. Và sau khi uống sữa trong ba tháng, vị Ðộc giác Phật khỏi bệnh. Cảm tạ người lái buôn, Ngài ước rằng Seng-you sẽ nhận được ân điển và công đức vô lượng. Nên Ngài bay lên không gian hiện thân A-la-hán. Có lẽ Ngài hiện thân thật lớn như bầu trời, rồi thu nhỏ lại như sợi tóc. Bằng cách này, Ngài thay hình đổi dạng cả thảy 13 lần, và Seng-you thật vui mừng khi chứng kiến cảnh này. Cuối cùng, vị Ðộc giác Phật hạ xuống từ bầu trời và chấp nhận quà cúng dường. Một thời gian sau, vị Ðộc giác Phật nhập niết bàn. Seng-you rất nhớ ngài, nên sau khi vị Phật được hỏa táng, Seng-you giữ lại xá lợi của Ngài, bỏ vào một bình đựng tro bằng vàng. Kế tiếp, ông xây một bảo tháp để giữ bình tro vàng, và xây chiếc lọng quý để che trên ngôi chùa. Sau đó, ông cúng dường cho ngôi chùa trong suốt cuộc đời của ông, cung cấp hương hoa, trái cây và âm nhạc; không thiếu thứ gìỂ.

Rồi Ðức Phật bảo A-nan: ỀNgươi phải biết công đức cúng dường Ðộc giác Phật đã tạo nên vô lượng công đức cho Seng-you, vì vậy cả trên hai cõi Trời và Ðất ông luôn được hưởng địa vị vinh quang và sống trong mãn nguyện. Mỗi lần ông ở trong bào thai, ông đều được bảo vệ bởi một lọng quý phía trên đầu. Ngươi cũng nên biết rằng Seng-you thời đó thật ra là ỀtaỂ. Vì vậy tất cả mọi người, tại gia và xuất gia, nên tu phước, rồi từ kiếp này sang kiếp khác họ sẽ hưởng công đức vô lượngỂ. Nghe xong bài pháp, tất cả mọi người hết sức vui mừng và phát tâm cúng dường. Ðến đây là kết thúc câu chuyện! [Mọi người vỗ tay]

~~ Lời bình của Sư Phụ ~~