Khoa học gia "khám phá lại" mắt thứ ba


Do sư tỷ đồng tu Lynn McGee, Ohio, Hoa Kỳ
(nguyên văn tiếng Anh)

  Sự quan trọng của con mắt thứ ba, còn gọi là mắt huệ, đã được những người tìm Chân lý và tu hành biết đến qua hằng bao thế kỷ, nhưng chỉ mới gần đây khoa học cận đại mới công nhận sự hiện hữu của mắt huệ. Thí dụ như, trong một khảo cứu gần đây của Nga Sô (http://english.pravda.ru/main/18/90/364/15560_thirdeye.html), phim chụp để trong một bao thư phản ánh sáng bắt đầu rửa ra có hình ảnh sau khi được đặt trên trán của những nhân vật thí nghiệm. Theo ông Vitaly Pravdivstev, nghiên cứu gia chính của cuộc khảo cứu: "Thử nghiệm này cho thấy một số người có khả năng phóng ra ‘hình ảnh từ não bộ’ từ một chỗ nào đó bên trong trán".

Ông Pravdivstev cho biết về sự liên hệ giữa khả năng này và trung tâm não bộ được gọi là con mắt thứ ba: "Những tập tục cổ truyền Á Ðông có thể chứng minh lý thuyết của chúng ta: họ nói rằng sự phóng xạ tỏa ra từ trung tâm năng lực của con người, khoa học bí truyền gọi trung tâm này là con mắt thứ ba".

Trong khoa động vật học, sự hiện hữu của con mắt thứ ba trong một số thú vật đã được công nhận. Khảo sát vêà các loài bò sát và chim đã cho thấy chúng có con mắt thứ ba liên quan đến tuyến tùng (pineal gland). Con mắt này trông không giống như mắt thường mà có thể cảm nhận được ánh sáng và nhiệt độ (http://www.anapsid.org/parietal.html). Thêm vào đó, các khoa học gia đã khám phá rằng tuyến tùng của con người có những cơ quan cảm nhận được ánh sáng và sản xuất chất melatonin, được tiết ra tùy theo ánh sáng mà thân thể tiếp nhận được (xin đọc Bản Tin 133, "Tuyến tùng và Melatonin" — http://godsdirectcontact.us/sm21/enews/www/133/ss.htm).

Nhưng các khoa học gia vẫn chưa xem trọng chức năng của tuyến tùng trong cơ thể con người. Dù nó cũng tương tự như con mắt thứ ba trong một số thú vật, con người không sử dụng tuyến tùng để trực tiếp cảm nhận ánh sáng. Một khám phá gần đây cho thấy mắt thường cũng có thể sản xuất được chất melatonin, làm cho vai trò của tuyến tùng trong con người càng ít quan trọng hơn nữa. Cuối cùng, khác với loài vật, con mắt thứ ba của loài người nằm sâu trong não bộ, và vị trí khác biệt này khiến cho tuyến tùng của con người dường như càng ít trọng yếu hơn. Vì theo trong luật tiến hóa, tuyến tùng có vẻ như sẽ từ từ biến mất, thay vì đóng vai trò quan trọng trong chức năng sinh tồn.

Nhưng khám phá từ những cuộc khảo cứu tương tự như của ông Vitaly Pravdivstev có thể sẽ thúc đẩy khoa học cận đại có cái nhìn mới về đề tài này. Khả năng phóng hình ảnh lên phim dường như đã biểu lộ rằng chức năng của tuyến tùng không những nhiều hơn chức năng mà các khoa học gia đã nhận biết, mà còn cho thấy cơ quan này có thể tự "nhìn thấy" và có tầm hoạt động vượt khỏi trình độ sinh tồn vật chất. Vì vậy, dù là đối với nhiều người con mắt thứ ba có vẻ như không còn hữu dụng, lý do đàng sau có thể hoàn toàn khác hẳn với những điều mà khoa học tin tưởng từ lâu. Tuyến tùng có thể chỉ cần được đánh thức, theo cách mà Sư Phụ đề cập là "nối tiếp trở lại với Thượng Ðế", để có thể hoạt động theo đúng vai trò của nó.

Một tác giả khác, nhà thần học G. de Puruker, trong thập niên 1920 đã viết về tuyến tùng và sự tiến hóa của nhân loại (http://www.theosociety.org/pasadena/man-evol/mie-16.htm) từ khía cạnh tâm linh nhiều hơn là sinh vật học:

Ngay cả hiện tại, tuyến tùng là nguồn gốc của trực giác. Khi chúng ta có một linh cảm, tuyến này nhẹ nhàng rung động; khi chúng ta có một hứng khởi hay một sự nhận biết trực giác, nó rung động mạnh hơn. Tuy nhiên sự khởi động của tuyến này khó khăn, vì cặp mắt thịt hoạt động mạnh hơn. Càng về sau, cặp mắt sẽ dần dần càng hoàn hảo hơn về chức năng, tuy nhiên chúng sẽ bớt đi tầm quan trọng, và "con mắt đầu tiên" sẽ tự nó trở lại.

Có lẽ là sự đề cập của nhà thần học de Puruker về "con mắt đầu tiên", một lần nữa công nhận sự quan trọng của nó, trùng hợp với bước tiến vào Thời đại Hoàng Kim của nhân loại. Nếu vậy, cuộc khảo cứu của Pravdivstev có thể được xem là khoa học đang xác nhận sự quan trọng thật sự của mắt huệ. Và từ đó, như Sư Phụ đã nói, mắt huệ là nơi chúng ta "đi" để tiếp xúc với Thượng Ðế bên trong, và trong những thập niên kế tiếp, tất cả chúng ta sẽ càng trân quý hơn nữa hơn sự quan trọng về việc tiếp xúc với Thượng Ðế của mình.

Tham khảo:
http://english.pravda.ru/main/18/90/364/15560_thirdeye.html
http://www.anapsid.org/parietal.html
http://godsdirectcontact.us/sm21/enews/www/133/ss.htm
http://www.theosociety.org/pasadena/man-evol/mie-16.htm