Phối hợp khoa học và viễn ảnh để tiến đến việc giải quyết vấn đề năng lượng của thế giới


Do Ban báo chí San Jose và San Francisco (nguyên văn tiếng Anh)

 

Trong quá khứ, việc đốt những nhiên liệu hóa thạch (than, dầu và khí) đã tạo nên hai vấn đề môi sinh chính cho thế giới ngày nay: sự thay đổi khí hậu do hiện tượng hâm nóng toàn cầu, và sự ô nhiễm không khí, nước và đất. Là năng lượng không thể tái tạo, nguồn nhiên liệu hóa thạch khi càng sử dụng sẽ càng giảm sút.

Tuy nhiên, một điều tốt là các nhà lãnh đạo thế giới đã thức tỉnh trước tình trạng này. Vào ngày 9 tháng 12, 2005, trong bài nói chuyện tại Hội nghị Khí hậu Liên Hiệp Quốc tại Montreal, Gia Nã Ðại, cựu tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton đã đề nghị một dự luật quan trọng cho một tương lai năng lượng sạch, qua việc sử dụng những dụng cụ tiết kiệm nhiên liệu trên thế giới, xe hỗn hợp xăng và điện, cũng như là những loại nhiên liệu sử dụng ánh sáng mặt trời và nhiên liệu sinh học.[1]

Sư Phụ từ lâu đã nói về những chất thay thế cho dầu hóa thạch. Ngày 23 tháng 2, 1992, Sư Phụ đã thuyết pháp tại Mã Lai Á với đề tài "Bắt đầu từ Thiên đàng và kết thúc tại Trái Ðất"

"Thế giới của chúng ta vẫn còn rất phong phú, rất phong phú về mọi mặt, khoáng chất và đủ loại nhiên liệu. Cho dù không có dầu xăng, chúng ta sẽ tìm được những thứ khác để chạy xe. Những chiếc dĩa bay không dùng dầu xăng...

Có nhiều loại nhiên liệu chúng ta có thể sử dụng cho những mục đích khác nhau. Ở những thế giới cao hơn, họ không cần xăng dầu như chúng ta. Quá rắc rối và quá nặng nề. Họ dùng những loại năng lượng khác, không nhất thiết là năng lượng mặt trời. Chúng ta có những loại năng lượng khác trong bầu khí quyển. Tôi nghĩ một số khoa học gia đã bắt đầu khám phá, nhưng chưa đem ra dùng".

Hiện có một vài bước đầu thực tế đang được nghiên cứu, để tìm những chất thay thế dầu hóa thạch, cũng như là thay đổi kỹ thuật để giảm bớt tổn hại và thậm chí có thể hồi phục Trái Ðất.

NĂNG SUẤT

Những kỹ thuật năng lực hữu hiệu nhắm vào việc tiết kiệm sử dụng tất cả mọi năng lực hiện có. Những dụng cụ tiết kiệm năng lượng từ lâu đã được sử dụng tại những khu vực khác trên thế giới, và hiện đang trở nên phổ biến tại Hoa Kỳ. [2]Ðồng hồ nhiệt kế và máy nấu nước nóng "theo đòi hỏi" là thí dụ điển hình. Ðồng hồ nhiệt kế tiết kiệm nguồn nhiên liệu sưởi ấm và làm lạnh, bằng cách dùng những điểm nhiệt độ có thể thay đổi trong ngày hoặc trong tuần. Máy nấu nước nóng "theo đòi hỏi" loại bỏ nhu cầu phải giữ một bình chứa nước lớn ở cùng một nhiệt độ, vì máy chỉ nấu nước khi nào cần.

KHÍ HYDRÔ

Khí hydrô thường được gọi là nhiên liệu thay thế, nhưng nó không hiện hữu trong thiên nhiên qua dạng tinh khiết (H2), cho nên khí hydrô luôn luôn cần được phát sinh từ những chất liệu khác như Metan (CH4) hoặc nước (H2O). Hydrô giống như một hệ thống giữ năng lượng, như là một bình điện thay vì một nhiên liệu thay thế thật sự.

Một số công ty đã được chánh quyền tài trợ để bắt đầu những cuộc khảo cứu nhằm phát triển khí hydrô dùng làm nhiên liệu. Thí dụ như, một công ty tại Gia Nã Ðại đang phát triển một máy phát điện dùng ánh sáng mặt trời và khí hydrô, có thể sản xuất Hydrô từ khí Metan qua một lò phản ứng nhiệt độ cao, được làm nóng bằng những tấm năng lượng mặt trời. Những chất hơi tạo ra là H2, CO2 và nước. Công ty này hiện đang khảo cứu những cách để lấy Metan từ sự tiêu hóa kỵ khí các khối sinh vật. [3]

Tế bào, hay pin nhiên liệu, chuyển hydrô và dưỡng khí trở lại thành nước và điện, hiện tại đang được phối hợp vào chương trình khảo cứu của các hãng chế tạo xe Nhật và Mỹ. Dùng pin nhiên liệu, động cơ điện thay vì động cơ chạy xăng sẽ cung cấp năng lượng để chạy xe. [4] Thêm vào đó, còn có những khảo cứu được tiến hành để nghiên cứu cách chứa khí Hydô trong dạng hóa chất ổn định như metal hydride, cuối cùng có thể dẫn đến một phương pháp an toàn và tiết kiệm để sử dụng khí hydrô phổ biến hơn.

KHỐI SINH VẬT

Khối sinh vật, hay sinh khối, than dễ cháy trong dạng thực vật sống như cây cối, là dạng năng lượng xưa nhất trên Trái Ðất. Sinh khối có nhiều điểm lợi hơn dầu hóa thạch, vì chúng bao gồm những phân tử than có sẵn trong bầu không khí địa cầu, vì vậy khi đốt lên sẽ không làm tăng nhiều thán khí để tạo nên hiện tượng hâm nóng toàn cầu. Một vài dạng mới của nhiên liệu sinh khối là dầu cặn sinh học (biodiesel), một loại dầu giống như dầu cặn, được chế tạo từ hạt thực vật; và Ethanol, làm từ đường thực vật.

Theo Hội Chuyên gia Bảo vệ người Tiêu thụ (Society for Consumer Affairs Professionals - SOCAP) tại Gia Nã Ðại, sự đo lường trong năm 1999 cho thấy năng lượng sinh khối tạo nên tại Gia Nã Ðại từ những chất thải đặc của rừng, nông nghiệp và đô thị có tỷ lệ tương đương với 27% số lượng dầu hóa thạch tiêu thụ tại Gia Nã Ðại. Thêm vào đó, các chánh quyền Âu Châu và những quốc gia khác cũng khuyến khích công dân chuyển từ dầu hóa thạch sang hầu hết là nhiên liệu sinh khối trung hòa thán khí. Bộ Năng lượng Hoa Kỳ cũng đề nghị sử dụng dầu đậu nành làm nguồn chính cho dầu cặn sinh học. Tại Mã Lai Á, dầu dừa cũng được sử dụng để sản xuất hàng ngàn tấn dầu cặn sinh học mỗi năm. Dầu cặn sinh học đặc biệt thích hợp cho những quốc gia đang phát triển, do phí tổn nhẹ khi bắt đầu và quá trình sản xuất tương đối đơn giản. vào đó, các chánh quyền Âu Châu và những quốc gia khác cũng khuyến khích công dân chuyển từ dầu hóa thạch sang hầu hết là nhiên liệu sinh khối trung hòa thán khí. Bộ Năng lượng Hoa Kỳ cũng đề nghị sử dụng dầu đậu nành làm nguồn chính cho dầu cặn sinh học. Tại Mã Lai Á, dầu dừa cũng được sử dụng để sản xuất hàng ngàn tấn dầu cặn sinh học mỗi năm. Dầu cặn sinh học đặc biệt thích hợp cho những quốc gia đang phát triển, do phí tổn nhẹ khi bắt đầu và quá trình sản xuất tương đối đơn giản.

Tại Mỹ. hầu hết xăng ethanol được chuyển thành xăng pha cồn (gasohol), một dung dịch bao gồm 10% Ethanol và 90% xăng. Quốc gia Ba-Tây rộng lớn của Nam Mỹ phần lớn đã tùy thuộc vào ethanol sản xuất từ mía trồng tại địa phương, để làm năng lượng cho hơn 2 triệu xe ô tô. Ngoài việc trung hòa thán khí, ethanol không sinh ra khói có chất benzene hoặc sufur. Ba-Tây sản xuất khoảng 16 tỷ lít (3.52 tỷ ga-lông) mỗi năm, 14,5 tỷ lít được sử dụng trong nước, với sự đòi hỏi ngày càng tăng từ nước ngoài. [5]

Phương pháp đáng khích lệ nhất để sản xuất ethanol là từ sợi cellulose hiện diện khắp nơi trên hành tinh, trong những chất thải nông nghiệp như mùn cưa, thân cây ngô, hay switchgrass (một loại cỏ miền tây Hoa Kỳ, thường dùng làm cỏ khô cho súc vật ăn). Kỹ thuật này rất dễ thực hiện. Những phương pháp chuyển từ cellulose sang ethanol hữu hiệu hơn, bằng cách dùng vi sinh vật, cũng đang được nghiên cứu. [6]



KẾT HỢP NGUYÊN TỬ

Khác với phân hạch (fission) là sự phân tách uranium hay plutonium thành những mảnh phóng xạ để tạo thành năng lượng, mục đích của sự kết hợp hạch nhân, hay kết hạch (nuclear fusion), là để tạo nên năng lượng mà không làm ô nhiễm môi sinh qua chất phóng xạ. Thay vào đó, kết hợp hạch nhân làm việc bằng cách kết hợp hai nguyên tử "hydrô nặng" (deuterium hay tritium) thành hạt nhân helium đơn giản. Nguyên tử deuterium được tách từ 1 kg nước biển (1 nguyên tử deuterium cho mỗi 7 ngàn nguyên tử hydrô) có thể tạo ra năng lượng tương đương với năng lượng của 300 lít xăng. Tuy nhiên, kết hạch là tiến trình rất khó duy trì trên trái đất, đòi hỏi những nhiệt độ và áp suất chỉ tìm được ở bên trong những vì sao. Bốn quốc gia Nga Sô, Pháp, Nhật và Trung Hoa hiện đang làm việc để phát triển một "Mặt Trời nhân tạo". Cho đến nay, các khoa học gia Nga Sô đã đạt được nhiệt độ phản ứng lên đến 100 triệu độ trong một thời gian ngắn. Gần đây, Trung Hoa đã tuyên bố hoàn thành một dự án tương tự, sử dụng những dụng cụ kết hợp siêu dẫn dựa trên từ trường cao và tia laser mạnh để nén và làm nóng nhiên liệu kết hợp. Một kỹ sư nguyên tử người Nga đã tuyên bố "những trạm nhiệt hạch sẽ là nguồn năng lượng nguyên tử tương lai, và số lượng hydrô đồng vị trong đại dương trên toàn thế giới sẽ là nhiên liệu của chúng ta".

NHỮNG GIẢI PHÁP THAY THẾ KHÁC

Những năng lượng thay thế khác đang được khảo cứu trên khắp thế giới bao gồm dưới đây:

Hệ thống tập trung năng lực mặt trời: có khả năng tập trung năng lực mặt trời gấp 5 ngàn lần. Một hãng sản xuất tuyên bố rằng những hệ thống tập trung năng lượng mặt trời có thể được sử dụng để sưởi ấm, điều hòa không khí bằng nhiệt, máy phát điện, sản xuất hydrô và những áp dụng khác. [7]

Khử Polymer bằng nhiệt: Một tiến trình không cần kỹ thuật cao, có thể dễ dàng phân hóa những chất hữu cơ thành dầu cháy và những sản phẩm phụ khác (xem Bản Tin 161).

Pin điện năng ánh sáng (Photovoltaic): Những tế bào quang điện và tấm năng lượng mặt trời ngày càng trở nên phổ biến, vì chúng có khả năng tự tạo ra điện ở bất cứ nơi nào có ánh sáng mặt trời. Nhiều khảo cứu đang được thực hiện trong việc cải tiến kỹ thuật tế bào quang điện để tạo ra điện lực hiệu quả hơn.

Ðịa nhiệt: Những vùng gần núi lửa và suối nước nóng cung cấp một phương pháp ít phổ biến nhưng hữu dụng, để giữ hơi nóng thoát ra từ lòng trái đất dùng để chạy turbine hoặc cung cấp hơi nóng trực tiếp.

Gió: Rất phổ biến tại Mỹ và Âu Châu, máy phát điện chạy bằng gió tương đối rẻ và dễ lắp ráp. Chúng có thể phát điện tại bất cứ khu vực nào có sự chuyển động không khí thường xuyên.

Năng lượng thủy triều: Khai thác lực lượng vĩ đại của đại dương để quay turbine tạo nên năng lượng, với tiềm năng sử dụng tại những khu vực địa lý, đặc biệt là những vùng gần biển.

Tất cả những kỹ thuật và khái niệm năng lượng mới này đang được phát triển tại nhiều quốc gia trên khắp thế giới. Một số được chánh quyền bảo trợ, trong khi một số khác dựa trên sự đầu tư thương mại.

Những kỹ thuật năng lượng mới thậm chí sẽ hữu hiệu hơn nếu những người trên trái đất thay đổi quan niệm và thái độ về cách sống, chuyển sang ăn chay và thực hiện những thay đổi dựa trên tình thương và lòng nhân ái. Thật ra, theo một bài báo phát hành gần đây đã nêu lên, phép ăn chay đóng góp trực tiếp cho sự tiến bộ đời sống tốt đẹp trên trái đất, vì nó sản xuất rất ít thán khí, loại khí ảnh hưởng đến hiện tượng hâm nóng toàn cầu. Ngược lại, một phép ăn dùng nhiều thịt trong nhiều khu vực của Mỹ quốc sẽ tạo thêm gần 1,5 tấn thán khí cho mỗi người trong một năm, so với phép ăn chay với cùng một số lượng calories. [8]

Là đệ tử, chúng ta nên khuyến khích nhiều người cùng tham gia tu hành, để họ tự động trở nên quan tâm, nhạy cảm và biết bảo vệ môi trường. Như Sư Phụ khai thị trong bài thuyết pháp của Ngài: "Chúng ta đang theo kịp thiên đàng" [Bản Tin 138]:

Những khoa học gia hiện đang được sinh ra trên hành tinh này, đem theo những ký ức quý giá của họ. Cho nên họ có thể biến hành tinh của chúng ta thành môi trường tốt đẹp hơn để sinh sống, về phương diện đời sống vật chất.

Bởi vì tần số chấn động lực của hành tinh đã được nâng lên trình độ cao hơn, những khoa học gia cao đẳng từ những hành tinh cao có thể đầu thai vào thế giới của chúng ta trong cách ít đau khổ hơn, không bị mất đi nhiều ký ức từ nơi họ đến. Và do đó chúng ta có những tiến bộ tuyệt diệu về kỹ thuật ngày nay, nhờ vào quý vị.

"Do đó, chúng ta nên tiếp tục tu hành. Dù rằng không phải là khoa học gia hay thiên tài về máy tính hay giống vậy, nhưng nếu chúng ta thiền tinh tấn để thanh tịnh hóa chính mình và từ trường của mình, môi trường chung quanh, chúng ta cũng gián tiếp đóng góp cho sự tiến bộ của hành tinh".

Những vị thánh khoa học gia đã hiện diện trong thế giới, để giúp chúng ta bước vào một thời đại năng lượng mới. Chúng ta vẫn còn phải đi rất xa, từ kỹ thuật hiện tại đến kỹ thuật cao cấp để khám phá năng lực trực tiếp từ bầu không khí. Tuy nhiên, kỹ thuật có thể giúp cải thiện thế giới nếu những công dân của thế giới có tiêu chuẩn đạo đức và ý thức tâm linh cao. Trong thời gian này, chúng ta nên nâng cao tư tưởng đạo đức và tịnh hóa hành vi của mình:

"Chúng ta có thể cố gắng hướng dẫn người khác: ít nhất là thành thật, làm việc siêng năng, tự nương tựa vào chính mình để tìm trí huệ của mình. Do đó, dù làm việc nhỏ nhoi gì chăng nữa, họ cũng làm bằng trái tim và tâm thành. Ngay cả nếu họ không thể làm việc, ít nhất họ trung thực với xã hội. Họ không lừa gạt ai, không làm phiền nhiễu ai. Họ kiên nhẫn và phụng sự. Hoặc tối thiểu là họ không gây rắc rối. Họ sẽ không ganh tỵ hay kêu gọi mọi người phá hoại sự thành công của kẻ khác trong khoa học hay bất cứ ngành nghề gì mà họ làm". (Thanh Hải Vô Thượng Sư khai thị, Mã Lai Á, ngày 23 tháng 2, 1992, (nguyên văn tiếng Anh).



Giới thiệu trang này đến bạn